BÀI 16: MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP TÁCH CHẤT RA KHỎI HỖN HỢP
Môn KHTN 6
Thời gian thực hiện: 1 tiết
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
- Mối liên hệ giữa tính chất vật lí của một số chất thông thường với phương pháp
tách chúng ra khỏi hỗn hợp và ứng dụng của các chất trong thực tiễn.
- Một số phương pháp đơn giản để tách chất ra khỏi hỗn hợp và ứng dụng của các
cách tách đó.
2. Năng lực:
2.1. Năng lực khoa học tự nhiên
- Chỉ ra được mối liên hệ giữa tính chất vật lí của một số chất thông thường với
phương pháp tách chúng ra khỏi hỗn hợp và ứng dụng của các chất trong thực tiễn.
- Trình bày được một số phương pháp đơn giản để tách chất ra khỏi hỗn hợp và ứng
dụng của các cách tách đó.
- Sử dụng được một số dụng cụ, thiết bị cơ bản để tách chất ra khỏi hỗn hợp bằng
cách lọc, cô cạn, chiết.
2.2. Năng lực chung
- NL tự học và tự chủ: tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh để
tìm hiểu về các phương pháp tách chất ra khỏi hỗn hợp và ứng dụng của các chất trong
thực tiễn.
- NL giao tiếp và hợp tác: thảo luận nhóm để đề xuất và thực hiện một số thí
nghiệm tách chất ra khỏi hỗn hợp bằng cách lọc, cô cạn, chiết.
- NL GQVĐ và sáng tạo: đề xuất một số thí nghiệm tách chất ra khỏi hỗn hợp bằng
cách lọc, cô cạn, chiết.
3. Phẩm chất:
- Chăm học: chịu khó tìm tòi tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân nhằm tìm
hiểu về các phương pháp tách chất từ hỗn hợp.
- Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện nhiệm vụ thí
nghiệm tách chất ra khỏi hỗn hợp bằng cách lọc, cô cạn, chiết.
- Trung thực, cẩn thận trong thực hành, ghi chép kết quả thí nghiệm.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
- Dụng cụ, hóa chất theo bảng sau:
Trạm 1 + 4
Trạm 2 + 5
Trạm 3 + 6
Hóa chất
Nước, cát
Nước, muối ăn
Nước, dầu ăn
Dụng cụ
Bình tam giác: 1
Phễu lọc: 1
Giấy lọc: 1
Bát sứ: 1
Kiềng sắt: 1
Lưới amiăng: 1
Bình tam giác: 1
Phễu chiết: 1
Cốc thủy tinh: 1