BÀI 15: CHẤT TINH KHIẾT – HỖN HỢP
Môn KHTN 6
Thời gian thực hiện: 3 tiết
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
- Khái niệm về chất tinh khiết, hỗn hợp.
- Hỗn hợp đồng nhất, hỗn hợp không đồng nhất.
- Một số khí cũng có thể hòa tan trong nước để tạo thành một dung dịch, các chất
rắn hòa tan và không hòa tan trong nước.
- Các yếu tố ảnh hưởng đến lượng chất rắn hòa tan trong nước.
- Dung môi, dung dịch là gì; phân biệt được dung môi và dung dịch.
- Phân biệt dung dịch với huyền phù và nhũ tương.
2. Năng lực:
2.1. Năng lực khoa học tự nhiên
- Nêu được khái niệm về chất tinh khiết, hỗn hợp.
- Phân biệt được hỗn hợp đồng nhất, hỗn hợp không đồng nhất.
- Nhận ra một số khí cũng có thể hòa tan trong nước để tạo thành một dung dịch,
các chất rắn hòa tan và không hòa tan trong nước.
- Nêu được các yếu tố ảnh hưởng đến lượng chất rắn hòa tan trong nước.
- Thực hiện được thí nghiệm để biết dung môi, dung dịch là gì; phân biệt được dung
môi và dung dịch.
- Quan sát được một số hiện tượng trong thực tiễn để phân biệt được dung dịch với
huyền phù và nhũ tương.
2.2. Năng lực chung
- NL tự học và tự chủ: tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh để
tìm hiểu về các khái niệm như chất tinh khiết, hỗn hợp, hỗn hợp đồng nhất, hỗn hợp
không đồng nhất.
- NL giao tiếp và hợp tác: thảo luận nhóm để đề xuất và thực hiện một số thí
nghiệm để biết dung môi, dung dịch là gì; phân biệt được dung môi và dung dịch.
- NL GQVĐ và sáng tạo: đề xuất một số thí nghiệm xác định khả năng hòa tan
trong nước của một số chất rắn, lỏng, khí.
3. Phẩm chất:
- Chăm học: chịu khó tìm tòi tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân nhằm tìm
hiểu về khái niệm về chất tinh khiết, hỗn hợp, hỗn hợp đồng nhất, hỗn hợp không đồng
nhất.
- Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện nhiệm vụ thí
nghiệm phân biệt được dung môi và dung dịch.
- Trung thực, cẩn thận trong thực hành, ghi chép kết quả thí nghiệm.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
- Hình ảnh mô tả về hỗn hợp đồng nhất và không đồng nhất