CHỦ ĐỀ 4: ĐA DẠNG THẾ GIỚI SỐNG
BÀI 14: PHÂN LOẠI THẾ GIỚI SỐNG
Môn học: KHTN - Lớp: 6
Thời gian thực hiện: 02 tiết
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Nêu được sự cần thiết của việc phân loại thế giới sống
- Dựa vào sơ đồ, nhận biết được 5 giới của thế giới sống. Lấy được ví dụ cho mỗi giới.
- Dựa vào sơ đồ, phân biệt được các nhóm theo trật tự: loài, chi, họ, bộ, lớp, ngành, giới.
- Lấy được ví dụ chứng minh sự đa dạng về số lượng loài và môi trường sống của sinh
vật.
- Nhận biết được tên địa phương và tên khoa học của sinh vật.
2. Năng lực
2.1. Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát hình
ảnh để tìm hiểu về các giới sinh vật.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm về đặc điểm các giới sinh vật, các
bậc phân loại từ thấp đến cao.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Đánh giá được mức độ đa dạng của một số
môi trường sống của sinh vật.
2.2. Năng lực khoa học tự nhiên
- Năng lực nhận thức sinh học: Nêu được sự cần thiết của việc phân loại thế giới
sống; nhận biết được 5 giới của thế giới sống. Lấy được ví dụ cho mỗi giới; phân biệt
được các nhóm theo trật tự: loài, chi, họ, bộ, lớp, ngành, giới.
- Năng lực tìm hiểu tự nhiên: Tìm hiểu các loài sinh vật trong một số môi trường
sống tự nhiên.
- Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Phân biệt được tên khoa học, tên địa
phương. Nhận thức về các bậc phân loại, từ đó xác định được các loài có họ hàng thân
thuộc hay không thân thuộc.
3. Phẩm chất
Thông qua thực hiện bài học sẽ tạo điều kiện để học sinh:
- Chăm chỉ, chịu khó trong việc quan sát các sinh vật thuộc các giới khác nhau.
- Trung thực, cẩn thận trong sự quan sát các đặc điểm cấu tạo của sinh vật, quan sát
môi trường sống của sinh vật.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
- Hình ảnh người cổ đại, người hiện đại
- Hình ảnh năm giới sinh vật và một số sinh vật của 5 giới
- Bảng tên sinh vật 5 giới
- Sơ đồ bậc phân loại từ thấp đến cao.
- Hình ảnh một số môi trường sống của sinh vật.- Bảng mức độ đa dạng số lượng
loài ở các môi trường sống khác nhau.