Kế hoạch dạy học Sinh học 10
Năm học 2022 – 2023
Phần hai: Sinh học vi sinh vật và virus
CHƯƠNG 6. SINH HỌC VI SINH VẬT (13 tiết)
Bài 20. SỰ ĐA DẠNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VI
SINH VẬT
Môn học: Sinh học - Lớp: 10
Thời gian thực hiện: 02 tiết
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
-
Nêu được khái niệm vi sinh vật. Kể tên được các nhóm vi
sinh vật.
- Phân biệt được các kiểu dinh dưỡng ở vi sinh vật.
- Trình bày được một số phương pháp nghiên cứu vi sinh vật.
- Thực hành được một số phương pháp nghiên cứu vi sinh vật thông dụng.
2. Năng lực:
2.1. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học: tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan
sát tranh ảnh để tìm hiểu về vi sinh vật,
tự tóm tắt nội dung, tự trả lời câu
hỏi và đặt ra các câu hỏi tìm hiểu kiến thức của bài.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: thảo luận nhóm, thuyết trình, báo cáo và
hợp tác, chia sẻ, điều hành nhóm trong thực hiện các hoạt động học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo:
Làm được tập san các bài
viết, tranh ảnh về vi sinh vật.
2.2. Năng lực khoa học tự nhiên :
- Năng lực nhận biết KHTN: Nhận biết, kể tên, và phân loại các loại vi sinh
vật, các kiểu dinh dưỡng ở VSV.
- Năng lực tìm hiểu tự nhiên: Nêu được đặc điểm chung của VSV và các
kiểu dinh dưỡng, tìm hiểu các phương pháp để phân loại , quan sát được VSV
- Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học: trình bày được đặc điểm chung của
VSV và các kiểu dinh dưỡng để giải thích vì sao VSV trao đổi chất, sinh trưởng,
sinh sản nhanh hơn thực vật, động vật; phân bố rộng hơn nhiều so với những nhóm
sinh vật khác. Thực hành được một số phương pháp nghiên cứu vi sinh vật thông
dụng.
3. Phẩm chất, thái độ:
-
Thông qua thực hiện bài học sẽ tạo điều kiện để học sinh:
-
Chăm học, chịu khó tìm tòi tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân
nhằm tìm hiểu về vi sinh vật.
Giáo viên: Nguyễn Thị Lời – THPT Trương Định
Trang 1