Họ và tên GV: Hà Như Huệ + Lành Thị Giang
BÀI 6: XU HƯỚNG BIẾN ĐỔI MỘT SỐ TÍNH CHẤT CỦA NGUYÊN TỬ
CÁC NGUYÊN TỐ TRONG MỘT CHU KÌ VÀ TRONG MỘT NHÓM
(Thời lượng: 02 tiết)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
– Giải thích được xu hướng biến đổi bán kính nguyên tử trong một chu kì, trong một nhóm
(nhóm A) (dựa theo lực hút tĩnh điện của hạt nhân với electron ngoài cùng và dựa theo số lớp
electron tăng trong một nhóm theo chiều từ trên xuống dưới).
– Nhận xét và giải thích được xu hướng biến đổi độ âm điện và tính kim loại, phi kim của
nguyên tử các nguyên tố trong một chu kì, trong một nhóm (nhóm A).
2. Năng lực:
2.1. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học: Kĩ năng tìm kiếm thông tin trong SGK, quan sát bảng 6.1,6.2,
6.3, 6.4 nhận xét dược xu hướng biến đổi độ âm điện và tính kim loại, phi kim của nguyên tử
các nguyên tố trong một chu kì, trong một nhóm (nhóm A).
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Làm việc nhóm tìm hiểu về cấu hình electron nguyên tử, bán
kính nguyên tử, độ âm điện, tính kim loại và tính phi kim.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: So sánh và giải thích được xu hướng biến đổi một
số tính chất của các nguyên tố theo vị trí của chúng trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa
học.
2.2. Năng lực hóa học
a. Nhận thức hoá học
– Giải thích được xu hướng biến đổi bán kính nguyên tử trong một chu kì, trong một nhóm
(nhóm A) (dựa theo lực hút tĩnh điện của hạt nhân với electron ngoài cùng và dựa theo số lớp
electron tăng trong một nhóm theo chiều từ trên xuống dưới).
– Nhận xét và giải thích được xu hướng biến đổi độ âm điện và tính kim loại, phi kim của
nguyên tử các nguyên tố trong một chu kì, trong một nhóm (nhóm A).
b. Tìm hiểu tự nhiên dưới góc độ hóa học: Được thực hiện thông qua các hoạt động: Thảo
luận, thực hiện, quan sát thí nghiệm: So sánh tính kim loại của Sodium và Magnesium, so sánh
tính phi kim của Chlorine và Iodine.
c. Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải thích được: Tại sao các nguyên tố nhóm IA có
tính kim loại mạnh, nhóm VIIA là phi kim mạnh.
3. Phẩm chất
- Chăm chỉ, tự tìm tòi thông tin trong SGK về nhiệm vụ được giao.
- HS có trách nhiệm trong việc hoạt động nhóm, hoàn thành các nội dung được giao.
- Trung thực khi báo cáo kết quả thí nghiệm
- Yêu nước: Sử dụng lượng hóa chất vừa đủ, không lãng phí và gây ô nhiễm môi nguồn
nước.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
- Dụng cụ, hóa chất tiến hành thí nghiệm so sánh tính kim loại của Sodium và Magnesium.
- Video thí nghiệm so sánh tính phi kim của Chlorine và Iodine:
https://youtu.be/J0ltXpQDMSQ