Từ xa xưa, con trâu là con vật thân thuộc với người nông dân Việt Nam. Bài văn thuyết minh về con trâu sẽ giúp các bạn học sinh hiểu thêm một người bạn thân thiết của nông dân. Và lý do vì sao nó lại đi vào thơ ca nhiều như thế. Dưới đây là cách xác định đề bài và dàn ý chi tiết.
- Thể loại: thuyết minh
- Đối tượng: con trâu
- Phạm vi bài viết: trâu ở làng quê Việt Nam
- Lưu ý: cần trình bày bố cục rõ ràng, mạch lạc
Dàn ý chi tiết thuyết minh về con trâu
Mở bài:
Giới thiệu những nét cơ bản về đối tượng.
Thân bài:
- Nguồn gốc:
- Là con vật hoang dã được người dân thuần hóa.
- Động vật lớp thú, lông có màu xám, da đen, thân hình vạm vỡ, đuôi dài, sừng hình lưỡi liềm,…
- Mỗi năm đẻ từ 1 – 2 lứa và từ 2 – 3 con
- Vai trò trong đời sống hằng ngày
- Trước kia chủ yếu nuôi để cày bừa ruộng đất
- Tài sản quý giá của người nông dân
- Cung cấp thịt, da làm trống, sừng làm lược,..
- Là bạn đồng hành của những em nhỏ: tuổi thơ hay thổi sáo, thả diều, chăn dắt,…
=> Đọc thêm một số bài văn thuyết minh hay: thuyết minh về món canh chua cá lóc, thuyết minh về cây tre…
- Gắn liền với những lễ hội làng quê:
- Lễ hội chọi hay đâm trâu
- Từng là biểu tượng của Seagame
Kết bài:
- Khẳng định lại vai trò của chúng trong cuộc sống
- Nêu thêm cảm nghĩ.
Việt Nam là một nước có truyền thống nông nghiệp. Nên, ở các đồng quê chúng ta dễ bắt gặp hình ảnh “con trâu đi trước cái cày theo sau”. Từ xưa đến nay con trâu luôn là bạn của những người nông dân. Chia sẻ và hỗ trợ những công việc nặng nhọc như cày bừa, kéo xe, … Dân gian vẫn có câu: “con trâu là đầu cơ nghiệp”. Để thấy được tầm quan trọng và sự gắn bó mật thiết giữa nó và con người.
Trâu Việt Nam bắt nguồn từ giống trâu rừng thuần hoá. Là loài động vật thuộc lớp thú có vú. Nó là loại trâu đầm lầy được con người nuôi dưỡng và thuần thục để phục vụ việc cày kéo. Thân trâu to vạm vỡ, khoẻ mạnh có thể kéo được hàng tạ thóc. Nó có bộ lông nâu xám và lớp da dày, màu đen. Da trâu thường dùng để làm mặt trống vì tạo được âm vang tuyệt vời và bền bỉ vô cùng. Hai tai to như hai cái quạt nan thi thoảng ve vẩy đuổi lũ ruồi vo ve trước mặt. Đôi mắt trâu to, tròn và đen láy nằm phía dưới hai cái sừng cong cong hình lưỡi liềm.
Trâu chỉ có một hàm răng nhưng chẳng làm giảm năng suất nhai của nó. Thậm chí nó còn là loại động vật nhai lại. Đêm về nó vẫn nhồm nhàm nhai lại thức ăn ban ngày đã ăn. Hai lỗ mũi của con trâu cũng rất to. Nó ngoài chức năng để thở còn là nơi được xuyên dây thừng để tiện chăn dắt, điều khiển. Bụng trâu to, mông dốc, bầu vú nhỏ và đuôi dài với một ít lông ở cuối. Lâu lâu cái đuôi lại phe phẩy xua đuổi lũ ruồi phiền phức. Trâu thường mang bầu kéo dài nên mỗi năm nó chỉ đẻ từ một đến hai lứa. Mỗi lứa cũng chỉ đẻ một con gọi là nghé.
