BÀI 44: CHUYỂN ĐỘNG NHÌN THẤY CỦA MẶT TRĂNG
Môn học: KHTN - Lớp: 6
Thời gian thực hiện: 2 tiết
I. Mục tiêu
1.
Kiến thức:
- Nêu được Mặt Trăng phản xạ ánh sáng Mặt Trời
- Thiết kế mô hình thực tế ( hoặc vẽ hình) để giải thích được một số hình dạng nhìn
thấy của Mặt Trăng trong Tuần Trăng
2.
Năng lực:
2.1. Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: tìm kiếm thông tin trên Internet, đọc sách giáo khoa,
quan sát tranh ảnh, video để tìm hiểu về sự chuyển động của Mặt Trăng
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: thảo luận nhóm để tìm ra các hình dạng nhìn thấy
của Mặt Trăng trong Tuần Trăng
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tạo được mô hình Mặt Trăng trong chiếc
hộp để quan sát và giải thích các hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng
2.2. Năng lực khoa học tự nhiên
- Nêu được các hình ảnh của Mặt Trăng quan sát được trong thực tế
- Trình bày và phân loại được các pha của Mặt Trăng
- Xác định được Mặt Trăng không phải là vật tự phát ra ánh sáng ,
- Làm được mô hình Mặt Trăng trong chiếc hộp, dựa vào mô hình quan sát và giải
thích được các pha của Mặt Trăng
3.
Phẩm chất:
Thông qua thực hiện bài học sẽ tạo điều kiện để học sinh:
- Chăm học: đọc và nghiên cứu SGK , tham khảo các thông tin về chuyển động mặt
trăng trên Internet
- Có trách nhiệm trong quá trình chuẩn bị, tham gia các hoạt động của nhóm và cả
lớp
- Trung thực trong qua sát, ghi chép, vẽ hình dạng mặt trăng; cẩn thận trong khi
thiết kế mô hình
II. Thiết bị dạy học và học liệu
- Hình ảnh : Các hình dạng quan sát được của Mặt Trăng
- Video :
+ Sự chuyển động của Mặt Trăng và Trái Đất quanh Mặt Trời
+ Các pha của Mặt Trăng
+ Hướng dẫn làm mô hình Mặt Trăng trong chiếc hộp
- Phiếu học tập, tờ A1 hoặc A0
- Chuẩn bị cho mỗi nhóm học sinh: Hộp cỡ nhỏ hoặc vừa, 1 đèn pin / nhóm, Bóng
xốp, giấy cứng, băng keo trong, keo dán, giấy đen hoặc nỉ, chốt , kéo, dao dọc giấy.
1