Bài 21: KHÁI QUÁT VỀ NHÓM HALOGEN
Thời lượng 4 tiết
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Trình bày được:
- Trạng thái tự nhiên; cấu tạo nguyên tử, phân tử của nhóm halogen.
- Tính chất vật lý và tính chất hóa học của nhóm halogen.
- Điều chế chlorine.
2. Mục tiêu cụ thể
Phát triển năng lực hóa học cho học sinh, bao gồm các thành phần năng lực sau:
Năng lực hoá học
Nhận
thức
hoá
học
- Biết được nhóm Halogen gồm những nguyên tố nào và chúng ở vị trí nào trong
bảng HTTH.
-
Nêu
được
trạng
thái
tự
nhiên
của
các
nguyên
tố
halogen.
-
Mô tả được trạng thái, màu sắc, nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi của các đơn
chất
halogen.
- Giải thích được xu hướng phản ứng của các đơn chất halogen với hydrogen
theo khả năng hoạt động của halogen và năng lượng liên kết H–X (điều kiện
phản ứng, hiện tượng phản ứng và hỗn hợp chất có trong bình phản ứng).
- Viết được phương trình hoá học của phản ứng tự oxi hoá – khử của chlorine
trong phản ứng với dung dịch sodium hydroxide ở nhiệt độ thường và khi đun
nóng; ứng dụng của phản ứng này trong sản xuất chất tẩy rửa.
- Thực hiện được (hoặc quan sát video) một số thí nghiệm chứng minh tính oxi
hoá mạnh của các halogen và so sánh tính oxi hoá giữa chúng (thí nghiệm tính
tẩy màu của khí chlorine ẩm; thí nghiệm nước chlorine, nước bromine tương tác
với các dung dịch sodium chloride, sodium bromide, sodium iodide).
Tìm hiểu thế giới
tự nhiên dưới góc
độ hoá học
-Được thực hiện thông qua các hoạt động thảo luận, quan sát, tìm tòi, … để tìm
hiểu về tính chất vật lí và hóa học của đơn chất và hợp chất halogen.
Vận
dụng
kiến
thức, kĩ năng
- Giải thích một số hiện tượng thực tiễn có liên quan đến ứng dụng như sử dụng
nước javen an toàn…
- Giải thích tính oxi hóa mạnh của các halogen dựa trên cấu hình electron nguyên
tử của chúng.
- Vì sao nguyên tử Flo chỉ có số oxi hóa -1, trong khi nguyên tử các nguyên tố
halogen còn lại, ngoài số oxi hóa -1 còn có các số oxi hóa +1, +3, +5, +7.
Phẩm chất chủ yếu
Chăm chỉ
- Tích cực tìm tòi và sáng tạo trong học tập, có ý chí vượt qua khó khăn để hoàn
thành nhiệm vụ học tập
Trách nhiệm
- Tích cực, tự giác, nghiêm túc rèn luyện.
Trung thực
-
Báo cáo đúng kết quả thảo luận, thực hành thí nghiệm.
Năng lực chung
-
Góp phần phát triển cho HS năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực tự chủ và tự học, năng lực tìm
hiểu KHTN (năng lực thực nghiệm) thông qua việc tổ chức dạy học hợp tác theo nhóm, phương pháp
trực quan, đàm thoại, năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Phương pháp dạy học: Phương pháp dạy học nhóm, dạy học nêu vấn đề.
2. Các kĩ thuật dạy học
- Phương pháp dạy học hợp tác (kĩ thuật khăn trải bàn, kĩ thuật mảnh ghép, thảo luận góc).
1