Tài liệu tập huấn _KHTN_7_CD.pdf

Không thẻ bỏ qua các nhóm để nhận nhiều tài liệu hay 1. Ngữ văn THPT 2. Giáo viên tiếng anh THCS 3. Giáo viên lịch sử 4. Giáo viên hóa học 5. Giáo viên Toán THCS 6. Giáo viên tiểu học 7. Giáo viên ngữ văn THCS 8. Giáo viên tiếng anh tiểu học 9. Giáo viên vật lí CLB HSG Hà Nội xin giới thiệu tới thầy cô và các bạn Tài liệu tập huấn SGK Cánh diều lớp 7. Đây là tài liệu hay và quý giúp các thầy cô tham khảo trong quá trình dạy học lớp 7. Hãy tải ngay Tài liệu tập huấn SGK Cánh diều lớp 7. Baigiangxanh nơi luôn cập nhật các kiến thức mới nhất. Chúc các bạn thành công !!!!!!!Xem trọn bộ Tài liệu tập huấn SGK Cánh diều lớp 7. Để tải trọn bộ chỉ với 50k hoặc 200K để sử dụng toàn bộ kho tài liệu, vui lòng liên hệ qua Zalo 0388202311 hoặc Fb: Hương Trần.

Spinning

Đang tải tài liệu...

TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN

SỬ DỤNG SÁCH GIÁO KHOA

KHOA HỌC TỰ NHIÊN 7

CÁNH DIỀU

HÀ NỘI - 2022

TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN

MỤC LỤC

Nội dung

Trang

I. KHÁI QUÁT VỀ MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN

3

1. Đặc điểm

3

2. Mục tiêu

3

3. Yêu cầu cần đạt của học sinh

4

II. NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA SÁCH KHOA HỌC TỰ NHIÊN 7

9

1. Mục đích của sách

9

2. Cấu trúc của sách

10

3. Cấu trúc một bài học

10

4. Chọn nội dung cho các chủ đề và bài học

13

5. Thể hiện yêu cầu về đổi mới đánh giá, tự đánh giá của học sinh

14

6. Khái quát nội dung các phần trong sách Khoa học tự nhiên 7

14

III. PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC TRONG MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN

20

1. Đường phát triển năng lực

20

2. Dạy học phát triển phẩm chất, năng lực trong môn Khoa học tự nhiên

23

3. Ví dụ về dạy học phát triển phẩm chất, năng lực trong môn Khoa học

tự nhiên

28

IV. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ GIÁO DỤC

29

1. Định hướng chung

29

2. Một số hình thức kiểm tra, đánh giá

29

GỢI Ý THỜI LƯỢNG

30

HƯỚNG DẪN SOẠN BÀI CỤ THỂ

33

2

SÁCH GIÁO KHOA KHOA HỌC TỰ NHIÊN 7 - CÁNH DIỀU

1.

ĐẶC ĐIỂM MÔN HỌC

I. KHÁI QUÁT VỀ MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN

Trong Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, môn Khoa học tự nhiên là môn học

bắt buộc ở cấp Trung học cơ sở, được xây dựng và phát triển dựa trên các kiến thức,

kĩ năng cốt lõi về khoa học tự nhiên, giúp học sinh phát triển các phẩm chất, năng lực

đã được hình thành và phát triển ở cấp Tiểu học; tiếp tục hoàn thiện tri thức, kĩ năng nền

tảng và phương pháp học tập để tiếp tục học lên trung học phổ thông, học nghề hoặc

tham gia vào cuộc sống lao động.

Trước kia, các kiến thức, kĩ năng cốt lõi về khoa học tự nhiên này được dạy học

riêng biệt ở các môn: Vật lí, Hoá học, Sinh học,… Trong Chương trình môn Khoa học

tự nhiên, chúng được tích hợp theo các nguyên lí của tự nhiên, đồng thời bảo đảm logic

bên trong của từng mạch nội dung.

Thực hành, thí nghiệm trong phòng thực hành, ở thực địa và các cơ sở sản xuất có

vai trò, ý nghĩa quan trọng và là một hình thức dạy học đặc trưng trong môn Khoa học

tự nhiên. Thông qua việc tổ chức các hoạt động thực hành, thí nghiệm, môn Khoa học

tự nhiên giúp học sinh khám phá thế giới tự nhiên, phát triển nhận thức, tư duy logic và

khả năng vận dụng kiến thức, kĩ năng trong thực tiễn.