Con trâu là hình ảnh của sự chăm chỉ, hiền lành. Ngày ngày khi chú gà trống vừa cất tiếng gáy, trâu thức dậy và cùng người dân ra đồng. Nó cần mẫn, hiền lành chăm lo việc đồng áng, gánh vác hết phần việc nặng nhọc. Từ kéo xe, kéo cày, từ ruộng cạn đến đồng sâu chẳng một lời than vãn. Chăm chỉ, hiền lành là thế, ấy vậy mà thức ăn của trâu lại đơn giản chỉ là cỏ và rơm. Đối với người nông dân trâu không chỉ là bạn mà còn là tài sản quý giá.
Ngoài ra, nó còn cung cấp lượng thực phẩm bổ dưỡng cho con người. Thịt trâu ngon ngọt, giàu chất đạm, ít béo. Da trâu được dùng để làm mặt trống, chế tạo giày. Ngày xưa con người còn lấy da trâu làm áo. Sừng trâu cũng rất hữu ích. Nó làm nên những chiếc lược xinh xắn, chiếc tù và kêu vang và các loại đồ mỹ nghệ khác.
Bên cạnh đó, con trâu còn góp mặt trong đời sống tinh thần của người dân Việt Nam. Tuổi thơ của trẻ em nông thôn gắn liền với những buổi chăn trâu đọc sách, thả diều, thổi sáo,…. Những tiếng sáo của các chú mục đồng thổi vi vu trên lưng trâu vào mỗi chiều êm ả. Nó tạo một không gian yên bình, nhẹ nhàng xua tan mệt mỏi của các bác nông dân.
Trong các ngày lễ hội cơm mới, xuống đồng người dân cũng thường dùng thịt trâu tế lễ thần linh. Cầu mong mọi điều may mắn, bình an và mùa màng bội thu. Trâu là ngưu, sửu theo phong thủy có ý nghĩa may mắn. Con trâu cũng là một trong mười hai con giáp gắn liền với tuổi tác con người. Hình ảnh chú trâu thật gần gũi với con người phải không?
Không những thế, ở Việt Nam còn có nhiều lễ hội truyền thống ý nghĩa như chọi trâu, đâm trâu. Lễ hội chọi trâu ở Đồ Sơn đã có từ lâu đời và được xem là di sản văn hoá. Là một lễ hội mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam. Năm 2002 , hình ảnh chú trâu bước ra khỏi lũy tre làng lên làm biểu tượng cho seagame 22. Không phải nghiễm nhiên hình ảnh con trâu được làm biểu tượng cho Đại hội thể thao quốc tế. Mà nó đại diện cho tính trung thực, sức mạnh vô biên và tinh thần thượng võ của người Việt Nam.
Đồng thời nó là con vật gắn bó thân thiết lâu đời của người dân. Là người bạn đồng hành cùng nhà nông trên mọi cánh đồng. Cũng là tuổi thơ của bao người sinh ra ở vùng miền quê. Những tiếng sao vi vu, tiềng cười giòn tan của các bạn trẻ chơi quanh những chú trâu trên đồng. Yêu sao những chiều chăn trâu thả diều, thổi sáo, đọc sách trên lưng trâu. Ngày nay dù có nhiều máy móc thay thế cày, kéo nhưng trâu vẫn luôn là người bạn chung thành. Là tài sản quý giá và không thể thiếu của người nông dân.
Mong rằng với hướng dẫn cụ thể cách làm bài văn thuyết minh về con trâu trên. Nó sẽ là những thông tin tài liệu tham khảo bổ ích cho các bạn học sinh.
Hoài Thương ST
Không thẻ bỏ qua các nhóm để nhận nhiều tài liệu hay 1. Ngữ văn THPT 2. Giáo viên tiếng anh THCS 3. Giáo viên lịch sử 4. Giáo viên hóa học 5. Giáo viên Toán THCS 6. Giáo viên tiểu học 7. Giáo viên ngữ văn THCS 8. Giáo viên tiếng anh tiểu học 9. Giáo viên vật lí Để tải trọn bộ chỉ với 50k, vui lòng liên hệ qua Zalo 0898666919 hoặc Fb: Hương Trần