BÀI 19. TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Trình bày được khái niệm tốc độ phản ứng hóa học và cách tính tốc độ trung bình của phản
ứng.
- Viết được biểu thức tốc độ của phản ứng theo hằng số tốc độ phản ứng và nồng độ (còn gọi là
định luật tác dụng khối lượng, chỉ đúng cho phản ứng đơn giản nên không tùy ý áp dụng cho
mọi phản ứng). Từ đó nêu được ý nghĩa hằng số tốc độ phản ứng.
- Thực hiện được một số thí nghiệm nghiên cứu và giải thích được các yếu tố ảnh hưởng tới tốc
độ phản ứng (nồng độ, nhiệt độ, áp suất, diện tích bề mặt, chất xúc tác).
- Nêu được ý nghĩa của hệ số nhiệt độ Van’t Hoff.
- Vận dụng được kiến thức tốc độ phản ứng hóa học vào việc giải thích một số vấn đề trong
cuộc sống và sản xuất.
2. Năng lực:
* Năng lực chung:
a) Năng lực tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực tìm hiểu về nhiệt động học của phản ứng, ý
nghĩa và tìm hiểu ứng dụng của các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng trong đời sống, sản
xuất.
b) Năng lực giao tiếp và hợp tác: Sử dụng ngôn ngữ khoa học để diễn đạt về các yếu tố ảnh
hưởng đến tốc độ phản ứng; Hoạt động nhóm và cặp đôi hiệu quả theo đúng yêu cầu của GV,
đảm bảo các thành viên trong nhóm đều được tham gia và trình bày báo cáo; Tham gia tích cực
hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân.
c) Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thảo luận với các thành viên trong nhóm, liên hệ thực tiễn
nhằm giải quyết các vấn đề bài học trong cuộc sống.
* Năng lực hóa học:
a) Nhận thức hóa học:
- Trình bày được khái niệm tốc độ phản ứng hóa học và cách tính tốc độ trung bình của phản
ứng.
- Viết được biểu thức tốc độ phản ứng theo hằng số tốc độ phản ứng và nồng độ chỉ đúng cho
phản ứng đơn giản.