Giáo án Ngữ văn 10 - Cánh diều - Bộ 2 - BÀI 1- THẦN THOẠI SỬ THI-ĐẦY ĐỦ.docx

Không thẻ bỏ qua các nhóm để nhận nhiều tài liệu hay 1. Ngữ văn THPT 2. Giáo viên tiếng anh THCS 3. Giáo viên lịch sử 4. Giáo viên hóa học 5. Giáo viên Toán THCS 6. Giáo viên tiểu học 7. Giáo viên ngữ văn THCS 8. Giáo viên tiếng anh tiểu học 9. Giáo viên vật lí CLB HSG Hà Nội xin giới thiệu Giáo án Ngữ văn 10 - Cánh diều - Bộ 2. Giáo án Ngữ văn 10 - Cánh diều - Bộ 2 là tài liệu hay và quý giúp các thầy cô tham khảo trong quá trình dạy ôn thi môn Ngữ văn lớp 10. Hãy tải ngay Giáo án Ngữ văn 10 - Cánh diều - Bộ 2. Baigiangxanh nơi luôn cập nhật các kiến thức mới nhất. Chúc các bạn thành công !!!!!!!Xem trọn bộ Giáo án Ngữ văn 10 - Cánh diều - Bộ 2. Để tải trọn bộ chỉ với 50k hoặc 200K để sử dụng toàn bộ kho tài liệu, vui lòng liên hệ qua Zalo 0388202311 hoặc Fb: Hương Trần.

Spinning

Đang tải tài liệu...

BÀI 1: THẦN THOẠI VÀ SỬ THI

I. Mục tiêu bài học:

1. Về kiến thức:

Giúp HS xác định và vận dụng được các kiến thức sau vào các hoạt động đọc, viết,

nói và nghe:

– Khái niệm thần thoại và sử thi.

– Không gian, thời gian, cốt truyện, nhân vật, lời người kể chuyện và lời nhân vật.

– Quy định dùng từ trong câu và văn bản.

– Đặc điểm của văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội (Nghị luận về một hiện

tượng đời sống hoặc một vấn đề đặt ra từ tác phẩm văn học).

2. Về năng lực

a. Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn

đề và sáng tạo.

b. Năng lực đặc thù

- Năng lực ngôn ngữ và Năng lực văn học được thể hiện qua các kĩ năng đọc, viết,

nói và nghe:

+ Phân tích và đánh giá được một số yếu tố về nội dung (đề tài, chủ đề, thông điệp,

…) và hình thức (không gian, thời gian, cốt truyện, nhân vật, lời người kể chuyện

và lời nhân vật,...) của truyện thần thoại, sử thi; thấy được một số điểm gần gũi

giữa các tác phẩm văn học thuộc các nền văn hoá khác nhau.

+ Nhận biết và sửa được lỗi dùng từ về hình thức ngữ âm, chính tả và ngữ nghĩa;

có thói quen cân nhắc trong việc sử dụng từ ngữ để diễn đạt chính xác, đạt hiệu quả

giao tiếp.

+ Viết được văn bản nghị luận xã hội về một hiện tượng trong cuộc sống hoặc một

vấn đề đặt ra từ tác phẩm văn học.

+ Biết thuyết trình về một vấn đề xã hội, có sử dụng kết hợp phương tiện ngôn ngữ

với các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ.

3. Về phẩm chất:

– Cảm phục và trân trọng những người anh hùng, những giá trị nhân văn cao đẹp;

tôn trọng và có ý thức tìm hiểu các nền văn học, văn hoá Việt Nam và các nước

trên thế giới.

– Biết quý trọng ngôn ngữ, có ý thức trong việc sử dụng ngôn ngữ.

1