KẾ HOẠCH BÀI DẠY HÓA HỌC 10 NĂM HỌC 2022 – 2023 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
TẠO
Trường THPT ………….
Tổ: …………………..
Họ và tên giáo viên
…………………………..
CHUYÊN ĐỀ 10.1 – BÀI 2 – PHẢN ỨNG HẠT NHÂN
Tuần: …
Tiết: …
Ngày soạn:
Thời gian thực hiện:
I. MỤC TIÊU
Về năng lực chung
- Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực tìm hiểu về phóng xạ tự nhiên, phóng xạ nhân tạo,
phản ứng hạt nhân và tìm hiểu ứng dụng của phản ứng hạt nhân phục vụ nghiên cứu khoa
học, đời sống và sản xuất.
- Giao tiếp, hợp tác: Sử dụng ngôn ngữ khoa học để diễn đạt về phóng xạ tự nhiên, phóng
xạ nhân tạo, phản ứng hạt nhân; Hoạt động nhóm và cặp đôi hiệu quả theo đúng yêu cầu của
GV, đảm bảo các thành viên trong nhóm đều được tham gia và trình bày báo cáo; Tham gia
tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thảo luận với các thành viên trong nhóm, liên hệ thực tiễn
nhằm giải quyết các vấn đề trong bài học và cuộc sống.
Năng lực hóa học
Nhận thức hóa học
- Nêu được sơ lược về sự phóng xạ tự nhiên; Lấy được ví dụ về sự phóng xạ tự nhiên.
- Nêu được thành phần của từng loại tia phóng xạ và đặc điểm của chúng.
- Nêu được sơ lược về phản ứng hạt nhân.
- Phân biệt được 2 loại phản ứng hạt nhân đặc trưng, phản ứng nhiệt hạch và phản ứng
phân hạch.
- Nêu được sơ lược về phóng xạ nhân tạo.
- Nêu được ứng dụng của phản ứng hạt nhân phục vụ nghiên cứu khoa học, đời sống và sản
xuất.
- Nêu được các ứng dụng điển hình của phản ứng hạt nhân: xác định niên đại cổ vật, các
ứng dụng trong lĩnh vực y tế, năng lượng,...
Tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hóa học
- Quan sát được hiện tượng tự nhiên có liên quan đến phản ứng hạt nhân, như Mặt trời, các
ngôi sao, một số loại dược phẩm phóng xạ, hay khi nhìn thấy những cổ vật có ghi niên đại
hàng trăm năm, ngàn năm, ...
Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học
- Vận dụng được các định luật bảo toàn số khối và điện tích cho phản ứng hạt nhân.
- Vận dụng được kiến thức về phóng xạ và hạt nhân để biết ứng dụng vào nghiên cứu khoa
học, đời sống và sản xuất, hay xác định niên đại cổ vật, các ứng dụng trong lĩnh vực y tế,
năng lượng.
Về phẩm chất
- Cẩn thận, trung thực, trách nhiệm trong quá trình học tập và nghiên cứu.
- Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập bộ môn hóa học.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
Giáo viên
- Kế hoạch bài dạy, PowerPoint bài giảng (kèm theo máy chiếu).
- Các phiếu học tập, bảng kiểm, bảng đánh giá.
- Sách giáo khoa, sách giáo viên.
Trang 1