CHUYÊN ĐỀ 2: TRÁI ĐẤT VÀ BẦU TRỜI
TIẾT:
BÀI 6: NHẬT THỰC, NGUYỆT THỰC, THỦY TRIỀU
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Dùng ảnh (hoặc tài liệu đa phương tiện), thảo luận để giải thích được một cách sơ lược và định
tính các hiện tượng: nhật thực, nguyệt thực, thuỷ triều.
2. Năng lực
a. Năng lực chung
- Năng lực tự học:
+ Chủ động nghiên cứu, tìm tòi để lĩnh hội được kiến thức và biết liên hệ thực tế các vấn đề liên
quan đến nhật thực,nguyệt thực,thủy triều.
+ Có tinh thần xây dựng bài, làm việc nhóm.
- Năng lực giải quyết vấn đề: Nhận biết và phân biệt rõ ràng hai hiện tượng nhật thực, nguyệt
thực từ đó áp dụng vào giải thích các hiện tượng trong thực tế.
b Năng lực đặc thù môn học
- Giải thích được các hiện tượng nhật thực, nguyệt thực, thủy triều
3. Phảm chất
- Chăm chỉ, trung thực.
- Tự chủ trong việc nghiên cứu và tiếp thu kiến thức.
- Có tinh thần trách nhiệm trong học tập và thực hành.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên
- SGK, SGV, Giáo án.
- Hình ảnh, video về nhật thực, nguyệt thực, thủy triều.
- Mô hình Mặt trời, mặt trăng, trái đất
- Các hình ảnh sử dụng trong bài học.
- Máy chiếu
2. Học sinh
- SGK, vở ghi, giấy nháp, bút, thước kẻ.
- Giấy A0, bút màu, bút dạ
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động 1: Mở đầu (thời gian….)
a. Mục tiêu
- Khơi gợi sự tò mò của học sinh về các hiện tượng trong tự nhiên: nhật thực, nguyệt thực, thủy
triều.
b. Nội dung
- Chiếu hình ảnh về nhật thực, nguyệt thực,thủy triều và yêu cầu học sinh nêu tên các hiện
tượng.Từ đây nêu câu hỏi bài học:Bản chất và thời điểm xảy ra các hiện tượng này như thế
nào,chúng ta có dự đoán được không?
c. Sản phẩm
- Câu trả lời của học sinh
d. Tổ chức thực hiện