3. Khối lượng là số đo lượng chất chứa trong vật.
Câu này GV trích nguyên văn SGK.
2. GV giới thiệu một số loại cân ở hình 5.2a,b,c,d và yêu cầu HS nêu tên gọi? Giới thiệu
thêm cân robecvan
GV đã yêu cầu nêu tên gọi rồi (xin lỗi ghi nhầm hình 6.1 a,b,c,d - GV đã sửa trong giáo
án rồi ạ).
3. GV thông báo khái niệm GHĐ và ĐCNN: Trong phiếu học tập nên có thêm phần đọc
GHĐ và ĐCNN của cân mà nhóm em có
GV đã bổ sung
(Nếu đã trải nghiệm thực tế là pha trả tắc thì không nhất thiết phải cân chai nước đầy
nữa)
Ý của mình là HS cân để đi đến hình thành các bước đo. Còn trải nghiệm để vừa tạo
không khí vui, vừa thực hành đo khối lượng luôn ý mà. Nếu không phù hợp thì tuỳ mỗi
GV có thể tự cắt bỏ đi ạ.
Có thể cho HS nhận xét xem trong quá trình thực hiện phép đo khối lượng, HS đã mắc
những sai lầm gì dẫn đến khối lượng cần cân sai lệch so với yêu cầu, lưu ý đến các hoạt
động và câu hỏi SGK gợi ý
Phần này minh đã bổ sung.
4. Hoạt động 4: Vận dụng: Nếu thầy/cô chưa giới thiệu gì về cân robecvan mà HS
thực hiện nội dung phần vận dụng này có cảm giác hơi khiên cưỡng, có thể cho HS
tự tìm cách tạo ra 1 cái cân tùy ý của nhóm bằng cách tham khảo trên mạng
internet, giao việc về nhà cho HS tự làm, có thể làm cân như hướng dẫn của thầy/cô
hoặc cân lò xo. Và phần này cũng không cần thiết có trong phiếu học tập.
Ý của mình muốn phát huy tính sáng tạo của hs, giúp hs dần hình thành thói quen viết
báo cáo quy trình thiết kế, tự chế tạo sản phẩm dựa trên những nguyên vật liệu sẵn có. Và
mình cũng ghi rất rõ ở phần tổ chức hoạt động là:
d) Tổ chức thực hiện:
- GV cho HS thực hiện theo nhóm thiết kế và chế tạo.
- Nếu hết giờ giao HS về nhà tiếp tục và nộp vào tiết học tuần sau.
- Các em tìm hiểu để chế tạo một chiếc cân đơn giản khác: cân đòn, cân lò xo....
Và mình cũng khuyến khích HS có thể tìm hiểu từ nhiều nguồn để tham khảo và tự thiết
kế sản phẩm theo ý muốn mà thoả mãn yêu cầu của GV.
Phiếu học tập phần nhiệm vụ 2 chưa tường minh.
Mình đã bổ sung rồi.
Chưa có file video thí nghiệm đính kèm
1