Giáo án Sinh học 10- kết nối tri thức với cuộc sống
GV: Bùi Thị Yến
BÀI 17: GIẢM PHÂN
(thời lượng: 2 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Trình bày được diễn biến giảm phân và một số nhân tố ảnh hưởng đến quá trình giảm
phân.
- Học sinh phải mô tả được đặc điểm các kỳ trong quá trình giảm phân và ý nghĩa của
quá trình giảm phân.
- Phân biệt được sự khác biệt giữa quá trình giảm phân và nguyên phân.
- Dựa vào cơ chế nhân đôi và phân li của NST để giải thích được quá trình giảm phân,
thụ tinh cùng với nguyên phân là cơ sở của sinh sản hữu tính ở vi sinh vật.
- Vận dụng kiến thức về nguyên phân và giảm phân vào giải thích một số vấn đề trong
thực tiễn.
2.
Năng lực
2.1.
Năng lực chung
- Năng lực tự chủ, tự học: Tự phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm khi
hợp tác, tự quyết định cách thức thực hiện nhiệm vụ, tự đánh giá quá trình và kết quả
thực hiện nhiệm vụ.
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Tăng cường khả năng trình bày và diễn đạt ý tưởng, sự
tương tác tích cực giữa các thành viên trong nhóm khi thực hiện nhiệm vụ hợp tác.
2.2.
Năng lực đặc thù môn Sinh học
- Năng lực nhận thức sinh học:
+ Dựa vào cơ chế nhân đôi và phân li của nhiễm sắc thể để giải thích được quá trình giảm
phân, thụ tinh cùng với nguyên phân là cơ sở của sinh sản hữu tính ở sinh vật nhân thực.
+ Lập được bảng so sánh quá trình nguyên phân và quá trình giảm phân.
- Năng lực tìm hiểu thế giới sống: Thu thập được thông tin liên quan đến quá trình giảm
phân
- Năng lực vận dụng kiến thức:
+ Vận dụng kiến thức về giảm phân vào giải thích một số vấn đề trong thực tiễn như tại
sao con cái cùng bố mẹ sinh ra không giống nhau và không giống bố mẹ hoàn toàn.
3.
Phẩm chất
- Nhân ái: Có ý thức tôn trọng ý kiến của các thành viên khác
- Trách nhiệm: Hỗ trợ các thành viên trong nhóm
- Chăm chỉ: Tự học, tự nghiên cứu tài liệu
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Thiết bị dạy học: giáo án điện tử, giáo án word, tranh ảnh các kì giảm phân, mô hình
GP.
- Học liệu: internet, sách tham khảo…
- Phiếu học tập: