BÀI 4: VĂN BẢN THÔNG TIN
Môn học: NGỮ VĂN; Lớp: 10
Thời gian thực hiện: 11 tiết
I. MỤC TIÊU
1. Về năng lực
1.1. Năng lực ngôn ngữ
- Nhận biết được một số dạng văn bản thông tin tổng hợp. Phân tích, đánh giá
được cách đặt nhan đề và mục đích của người viết, cách đưa tin và quan điểm của
người viết bản tin, sự kết hợp giữa các phương tiện giao tiếp trong việc thể hiện thông
tin. Nêu được ý nghĩa của văn bản thông tin đối với bản thân.
- Nhận biết và sử dụng được cách trích dẫn, chú thích trong văn bản; phân tích
được vai trò của một số phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ: hình ảnh, số liệu, biểu đồ,
sơ đồ,... trong văn bản.
- Viết được bản nội quy hoặc hướng dẫn nơi công cộng, bài luận về bản thân.
- Biết thuyết trình và thảo luận về một địa chỉ văn hoá.
1.2. Năng lực chung
Bài học góp phần phát triển các năng lực chung
- Tự chủ và tự học
(Chủ động trong cuộc sống, tự tin vào bản thân, bình thản trước
khó khăn; có ý thức tự rèn luyện, tự bồi dưỡng và phấn đấu vươn lên, có hành xử đúng đắn;
ý thức được giá trị của bản thân, ý nghĩa của cuộc sống.)
- Giao tiếp và hợp tác
(Biết lựa chọn nội dung, kiểu loại văn bản, ngôn ngữ và các
phương tiện giao tiếp phù hợp với ngữ cảnh và đối tượng giao tiếp; biết sử dụng ngôn ngữ
kết hợp với các loại phương tiện phi ngôn ngữ để trình bày thuyết phục một vấn đề, một ý
tưởng; tự tin, chủ động trong giao tiếp.)
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo
(Biết phân tích, đánh giá vấn đề; hình thành kết nối
các ý tưởng; có tư duy phản biện.)
2. Về phẩm chất
Trân trọng, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc
Thể hiện được thái độ, hành vi sống tích cực, tiến bộ.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Thiết bị: Máy chiếu, máy tính, Giấy A0 hoặc bảng phụ để HS làm việc
nhóm, Phiếu học tập,...
2. Học liệu: SGK Ngữ văn 10, CD, tập 1; sách bài tập Ngữ văn 10, tập 1; sách
tham khảo “Văn bản Ngữ văn 10”.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
GV Vũ Thanh Nhàn Trường THPT Hưng Nhân, Hưng Hà, Thái Bình