1
CHUYÊN ĐỀ 29. LÀM QUEN VỚI BIẾN CỐ
PHẦN I. TÓM TẮT LÍ THUYẾT.
Trong phần này cần:
- Nắm được các khái niệm, thuật ngữ:
+ Định nghĩa biến cố: Các hiện tượng, sự kiện trong tự nhiên, cuộc sống được gọi chung là
“biến cố”.
+ Biến cố chắc chắn là biến cố biết trước được luôn xảy ra.
+ Biến cố không thể là biến cố biết trước được không bao giờ xảy ra.
+ Biến cố ngẫu nhiên là biến cố không thể biết trước được có xảy ra hay không.
- Làm quen với khái niệm biến cố ngẫu nhiên, biến cố chắc chắn, biến cố không thể trong một
số ví dụ đơn giản.
PHẦN II. CÁC DẠNG BÀI.
Trong phần này cần:
+ Chia nhỏ dạng và kèm phương pháp giải chi tiết cho từng dạng;
+ Khai thác và có dạng bài (hoặc bài tập trong dạng) mang tính thực tiễn, gắn với đời sống;
+ Khai thác rộng, sâu để đưa ra nhiều dạng bài nhằm đạt đến tiệm cận cho HS khá cứng và HS
giỏi;
+ Dạng bài tập đưa ra từ dễ đến khó.
Lời giải ở từng bài cần
+ Giải chi tiết các bài tập
+ Lời giải đảm bảo ngắn gọn, khoa học, chính xác.
Dạng 1. Kiểm tra xem đâu là biến cố chắc chắn, biến cố không thể, biến cố ngẫu nhiên
đối với các hiện tượng, sự kiện xảy ra.
I. Phương pháp giải:
Dựa vào định nghĩa của các loại biến cố chắc chắn, biến cố không thể, biến cố ngẫu nhiên để
xác định xem hiện tượng, sự kiện đã cho thuộc loại nào.
II. Bài toán.
1. Cấp độ Nhận biết:
Bài 1. Hộp bút của Bình có ba đồ dùng học tập gồm một bút nhớ, một bút bi và một bút chì.
Bình lấy ra một dụng cụ học tập từ hộp bút. Trong các biến cố sau, biến cố nào là biến cố chắc
chắn, biến cố không thể hay biến cố ngẫu nhiên?
A
: “Bình lấy được một cái bút bi”.
B
:
“Bình
lấy
được
một
cục
tẩy”.
C
: “Bình lấy được một cái
bút”. Lời giải: