BÀI 9: THỰC HÀNH THÍ NGHIỆM HÓA HỌC ẢO ( 4 TIẾT)
I. MỤC TIÊU
1. Năng lực chung
- Tự chủ và tự học: tích cực chủ động , tìm hiểu nhằm thực hiện các nhiệm vụ của bài thực hành
- Giao tiếp và hợp tác: phối hợp các thành viên trong nhóm theo đúng yêu cầu của GV về thực hiện
các thí nghiệm ảo.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: đề xuất được cách thực hiện các thí nghiệm ảo hợp lí và sáng tạo.
2.Năng lực hóa học
- Thực hiện được các thí nghiệm ảo theo nội dung được cho trước từ GV.
- Phân tích và lí giải được thí nghiệm ảo.
3. Phẩm chất
- Biết phân tích, tổng hợp, cô đọng kiến thức khi tự thiết lập thí nghiệm từ việc chọn hóa chất, dụng
cụ đến thiết kế thực hiện thí nghiệm và giải thích hiện tượng.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên
- Phiếu học tập
2.Học sinh
- Xem trước bài ở nhà
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động 1: Khởi động
a. Mục tiêu
- Tạo hứng thú và kích thích sự tò mò của học sinh vào chủ đề học tập. Học sinh tiếp nhận kiến
thức chủ động, tích cực, hiệu quả.
b. Nội dung
CÂU HỎI KHỞI ĐỘNG
-GV đặt vấn đề: Khí thực hiện các thí nghiệm hóa học thì tối ưu nhất là thực hành trực tiếp với hóa
chất và dụng cụ thí nghiệm. Nhưng khi thiếu phương tiện, điều kiện thí nghiệm không đảm bảo hay
thí nghiệm quá độc hại, tốn kém và mất nhiều thời gian thì hướng giải quyết những vấn đề này như
thế nào?
c. Sản phẩm
TRẢ LỜI CÂU HỎI KHỞI ĐỘNG
Câu trả lời của học sinh.
d. Tổ chức thực hiện
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Yêu cầu học sinh hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi
Nhận nhiệm vụ
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
Theo dõi và hỗ trợ cho nhóm HS
Suy nghĩ và trả lời câu hỏi
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
Yêu cầu đại diện một học sinh báo cáo kết quả
Báo cáo sản phẩm
Bước 4: Kết luận và nhận định
GV không nhận định đúng hay sai mà chỉ dựa vào
câu trả lời của học sinh để dẫn dắt vào bài.
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Trang 1