MỤC TIÊU

2.

Trong Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, mục tiêu và yêu cầu về giáo dục

khoa học tự nhiên được quy định như sau:

Bên cạnh vai trò góp phần hình thành, phát triển các phẩm chất chủ yếu và năng lực

chung cho học sinh, giáo dục khoa học tự nhiên có sứ mệnh hình thành và phát triển thế giới

quan khoa học ở học sinh; đóng vai trò chủ đạo trong việc giáo dục học sinh tính khách quan,

tình yêu thiên nhiên, tôn trọng các quy luật của tự nhiên để từ đó biết ứng xử với tự nhiên

phù hợp với yêu cầu phát triển bền vững xã hội và môi trường. Giáo dục khoa học tự nhiên

giúp học sinh dần hình thành và phát triển năng lực khoa học tự nhiên qua quan sát và thực

nghiệm, vận dụng tổng hợp kiến thức, kĩ năng để giải quyết các vấn đề trong cuộc sống;

3

TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN

đồng thời cùng với các môn Toán, Vật lí, Hoá học, Sinh học, Công nghệ, Tin học, thực

hiện giáo dục STEM, một trong những xu hướng giáo dục được coi trọng ở nhiều quốc

gia trên thế giới và đang được quan tâm thích đáng trong đổi mới giáo dục phổ thông

của Việt Nam.

Chương trình môn Khoa học tự nhiên cụ thể hoá những mục tiêu và yêu cầu nêu

trên, đồng thời nhấn mạnh quan điểm dạy học tích hợp, sự kế thừa và phát triển những

ưu điểm của các chương trình môn học đã có của Việt Nam, tính giáo dục toàn diện,

kết hợp lí thuyết với thực hành và phù hợp với thực tiễn Việt Nam.

Môn Khoa học tự nhiên giúp học sinh hình thành, phát triển năng lực khoa học

tự nhiên, bao gồm các thành phần: nhận thức khoa học tự nhiên, tìm hiểu tự nhiên, vận

dụng kiến thức, kĩ năng đã học; đồng thời cùng với các môn học và hoạt động giáo dục

khác góp phần hình thành, phát triển các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung, đặc biệt

là tình yêu thiên nhiên, thế giới quan khoa học, sự tự tin, trung thực, khách quan, thái độ

ứng xử với thế giới tự nhiên phù hợp với yêu cầu phát triển bền vững để trở thành người

công dân có trách nhiệm, người lao động có văn hoá, cần cù, sáng tạo, đáp ứng nhu cầu

phát triển của cá nhân và yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ đất nước trong thời

đại toàn cầu hoá và cách mạng công nghiệp mới.

YÊU CẦU CẦN ĐẠT

3.

a) Yêu cầu cần đạt về phẩm chất chủ yếu và năng lực chung

Môn Khoa học tự nhiên góp phần hình thành và phát triển ở học sinh các phẩm

chất chủ yếu và năng lực chung theo các mức độ phù hợp với môn học, cấp học đã được

quy định tại Chương trình tổng thể. Những biểu hiện về phẩm chất chủ yếu và năng lực

chung mà môn Khoa học tự nhiên có thể góp phần giúp học sinh hình thành và phát triển

được trình bày ở bảng 1 và bảng 2.

Bảng 1. Những biểu hiện về phẩm chất chủ yếu mà môn Khoa học tự nhiên có thể góp phần

giúp học sinh hình thành và phát triển

Phẩm chất

Biểu hiện

PC1. Yêu nước

– Tích cực, chủ động tham gia các hoạt động bảo vệ thiên nhiên,

các di sản văn hoá, các hoạt động bảo vệ, phát huy giá trị của

di sản văn hoá.

4

SÁCH GIÁO KHOA KHOA HỌC TỰ NHIÊN 7 - CÁNH DIỀU

Phẩm chất

Biểu hiện

PC2. Nhân ái

– Trân trọng danh dự, sức khoẻ và cuộc sống riêng tư của

người khác.

