TUẦN 4
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
MÔN: TOÁN
CHỦ ĐỀ 1:ÔN TẬP LỚP 1.PHÉP CỘNG, PHÉP TRỪ ( CÓ NHỚ ) TRONG
PHẠM VI 20
Bài 11: LUYỆN TẬP( TIẾT 2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: Sau bài học , giúp HS hình thành các năng lực và phẩm
chất sau đây:
1.
Năng lực đặc thù:
- Thực hành cộng (có nhớ) trong phạm vi 20 theo cách “đếm thêm” và “làm cho
tròn 10”.
- Vận dụng giải quyết một số vấn đề thực tế liên quan đến phép cộng có nhớ trong
phạm vi 20.
- Nêu được nhận xét trực quan về “Tính chất giao hoán của phép cộng”
2.
Năng lực chung:
Thông qua việc thực hành cộng (có nhớ) trong phạm vi 20 theo cách “đếm thêm”
và “làm cho tròn 10”, nhận biết trực quan về “Tính chất giao hoán của phép cộng”,
vận dụng các phép tính đã học giải quyết một số vấn đề thực tế, HS có cơ hội được
phát triển NL tư duy và lập luận toán học, NL giải quyết vấn đề toán học.
3.Phẩm chất: Thông qua việc vận dụng các phép tính đã học vào giải quyết một sô
tình huống gắn với thực tế và hoạt động chia sẻ, trao đổi, đặt câu hỏi, HS có cơ hội
phát triển NL giao tiếp toán học, NL giải quyết vấn đề toán học.
- Phát triển phẩm chất chăm chỉ, đồng thời giáo dục HS tình yêu với Toán học, tích
cực, hăng hái tham gia các nhiệm vụ học tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1.Phương pháp và kĩ thuật dạy học
-Phương pháp: quan sát, hỏi – đáp, luyện tập- thực hành, thảo luận nhóm.
-Kĩ thuật: đặt câu hỏi, chia nhóm
2.Phương tiện và công cụ dạy học
-Giáo viên: Máy tính, máy chiếu, bảng phụ
-Học sinh: SGK, vở, đồ dùng học tập,…
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Hoạt động mở đầu-Khởi động