TUẦN 7
Họ và tên:
………………………………..
Lớp
…………
1. Biểu thức có chứa 2chữ
a + b là biểu thức có chứa hai chữ.
- Nếu a = 3 và b = 2 thì a + b = 3 + 2 = 5; 5 là một giá trị của biểu thức a + b.
- Nếu a = 4 và b = 4 thì a + b = 4 + 0 = 4; 4 là một giá trị của biểu thức a + b.
- Nếu a = 0 và b = 1 thì a + b = 0 + 1 = 1; 1 là một giá trị của biểu thức a + b.
Mỗi lần thay chữ bằng số ta tính được một giá trị của biểu thức a + b .
- Biểu thức có chứa hai chữ bao gồm số, dấu tính và hai chữ.
2. Tính chất giao hoán của phép cộng
Quy tắc: Khi đổi chỗ các số hạng trong một tổng thì tổng không đổi
Công thức tổng quát:
a + b = b + a
Ví dụ: 2 + 3 = 3 + 2 = 5
3. Biểu thức có chứa 3 chữ
a + b + c là biểu thức có ba chữ.
- Nếu a = 2; b = 3 và c = 4 thì a + b + c = 2 + 3 + 4 = 5 + 4 = 9 ;
9 là một giá trị của biểu thức a + b + c.
- Nếu a = 5;b = 1 và c = 0 thì a + b + c = 5 + 1 + 0 = 6 + 0 = 6 ;
6 là một giá trị của biểu thức a + b + c.
- Nếu a = 1;b = 0 và c = 2 thì a + b + c = 1 + 0 + 2 = 1 + 2 = 3 ;
3 là một giá trị của biểu thức a + b + c.
Mỗi lần thay chữ bằng số ta tính được một giá trị của biểu thức a + b + c.
- Biểu thức có chứa ba chữ bao gồm số, dấu tính và ba chữ.
- Mỗi lần thay chữ bằng số ta tìm được một giá trị của biểu thức ban đầu.
4. Tính chất kết hợp của Phép cộng
Quy tắc: Khi cộng một tổng hai số với số thứ ba, ta có thể cộng số thứ nhất với tổng của số
thứ hai và số thứ ba.
Công thức tổng quát:
(a +b ) + c = a + (b +c)
Chú ý: Ta có thể tính giá trị của biểu thức dạng a +b + c như sau:
a + b + c = (a +b) +c = a + (b + c)
Vận dụng: Ta có thể vận dụng các tính chất giao hoán, kết hợp vào việc tính thuận
tiện bằng cách nhóm các số có tổng là số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn lại với nhau
để tính cho dễ dàng hơn.
Kiến thức cần nhớ
Để tải trọn bộ chỉ với 50k, vui lòng liên hệ qua Zalo 0898666919 hoặc Fb: Hương Trần