– Tôn trọng sự khác biệt về nhận thức, phong cách cá nhân của

những người khác.

– Cảm thông và sẵn sàng giúp đỡ mọi người.

PC3. Chăm chỉ

– Luôn cố gắng vươn lên đạt kết quả tốt trong học tập.

– Thích đọc, tìm tư liệu trên mạng internet để mở rộng hiểu biết.

– Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng học được ở nhà trường

và từ các nguồn tin cậy khác vào học tập và đời sống hằng ngày.

PC4. Trung thực

– Trung thực trong ghi lại và trình bày kết quả quan sát được.

– Trung thực khi báo cáo kết quả làm việc của bản thân, trong

nhận xét việc làm và sản phẩm của người khác.

PC5.Trách nhiệm

– Sống hoà hợp, thân thiện với thiên nhiên.

– Có ý thức tìm hiểu và sẵn sàng tham gia các hoạt động tuyên

truyền, chăm sóc, bảo vệ thiên nhiên; phản đối những hành vi

xâm hại thiên nhiên.

– Có ý thức tìm hiểu và sẵn sàng tham gia các hoạt động tuyên

truyền về biến đổi khí hậu và ứng phó với biến đổi khí hậu.

Bảng 2. Những biểu hiện về năng lực chung mà môn Khoa học tự nhiên có thể góp phần

giúp học sinh hình thành và phát triển

Năng lực chung

Biểu hiện

1. Năng lực tự chủ

và tự học

– Chủ động, tích cực thực hiện những công việc của bản thân

trong học tập và trong cuộc sống; không đồng tình với những

hành vi sống dựa dẫm, ỷ lại.

– Thực hiện kiên trì kế hoạch học tập, lao động.

– Vận dụng được một cách linh hoạt những kiến thức, kĩ năng

đã học hoặc kinh nghiệm đã có để giải quyết vấn đề trong những

tình huống mới.

– Thu nhận được một số thông tin chính về các ngành nghề ở

địa phương, ngành nghề thuộc các lĩnh vực sản xuất chủ yếu;

lựa chọn được hướng phát triển phù hợp sau trung học cơ sở.

5

TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN

Năng lực chung

Biểu hiện

1. Năng lực tự chủ

và tự học

– Tự đặt được mục tiêu học tập để nỗ lực phấn đấu thực hiện.

– Lập và thực hiện được kế hoạch học tập; lựa chọn được các

nguồn tài liệu học tập phù hợp; lưu giữ thông tin có chọn lọc

bằng ghi tóm tắt, bằng bản đồ khái niệm, bảng, các từ khoá; ghi

chú bài giảng của giáo viên theo các ý chính.

– Nhận ra và điều chỉnh được những sai sót, hạn chế của bản

thân khi được giáo viên, bạn bè góp ý; chủ động tìm kiếm sự hỗ

trợ của người khác khi gặp khó khăn trong học tập.

– Rèn luyện, khắc phục được những hạn chế của bản thân hướng

đến các giá trị xã hội.

2. Năng lực

giao tiếp và

hợp tác

– Biết đặt ra mục đích giao tiếp và hiểu được vai trò quan trọng

của việc đặt mục tiêu trước khi giao tiếp.

– Sử dụng được ngôn ngữ kết hợp với biểu đồ, số liệu, công thức,

kí hiệu, hình ảnh để trình bày thông tin, ý tưởng và thảo luận

những vấn đề đơn giản về đời sống, khoa học, nghệ thuật.

– Biết lắng nghe và có phản hồi tích cực trong giao tiếp; nhận

biết được ngữ cảnh giao tiếp và đặc điểm, thái độ của đối tượng

giao tiếp.

– Biết chủ động đề xuất mục đích hợp tác khi được giao nhiệm vụ;

biết xác định được những công việc có thể hoàn thành tốt nhất

bằng hợp tác theo nhóm.

– Hiểu rõ nhiệm vụ của nhóm; đánh giá được khả năng của mình

và tự nhận công việc phù hợp với bản thân.

– Đánh giá được nguyện vọng, khả năng của từng thành viên trong

nhóm để đề xuất phương án tổ chức hoạt động hợp tác.

– Chủ động và gương mẫu hoàn thành phần việc được giao, góp

ý điều chỉnh thúc đẩy hoạt động chung; khiêm tốn học hỏi các

thành viên trong nhóm.

