BÀI 38: LỰC TIẾP XÚC VÀ LỰC KHÔNG TIẾP XÚC
Môn KHTN 6
Thời gian thực hiện: 1 tiết
I. Mục tiêu
1. Về kiến thức:
- Lực tiếp xúc và lực không tiếp xúc
2. Về năng lực:
2.1. Năng lực khoa học tự nhiên:
- Hiểu được khi nào xuất hiện lực tiếp xúc và khi nào xuất hiện lực không tiêp xúc
- Lấy được ví dụ về hai loại lực trên.
2.2. Năng lực chung
- Năng lực tự học và tự chủ: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh
ảnh, hiện tượng để tìm hiểu về lực tiếp xúc và lực không tiếp xúc.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để bố trí và thực hiện thí nghiệm
về Lực tiếp xúc và lực không tiếp xúc
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Giải quyết vấn đề và vận dụng lực tiếp
xúc và lực không tiếp xúc chế tạo máy bay cân bằng.
3. Về phẩm chất:
- Chăm học, chịu khó đọc SGK, tài liệu nhằm tìm hiểu về đặc điểm các thể cơ bản
của chất.
- Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện nhiệm vụ khi
bố trí và thực hiện thí nghiệm.
- Trung thực trong khi thực hiện thí nghiệm, ghi chép và báo cáo kết quả thí
nghiệm.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
- Hình ảnh có liên quan về lực tiếp xúc và lực không tiếp xúc
- Các phiếu học tập cá nhân và nhóm Bài : lực tiếp xúc và lực không tiếp xúc (đính
kèm).
- Dụng cụ thí nghiệm: con lắc đơn, giá đỡ, nam châm
- Chuẩn bị cho mỗi nhóm học sinh: bút dạ (xanh, đỏ), nam châm gắn bảng…
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: Xác định vấn đề học tập phân biệt lực tiếp xúc và lực không tiếp
xúc.
a) Mục tiêu: Giúp HS
- Nhận thức được vấn đề cần nghiên cứu lực tiếp xúc và lực không tiếp xúc
b) Nội dung:
- Học sinh quan sát hình ảnh trên màn chiếu và nêu cách có thể làm con lắc lệch ra
khỏi vị trí ban đầu
c) Sản phẩm:
- HS trình bày được các cách làm theo quan điểm của cá nhân.