Từ bao đời nay, cây lúa luôn gắn bó mật thiết với con người đất Việt. Chúng được coi là biểu tượng lao động và mang những phẩm chất tốt đẹp. Thuyết minh về cây lúa cũng chính là hiểu về tinh hoa văn hóa dân tộc Dưới đây là dàn ý chi tiết và những mẹo nhỏ khi làm bài.
Mở bài:
Giới thiệu khái quát vấn đề.
Là lương thực chủ yếu của người Việt Nam.
Thân bài:
- Tả chi tiết về cây lúa:
- Đặc điểm : loại cây một lá mần, tự thụ phấn, thích hợp trồng dưới nước.
- Rễ: thuộc loại rễ chùm, non có màu trắng sữa, già có màu đen
- Thân lúa:
- Bẹ lúa: kéo dài cuộn hình trụ bao gồm phần non của thân
- Phiến lá: hẹp phẳng
- Lá thìa: lá vảy nhỏ, trắng hình tam giác.
- Tai lá: hình lưỡi liềm
- Ngọn: là nơi bông lúa sinh trưởng, đậu thành hạt.
- Cách trồng lúa: ủ hạt lúa giống lên thành mạ. Sau đó sẽ được cấy xuống thành lúa. Qua quá trình chăm sóc trổ bông và thu hoạch.
- Nêu vai trò và thành tựu: là nguồn lương thực chính. Việt Nam là nước xuất khẩu gạo lớn thứ 2 thế giới.
=> Tham khảo nhiều bài văn thuyết minh hấp dẫn trên website. Thuyết minh về cây tre, thuyết minh về con trâu…
Kết bài:
Nêu cảm nghĩ và ý nghĩa về cây lúa.
Xuất phát từ đất nước nông nghiệp nên cây lúa đã quá đỗi quen thuộc với con người Việt Nam. Từ lâu nó đã nhẹ nhàng, giản dị đi vào những bài thơ ca của các bà ,các mẹ. Là hình ảnh những cánh đồng lúa trải dài bất tận. Là nồng nàn mùi hương thơm mạ non, những sợi rơm vàng óng, …. Bên cạnh đó nó còn là nguồn cung cấp lương thực, thực phẩm chính cho người dân Việt.
Lúa là một loài cây thuộc nhóm ngũ cốc, ưa nước, có rễ chùm. Những sợi rễ non màu trắng xen lẫn vài cọng rễ già màu đen đâm sâu trong lớp bùn mềm. Thân cây nhỏ nhắn được tạo nên từ các bẹ lúa xếp ôm dọc vào nhau thành hình trụ dài. Những chiếc lá cong cong hình lưỡi liềm rung rinh trong gió. Ngọn cây là nơi đơm bông, nẩy hạt. Những hạt lúa non màu xanh nhạt dần dần ngả vàng khi chín già. Bên trong ôm trọn những hạt gạo trắng ngần, tròn mẫy.
Để có được những hạt gạo thơm ngon, mềm dẻo người dân đã phải “đổ mồ hôi, sôi nước mắt”. Ngày ngày chăm sóc tỉ mỉ từ cày ruộng, ủ hạt, gieo cấy cho đến khi thu hoạch. Những hạt lúa phải được ủ với nước đủ ấm mới lên mầm. Cây mạ non phải được che sương, chắn gió để không bị tổn thương cho đến ngày cấy… Bao nhiêu là vất vả khó khăn cho người nông dân. Họ đã cần mẫn gieo nên hạt lúa có hương thơm ngạt ngào, béo ngậy.
Đó là thành quả, là tinh hoa mà họ xứng đáng được nhận. Lúa có nhiều giống khác nhau được trồng hai vụ mỗi năm là vụ mùa và vụ chiêm. Mỗi loại giống cho năng suất và chất lượng hạt khác nhau. Nhưng suy cho cùng thì loại nào cũng có nhiều lợi ích thiết thực.
Cây lúa phơi khô được gọi là rơm có thể dùng để sản xuất nấm. Nó còn làm thức ăn hoặc giữ ấm cho trâu bò vào những ngày đông giá rét. Thân cây lúa dùng nhóm lửa rất bén. Rơm được ủ hoai làm phân bón cho cây qau tuyệt vời. Hạt lúa được xay xát lấy gạo là nguồn thực phẩm chính của con người. Nó được dùng để nấu cơm, làm bánh, làm sợi bún, phở đều rất ngon và dinh dưỡng. Lúa cung cấp tinh bột tạo ra năng lượng cho cơ thể khỏe mạnh, duy trì các hoạt động của con người.
Hơn thế là các món súp, rau, thịt không thể ăn liên tục trong nhiều bữa nhưng cơm thì có thể. Tuy nhiên nếu muốn đổi vị thì bún, miến, phở cũng đều là những món ngon thường được lựa chọn. Ngoài ra, từ cây lúa đã xây dựng nên “sự tích bánh chưng bánh dày”. Hàng năm dịp lễ tết nhà nhà vẫn theo phong tục dâng bánh chưng cúng ông bà tổ tiên. Nhằm thể hiện tấm lòng thơm thảo, sự kính hiếu của con cháu cho những người đã khuất.
Đặc biệt, cây lúa đã đưa đất Việt Nam đứng thứ hai thế giới (sau Thái Lan) về xuất khẩu gạo. Từ một đất nước nghèo, nó đã phần nào đưa về nguồn thu lớn cho nên kinh tế nước nhà. Thêm lần nữa khẳng định con người Việt Nam cần cù, chịu khó và gắn bó với nền nông nghiệp lúa nước. Cây lúa đã quá thân thuộc và gần gũi từ những bữa cơm đến các bài hát, thơ ca,…
“Trời cao đất rộng thênh thang
Tiếng hò giọng hát ngân vang trên đồng
Cá tươi gạo trắng nước trong
Hai mùa lúa chín thơm nồng tình quê”
(trích “ca dao”)
Ôi tha thiết làm sao tiếng gọi quê hương và cánh đồng lúa chín. Nơi bao nỗi lòng người con xa xứ luôn hướng về. Cây lúa vừa mang lại cuộc sống no đủ lại còn vẻ nên bức tranh tuyệt đẹp cho quê hương. Nó mang lại giá trị văn hóa tinh thần sâu sắc cho con người. Dù mai sau đất nước thực hiện công nghiệp hóa nhưng không có gì thay thế được cây lúa. Nó đã, đang và sẽ mãi gắn bó với con người Việt Nam như từ xưa đến nay.
- Trước khi làm bài đọc kỹ yêu cầu, xác định thể loại.
- Xem lại những yêu cầu của bài văn thuyết minh để tránh nhầm lẫn với những dạng văn khác.
- Xen lẫn tình cảm khi viết để bài văn không bị khô khan.
Với dàn ý chi tiết và những mẹo nhỏ về bài văn thuyết minh về cây lúa mong rằng đây sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích và thú vị.
Tải tài liệu miễn phí tại đây
Hoài Thương ST
Không thẻ bỏ qua các nhóm để nhận nhiều tài liệu hay 1. Ngữ văn THPT 2. Giáo viên tiếng anh THCS 3. Giáo viên lịch sử 4. Giáo viên hóa học 5. Giáo viên Toán THCS 6. Giáo viên tiểu học 7. Giáo viên ngữ văn THCS 8. Giáo viên tiếng anh tiểu học 9. Giáo viên vật lí Để tải trọn bộ chỉ với 50k, vui lòng liên hệ qua Zalo 0898666919 hoặc Fb: Hương Trần