ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2022-2023
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Lĩnh vực nghiên cứu nào sao đây là của Vật lí.
A. Nghiên cứu về sự thay đổi của các chất khí kết hợp với nhau.
B. Nghiên cứu sự phát minh và phát triển của các vi khuẩn.
C. Nghiên cứu về các dạng chuyển động và các dạng năng lượng khác nhau.
D. Nghiên cứu về sự hình thành và phát triển của các tầng lớp giai cấp trong xã hội.
Câu 2. Năm 1600, sự kiện nổi bật vật lí nào được diễn ra?
A. Galilei làm thí nghiệm tại tháp nghiêng Pisa.
B. Newton công bố các nguyên lí Toán học của triết học tự nhiên.
C. Juole tìm ra nhiệt động lực học.
D. Faraday tìm tìm ra hiện tượng cảm ứng diện từ.
Câu 3. Thành tựu nghiên cứu nào sau đây của Vật lí được coi là có vai trò quan trọng trong việc mở
đầu cho cuộc cách mạng công nghệ lần thứ nhất?
A. Nghiên cứu về lực vạn vật hấp dẫn.
B. Nghiên cứu về nhiệt động lực học.
C. Nghiên cứu về cảm ứng điện từ.
D. Nghiên cứu về thuyết tương đối.
Câu 4. Quy tắc nào sau đây không phải là quy tắc an toàn trong phòng thực hành?
A. Đọc kĩ hướng dẫn sử dụng thiết bị và quan sát các chỉ dẫn, các kí hiệu trên các thiết bị thí
nghiệm.
B. Khi vào phòng thí nghiệm là thực hiện luôn thí nghiệm.
C. Tắt công tắc nguồn thiết bị điện trước khi cắm hoặc tháo thiết bị điện.
D. Phải bố trí dây điện gọn gang, không bị vướng khi qua lại.
Câu 5. Khi phát hiện người bị điện giật, ta phải làm gì đầu tiên?
A. Gọi cấp cứu.
B. Gọi người đến sơ cứu.
C. Ngắt nguồn điện.
D. Đưa người bị điện giật ra khỏi khu vực có điện.
Câu 6. Có bao nhiêu loại sai số của phép đo?
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 7. Sử dụng dụng cụ đo để đọc kết quả là phép đo
A. trực tiếp.
B. gián tiếp.
C. đồ thị.
D. thực nghiệm.
Câu 8. Để xác định thời gian đi của bạn A trong quãng đường 100m, người ta sử dụng đồng hồ bấm
giây, ta có bảng số liệu dưới đây:
Lần đo
1
2
3
Thời gian (s)
35,20
36,15
35,75
Coi tốc độ đi không đổi trong suốt quá trình chuyển động, sai số trong phép đo này là bao nhiêu?
A. 0,30s.
B. 0,31s.
C. 0,32s.
D. 0,32s.
Câu 9. Đối với một vật chuyển động, đặc điểm nào sau đây chỉ là của quãng đường đi được, không
phải của độ dịch chuyển?
A. Có phương chiều xác định.
B. Có đơn vị đo là mét.
C. Không thể có độ lớn bằng 0.
D. Có thể có độ lớn bằng 0.
Câu 10. Độ dịch chuyển là?
A. Đại lượng cho biết độ dài của vật.
B. Đại lượng vừa cho biết độ dài vừa cho biết hướng của sự thay đổi vị trí của vật.
C. Đại lượng cho biết hướng của sự thay đổi vị trí của vật.
D. Là đại lượng vô hướng.