ÔN TẬP TẬP LÀM VĂN 8 KÌ 1 - NGUYỄN THỊ THU- 0368218377
CHYÊN ĐỀ: VĂN TỰ SỰ
I, NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT
Các yếu tố có trong một bài văn tự sự kết hợp với miêu tả
Trong bài văn tự sự, yếu tố tự sự đóng vai trò nòng cốt, là nền tảng cấu trúc nên
bài văn, còn miêu tả có nhiệm vụ bổ sung để làm nổi bật thêm chi tiết tự sự. Và
nói đến văn tự sự, người ta nhắc đến 3 yếu tố.
Yếu tố quan trọng đầu tiên là nhân vật. Câu chuyện tự sự phải kể về một nhân
vật nào đó và họ phải gây được ấn tượng với người đọc. Điều này có thể biểu
hiện trong lời nói hoặc hành động. Có nhân vật được nhớ bởi tên gọi, ngoại hình
và cũng có người lại cuốn hút bởi những thói quen khác lạ…
Để bài văn được đầy đủ, học sinh cần cung cấp thêm cho người đọc thông tin cơ
bản về nhân vật như: tên gọi, lai lịch xuất thân, hoàn cảnh sống, ngoại hình, diễn
biến tâm lý, thói quen, tính nết, số phận cuộc đời…Tuy nhiên, không phải nhân
vật nào trong bài cũng nhất thiết phải có đầy đủ các đặc điểm kể trên mà đối với
các nhân vật chính, học sinh nên đưa ra nhiều chi tiết tiêu biểu để người đọc
hình dung được rõ nét về đối tượng.
Yếu tố tiếp theo phải kể đến trong bài văn tự sự kết hợp với miêu tả là cốt
truyện. Dù mỗi học sinh có cách trình bày cốt truyện khác nhau nhưng trước hết
học sinh cần giới thiệu hoàn cảnh diễn ra sự việc, các nhân vật tham gia, diễn
biến câu chuyện (sự kiện mở đầu, sự kiện tiếp diễn phát triển câu chuyện và kết
thúc). Cốt truyện học sinh đưa ra phải hợp lý và logic, các hành động của nhân
vật phải phù hợp với tính cách của họ. Ngoài ra, để bài viết hấp dẫn người đọc,
học sinh có thể đưa thêm vào tình tiết bất ngờ vào cuối câu chuyện.
Bên cạnh đó, một yếu tố không thể thiếu để có bài viết hay là câu chuyện ấy
phải mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Bài văn nên hướng con người ta đến với
tình cảm cao đẹp, cách ứng xử cao thượng giữa con người với con người trong
cuộc sống. Sau khi câu chuyện kết thúc, người đọc, người nghe tự mình rút ra
Để tải trọn bộ chỉ với 50k, vui lòng liên hệ qua Zalo 0898666919 hoặc Fb: Hương Trần