Ngày soạn:
BÀI 5. BIỆN PHÁP CẢI TẠO, SỬ DỤNG
VÀ BẢO VỆ ĐẤT TRỔNG
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Về kiến thức:
Học xong bài này, HS cần đạt được:
- Giải thích được cơ sở khoa học của các biện pháp cải tạo, sử dụng, bảo vệ đất trồng
- Vận dụng được kiến thức sử dụng đất trồng vào thực tiễn
- Xác định được độ mặn, độ chua của đất
2. Về năng lực:
* Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học: HS tự đọc SGK để học tìm hiểu bài biện pháp cải tạo, sử dụng và
bảo vệ đất trồng
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: HS tự phân công các công việc trong nhóm, tự tin trình bày các
phần trong bài biện pháp cải tạo, sử dụng và bảo vệ đất trồng
* Năng lực đặc thù:
- Sử dụng công nghệ: Thực hiện được một số công đoạn trong quy trình cải tạo và sử dụng đất
trồng
- Đánh giá công nghệ: Đề xuất được tiêu chí chính cho việc lựa chọn, sử dụng đất trồng
3. Phẩm chất:
- Có ý thức tích bảo vệ, cải tạo đất trồng.
- Hứng thú với môn học công nghệ
- Chăm chỉ học tập, có ý thức trách nhiệm trong hoạt động nhóm
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Máy tính, máy chiếu
- Giấy A0, bút dạ, nam châm
2. Chuẩn bị của học sinh
- Nghiên cứu tài liệu.
- Thực hiện theo phân công giáo viên và nhóm.
- Bảng phụ, SGK, Sưu tầm một số mẫu đất mặn và đất phèn.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
* Kiểm tra bài cũ : không
Hoạt động 1. Khởi động (10 phút)
1) Mục đích
- Tạo tâm thế vui vẻ, thoải mái cho học sinh.
- Bộc lộ những hiểu biết, quan niệm sẵn có của học sinh, tạo mối liên tưởng giữa kiến thức đã
có với kiến thức mới cần sẽ lĩnh hội trong bài học mới.
- Giúp học sinh huy động những kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm của bản thân có liên quan đến
bài học mới, kích thích sự tò mò, mong muốn tìm hiểu bài học mới.