Ngày soạn :
Bài 12 : Liên kết cộng hóa trị
I.
MỤC TIÊU .
1.
Về kiến thức
-
Trình bày được khái niệm và lấy được ví dụ về liên kết cộng hóa trị (liên kết đơn, đôi,
ba) khi áp dụng quy tắc octet.
-
Viết được công thức Lewis của một số chất đơn giản .
-
Trình bày được khái niệm phản ứng cho – nhận .
-
Phân biệt được các loại liên kết (cộng hóa trị không phân cực, phân cực, liên kết ion)
dựa theo độ âm điện.
-
Giải thích được sự hình thành liên kết
σ
và liên kết
π
qua sự xen phủ AO.
-
Trình bày được khái niệm năng lượng liên kết( cộng hóa trị ).
-
Lắp ráp được mô hình một số phân tử có liên kết cộng hóa trị
2.Về năng lực.
* Năng lực chung .
- Năng lực tự chủ và tự học:
Kĩ năng tìm kiếm thông tin trong SGK, quan sát hình
ảnh, video, tự nghiên cứu sgk hoàn thành các phiếu học tập mà GV đã giao
cho HS về nhà chuẩn bị trước.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác : HS cùng làm việc nhóm hình thành khái
niệm liên kết cộng hóa trị, liên kết cho – nhận, viết công thức lewis một số
chất đơn giản.
* Năng lực hóa học:
a. Nhận thức hoá học: Học sinh đạt được các yêu cầu sau:
- Viết được công thức electron, công thức cấu tạo, công thức Lewis một số chất đơn giản.
- Dự đoán được kiểu liên kết hoá học có thể có trong phân tử gồm 2 nguyên tử khi biết hiệu độ
âm điện của chúng.
- Lắp ráp được mô hình một số phân tử có liên kết cộng hóa trị.
b. Tìm hiểu thế giới quan dưới góc độ hóa học được thực hiện thông qua
các hoạt động:
- Thảo luận ,quan sát video thí nhiệm , mô hình tranh ảnh để giải thích
được sự hình thành liên kết
σ
và liên kết
π
qua sự xen phủ AO, lắp ráp mô hình một số
phân tử có liên kết cộng hóa trị.
c. Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải thích được một số tính chất
của hợp chất cộng hóa trị như vì sao phân tử CO
2
có cấu tạo thẳng không
phân cực ,phân tử
Nitrogen trơ về mặt hóa học ở điều kiện thường và khá bền .
3. Phẩm chất:
Góp phần hình thành và phát triển phẩm chất chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
II.
THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
-
Một số tư liệu về tính chất hợp chất cộng hóa trị, sự xen phủ orbital nguyên tử ( SGV,
internet…)
-
Tranh ảnh và các video liên quan đến liên kết cộng hóa trị và sự xen phủ orbital nguyên
tử.
-
Phiếu học tập, giáo án, sách giáo khoa, máy tính, máy chiếu .
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
1.
Hoạt động 1: Trải nghiệm kết nối
a.
Mục tiêu
-
Dựa vào kiến thức cũ dẫn dắt HS vào bài liên kết cộng hóa trị .