Tài liệu ôn tập Ngữ văn 7
ÔN TẬP TIẾNG VIỆT KÌ 2
ÔN TẬP RÚT GỌN CÂU
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Thế nào là rút gọn câu?
- Là câu vốn có đầy đủ các thành phần chính nhưng trong một số ngữ cảnh
nhất định ta có thể rút gọn 1 số thành phần mà người nghe,đọc vẫn hiểu được.
2. Tác dụng: Làm cho câu gọn hơn, thông tin nhanh hơn, tránh lặp, hoặc dùng
chung cho mọi người.
- Các kiểu:
+ Rút gọn CN:
VD: -Bạn ăn cơm chưa?
- Ăn rổi?
+ Rút gọn VN:
VD:
- Ai làm trực nhật hôm nay?
- Tôi.
+ Rút gọn cả CN và VN:
VD: - Bạn làm bài tập chưa?
- Rồi.
3. Cách dùng câu rút gọn: Có thể rút gọn câu trong những trường hợp sau
đây:
a) Trong văn đối thoại, người ta có thể rút gọn câu để tránh trùng lặp những từ
ngữ không cần thiết làm cho câu văn trở nên thoáng, hợp với tình huống giao
tiếp.
VD: Em buồn bã lắc đầu:
-
Không, em không lấy. Em để lại hết cho anh.
-
Lằng nhằng mãi. Chia ra! – Mẹ tôi quát và giận giữ đi về phía cổng.
( Khánh Hoài).
b) Trong văn chính luận, văn miêu tả, biểu cảm, người ta thường rút gọn cau để
ý được súc tích, cô đọng: