BÀI 7. HÓA HỌC VỀ PHẢN ỨNG CHÁY, NỔ (3 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Năng lực chung
– Tự chủ và tự học: Tìm hiểu cách tính
o
r
H
một số phản ứng cháy, nổ.
– Giao tiếp và hợp tác: Sử dụng ngôn ngữ khoa học để giải thích nguyên tắc chữa
cháy; Hoạt động nhóm một cách hiệu quả theo đúng yêu cầu của GV, đảm bảo các
thành viên trong nhóm đều được tham gia và trình bày báo cáo.
– Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thảo luận với các thành viên trong nhóm, liên hệ
thực tiễn nhằm giải quyết các vấn đề trong bài học và cuộc sống để hoàn thành nhiệm
vụ học tập.
2. Năng lực hoá học
Nhận thức hoá học:
– Tính được
o
r
H
một số phản ứng cháy, nổ để dự đoán mức độ mãnh liệt của
phản ứng cháy, nổ;
– Tính được sự thay đổi của tốc độ phản ứng cháy, “tốc độ phản ứng hô hấp” theo
giả định về sự phụ thuộc vào nồng độ O
2
.
Tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hoá học:
– Nêu được nguyên tắc chữa cháy dựa vào các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản
ứng hóa học.
Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học:
– Giải thích được vì sao lại hay dùng nước, CO
2
để chữa cháy.
– Vì sao một số trường hợp không được dùng nước để chữa cháy mà lại phải dùng
cát, CO
2
,….
– Đám cháy có mặt các kim loại hoạt động mạnh thì không sử dụng nước, CO
2
, cát
(thành phần chính là SiO
2
), bọt chữa cháy (hỗn hợp không khí, nước và chất hoạt động
bề mặt để dập tắt các đám cháy.
3. Phẩm chất
– Tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân;
– Hình thành thói quen tư duy, vận dụng các kiến thức đã học với thực tiễn cuộc
sống;
– Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
– Hình ảnh về phản ứng hô hấp, phản ứng cháy, nổ một số đám cháy quen thuộc, …
1