Tóm tắt Hoàng Lê nhất thống chí – Văn 9 hay

Spinning

Đang tải tài liệu...

Tóm tắt truyện hoàng lê nhất thống chí?

Hoàng Lê nhất thống chí là một cuốn tiểu thuyết lịch sử bằng chữ Hán gồm 17 hồi. Chắc chắn Ngô

Thời Chí viết bảy hồi đầu, sau nữa có Ngô Thời Du, còn ai nữa thì chưa biết. Ngô Thời Chí và Ngô

Thời Du đều là con cháu họ Ngô Thời, một dòng họ có tiếng đỗ đạt cao và có tài văn thơ ở làng Tả

Thanh Oai, tỉnh Hà Đông ( nay là Hà Nội ).

Hoàng Lê nhất thống chí viết vào những năm cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX và bao quát những

biến cố lớn lao xảy ra trong lòng chế độ vua Lê chúa Trịnh, từ thời Trịnh Sâm lên ngôi đến lúc

Quang Trung đuổi quân Mãn Thanh. Hai nét căn bản của thời đại đã được làm nổi bật: Sự sụp đổ

không gì cưỡng nổi của chế độ phong kiến Lê-Trịnh và khí thế sấm chớp vũ bão của phong kiến Tây

Sơn.

Lê Hiển Tông suốt bốn mươi năm làm vua, biết mình là bù nhìn, nhưng vẫn thích thú với thân phận

bù nhìn ấy. Trịnh Sâm thì “ xa xỉ, kiêu căng”, hoang dâm vô độ. Lê Chiêu Thống thì đúng là hiện

thân của sự bất tài và sự hèn hạ, nhất là sự phản bội. Không câu nói nào xứng đáng với y bằng lời kết

án của một người trong truyện “ Nước Nam ta từ khi có đế Vương đến giờ không thấy có vua nào

hèn hạ đến thế !”.

Vua chúa đã vậy, văn thần võ tướng cũng không hơn gì. Danh tướng như Đinh Tích Nhữơng, gia

đình mười tám đời quận công, khi nghe quân Tây Sơn ra Bắc, liền vội vàng bỏ trốn. Văn quan làm

đến chức tham tụng như Bùi Huy Bích, mà lúc nước nhà rối ren, vua hỏi đến, không dám nói một

câu, chỉ một mực xin lui về vườn, lẩn trốn trách nhiệm.

Kiêu binh là chỗ dựa của nhà chúa từ xưa, hồi này, lại lưu manh hoá, trở thành một lực lượng phá

hoại từ bên trong, làm cho cơ nghiệp nhà chúa xiêu đổ.

Phản ánh tất cả sự suy sụp, rối ren ấy vào trong ý thức con người là sự rời rã của các giường mối xã

hội. Quan hệ vua tôi chẳng còn gì là thiêng liêng nữa khi Nguyễn Cảnh Thước lột áo Lê Chiêu

Thống : Quan hệ thầy trò cũng chẳng còn sức mạnh gì đối với lương tâm một kẻ như tuần huyện

Trang. Tình nghĩa cha con, vợ chồng, anh em trong gia đình Trịnh Sâm chỉ là một trò cười não nuột.

Một chế độ mục ruỗng từ trên chí dưới như thế nhất định phải diệt vong. Phong trào Tây Sơn sẽ thổi

lên cơn lốc lật nhào chế độ đó.

Sự thật về phong trào này và vị anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ chưa được hiểu đúng đắn và dựng lên

đầy đủ. Nhưng một chân lí vĩ đại không ai chối cãi nổi đã được ghi lại một cách thích đáng, đó là cái

khí thế mãnh liệt phi thường của đoàn quân chính nghĩa và lãnh tụ của nó.

Chúa Trịnh mấy trăm năm lấn hiếp vua Lê, nắm cả quyền hành trong tay, làm mưa làm gió ở Đàng

ngoài, Tây Sơn chỉ một lần tiến quân ra Bắc là ngôi Chúa sụp đổ ngay và nhà Chúa cũng không tránh

được cái chết nhục nhã. Xứ Bắc mấy năm lùng nhùng với loạn kiêu binh, với phe đảng đánh nhau

không ngớt, Tây Sơn kéo quân ra một lần là quét sạch. Hai mươi vạn quân Thanh hống hách, chỉ

mấy ngày đã bị dẹp tan. Dưới mắt tác giả, chiến dịch này là một bản anh hùng ca bất diệt và hình ảnh

Quang Trung đẹp như một hình ảnh thần kì.

Hoàng Lê nhất thống chí kể rất nhiều chuụên của rất nhiều người. Chuyện rất sát sự thực nhưng vẫn

đầy đủ tính chân thực của nghệ thuật. Người thì chưa mấy ai được xây dựng thành những tính cách

thật đặc sắc, nhưng mỗi người đều một hành động, một tâm lí riêng, khá sinh động. Nhiều chỗ ngòi

bút lại pha chất hài hước kín đáo, có chỗ lại có không khí trang trọng của anh hùng ca.

Hoàng Lê nhất thống chí không khỏi có những hạn chế do tư tưởng phong kiến của tác giả gây ra.

Tuy nhiên, nó vẫn mãi mãi là bức tranh hài hước về sự tàn lụi của chế độ phongkiến cũng như mãi

mãi nó vẫn là tiếng vang hồ hởi của một phong trào tiêu biểu cho sức mạnh của nông dân và sức

mạnh của dân tộc, phong kiến Tây Sơn.

( Theo : Văn học lớp Mười một - in lần thứ 13 )

Để tải trọn bộ chỉ với 50k, vui lòng liên hệ qua Zalo 0898666919 hoặc Fb: Hương Trần