BÀI 21: THỰC HÀNH QUAN SÁT SINH VẬT
Môn học: KHTN 6
Thời gian thực hiện: 2 tiết
I. Mục tiêu
Qua bài này, HS cần đạt được:
1. Kiến thức:
- Nêu được cách làm tiêu bản và sử dụng kính hiển vi.
- Mô tả được cấu tạo cơ thể đơn bào.
- Mô tả được các cơ quan cấu tạo của cây xanh.
- Mô tả được cấu tạo cơ thể người.
2. Năng lực:
2.1. Năng lực chung
- Rèn luyện năng lực hơp tác và giao tiếp các hoạt động thảo luận
nhóm, trò chơi.
- Rèn luyên năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo qua hoạt động
trải nghiệm, hoạt động nhóm, luyện tập và vận dụng.
2.2. Năng lực chuyên biệt
- Làm tiêu bản, sử dụng kính hiển vi quan sát tế bào.
- Vẽ được cấu tạo cơ thể đơn bào, cây xanh.
- Sử dụng ngôn ngữ sinh học để mô tả cấu tạo cơ thể đơn bào, cơ
thể thực vật, con người.
3. Phẩm chất:
- Chăm chỉ: Sưu tầm các mẫu vật về các bộ phận của thực vật
theo hướng dẫn của giáo viên, tìm hiểu kiến thức về cấu tạo các sinh
vật sống, …
- Trung thực: thực hiện các nội dung bài học và báo cáo kết quả
chính xác.
- Trách nhiệm: Có ý thức và hoàn thành công việc được phân
công.
- Tôn trọng: Biết lắng nghe và tôn trọng ý kiến của người khác.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
1. Giáo viên
-
Dụng cụ: Kính hiển vi, lam kính, lamen, pipette, giấy thấm, bông,
giấy bìa, kim chỉ, keo dán
-
Tranh ảnh về các bộ phận, cấu tạo thực vật
-
Mô hình, tranh ảnh mô phỏng cấu tạo cơ thể người
2. Học sinh
-
Sưu tầm các mẫu vật thật về các bộ phận của thưc vật.
III. Tiến trình dạy học
1.Hoạt động 1: Khởi động tạo hứng thú tìm hiểu bài học