BÀI 5: CẤU TẠO CỦA BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Nêu được lịch sử phát minh định luật tuần hoàn và bảng tuần hoàn các nguyên tố
hóa học.
- Mô tả được cấu tạo của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học và nêu được các khái
niệm liên quan ( ô, nhóm, chuy kỳ).
- Nêu được nguyên tắc sắp xếp của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học (dựa theo
cấu hình electron)
- Phân loại được nguyên tố (dựa theo cấu hình electron: nguyên tố s, p, d, f; dựa theo
tính chất hóa học: kim loại, phi kim, khí hiếm)
2. Năng lực:
* Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học: Kĩ năng tìm kiếm thông tin trong SGK, quan sát hình
ảnh, video để tìm hiểu về cấu tạo bảng tuần hoàn và nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Làm việc nhóm tìm hiểu về lịch sử tìm ra bảng tuần
hoàn các nguyên tố hóa học, cấu tạo của bảng, đặc điểm của ô, chu kỳ, nhóm nguyên
tố
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Dựa vào bảng tuần hoàn phân loại được
nguyên tố theo cấu hình electron, theo tính chất hóa học.
* Năng lực hóa học:
a. Nhận thức hoá học: Học sinh đạt được các yêu cầu sau:
- Nêu được lịch sử phát minh định luật tuần hoàn và bảng tuần hoàn các nguyên tố
hóa học.
- Mô tả được cấu tạo của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học và nêu được các khái
niệm liên quan (ô, nhóm, chuy kỳ).
- Nêu được nguyên tắc sắp xếp của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học (dựa theo
cấu hình electron)
b. Tìm hiểu tự nhiên dưới góc độ hóa học được thực hiện thông qua các hoạt động:
Phân loại được nguyên tố (dựa theo cấu hình electron: nguyên tố s, p, d, f; dựa theo
tính chất hóa học: kim loại, phi kim, khí hiếm)
c. Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải thích được Từ cấu hình electron
nguyên tử xác định được vị trí các nguyên tố hóa học trong bảng tuần hoàn và phân
loại được nguyên tố s, p, d, f hoặc kim loại, phi kim hay khí hiếm
3. Phẩm chất:
- Chăm chỉ, tự tìm tòi thông tin trong SGK, thông tin tham khảo về lịch sử tìm ra
bảng tuần hoàn, cấu tạo bảng tuần hoàn và phân loại nguyên tố dựa vào vị trí, cấu hình
electeon nguyên tử.
- Noi gương phẩm chất tự học, tự tìm hiểu, sáng tạo của các nhà bác học.