BÀI 7: XU HƯỚNG BIẾN ĐỔI THÀNH PHẦN VÀ MỘT SỐ TÍNH CHẤT CỦA HỢP
CHẤT TRONG MỘT CHU KÌ.
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Học sinh đạt được các yêu cầu sau:
- Nhận xét được xu hướng biến đổi thành phần và tính chất acid/base của các oxide và các
hydroxide theo chu kì. Viết được phương trình hoá học minh hoạ.
- Giải bài tập hóa học có liên quan.
2. Năng lực :
* Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học: Kĩ năng tìm kiếm thông tin trong SGK, quan sát, phân tích và đọc hiểu
bảng biểu (Bảng 7.1 và 7.2) để nhận xét được xu hướng biến đổi thành phần và tính chất acid/base
của các oxide và các hydroxide theo chu kì.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Làm việc, tương tác nhóm tìm hiểu về xu hướng biến đổi thành
phần và tính chất acid/base của các oxide và các hydroxide theo chu kì. Hỗ trợ nhau trong việc bố
trí, tiến hành thí nghiệm.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Viết được phương trình hoá học minh hoạ. Từ đó, HS giải
thích được và rút ra được sự biến đổi thành phần và tính chất acid/base của các oxide và các
hydroxide theo chu kì.
* Năng lực hóa học:
a. Nhận thức hoá học: Học sinh đạt được các yêu cầu sau:
Trình bày được: “Trong một chu kì, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, tính base của các
oxide và các hydroxide tương ứng giàm dần, đồng thời tính acid của chúng tăng dần”.
- So sánh được tính chất acid/base của các oxide và các hydroxide dựa vào vị trí của nguyên tố tạo
nên chúng trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.
b. Tìm hiểu tự nhiên dưới góc độ hóa học được thực hiện thông qua các hoạt động: Thảo luận, quan
sát 2 thí nghiệm: Phản ứng của Na
2
O; MgO; P
2
O
5
với nước; Phản ứng của sodium carbonate với
dung dịch nitric acid loãng.
c. Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải thích được một số vấn đề thực tế (vôi bột tan nhiều
trong nước còn sắt gỉ thì không tan; đất chua có thể bón vôi giảm độ chua; me sấu ngâm đường cần
xả nước vôi để bớt chua,…)
3. Phẩm chất
- Say mê, hứng thú, tự chủ trong học tập; trung thực; yêu khoa học.
- Biết cách đảm bảo an toàn khi thí nghiệm.
- Biết các ứng dụng của halogen trong cuộc sống.
- HS có trách nhiệm trong việc hoạt động nhóm, hoàn thành các nội dung được giao.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên (GV)
- Làm các slide trình chiếu, giáo án.
- Máy tính, trình chiếu Powerpoint.
- Phiếu học tập, nhiệm vụ cho các nhóm.
- Hóa chất (nếu có): Na
2
O; MgO; P
2
O
5
; Na
2
CO
3
; dd acid HNO
3
loãng; nước cất; quỳ tím.
- Bảng 7.1 và 7.2 phóng to (khổ A3 hoặc A0). Video thí nghiệm.
2. Học sinh (HS)