– Nhận xét được ưu điểm, thiếu sót của bản thân, của từng thành

viên trong nhóm và của cả nhóm trong công việc.

6

SÁCH GIÁO KHOA KHOA HỌC TỰ NHIÊN 7 - CÁNH DIỀU

Năng lực chung

Biểu hiện

3. Năng lực

giải quyết vấn đề

và sáng tạo

– Chủ động, tích cực thực hiện những công việc của bản thân

trong học tập và trong cuộc sống; không đồng tình với những

hành vi sống dựa dẫm, ỷ lại.

– Thực hiện kiên trì kế hoạch học tập, lao động.

– Vận dụng được một cách linh hoạt những kiến thức, kĩ năng

đã học hoặc kinh nghiệm đã có để giải quyết vấn đề trong những

tình huống mới.

– Xác định và làm rõ được thông tin, ý tưởng mới; phân tích, tóm

tắt được những thông tin liên quan từ nhiều nguồn khác nhau.

– Phân tích được tình huống trong học tập; phát hiện và nêu được

tình huống có vấn đề trong học tập.

– Phát hiện yếu tố mới, tích cực trong những ý kiến của người

khác; hình thành ý tưởng dựa trên các nguồn thông tin đã cho;

đề xuất giải pháp cải tiến hay thay thế các giải pháp không còn

phù hợp; so sánh và bình luận được về các giải pháp đề xuất.

– Xác định được và biết tìm hiểu các thông tin liên quan đến vấn đề;

đề xuất được giải pháp giải quyết vấn đề.

– Lập được kế hoạch hoạt động với mục tiêu, nội dung, hình thức

hoạt động phù hợp.

– Phân công được nhiệm vụ phù hợp cho các thành viên tham gia

hoạt động.

– Đánh giá được sự phù hợp hay không phù hợp của kế hoạch,

giải pháp và việc thực hiện kế hoạch, giải pháp.

– Đặt được các câu hỏi khác nhau về một sự vật, hiện tượng,

vấn đề; biết chú ý lắng nghe và tiếp nhận thông tin, ý tưởng với

sự cân nhắc, chọn lọc; biết quan tâm đến các chứng cứ khi nhìn

nhận, đánh giá sự vật, hiện tượng; biết đánh giá vấn đề, tình

huống dưới những góc nhìn khác nhau.

b) Yêu cầu cần đạt về năng lực đặc thù – năng lực khoa học tự nhiên

Môn Khoa học tự nhiên đóng vai trò chủ yếu trong việc giúp học sinh hình thành

và phát triển năng lực khoa học tự nhiên, bao gồm các thành phần với những biểu hiện

cụ thể được trình bày trong bảng 3.

7

TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN

Thành phần

năng lực

Biểu hiện

Thành phần

thứ nhất

Nhận thức

khoa học

tự nhiên

1. Trình bày, giải thích được những kiến thức cốt lõi về thành

phần cấu trúc, sự đa dạng, tính hệ thống, quy luật vận động,

tương tác và biến đổi của thế giới tự nhiên. Các biểu hiện cụ thể:

1.1. Nhận biết và nêu được tên các sự vật, hiện tượng, khái niệm,

quy luật, quá trình của tự nhiên.

1.2. Trình bày được các sự vật, hiện tượng; vai trò của các sự vật,

hiện tượng và các quá trình tự nhiên bằng các hình thức biểu đạt

như ngôn ngữ nói, viết, công thức, sơ đồ, biểu đồ,…

1.3. So sánh, phân loại, lựa chọn được các sự vật, hiện tượng, quá

trình tự nhiên theo các tiêu chí khác nhau.

1.4. Phân tích được các đặc điểm của một sự vật, hiện tượng, quá

trình của tự nhiên theo logic nhất định.

1.5. Tìm được từ khoá, sử dụng được thuật ngữ khoa học, kết nối

được thông tin theo logic có ý nghĩa, lập được dàn ý khi đọc và

trình bày các văn bản khoa học.

1.6. Giải thích được mối quan hệ giữa các sự vật và hiện tượng

(quan hệ nguyên nhân – kết quả, cấu tạo – chức năng,...).

1.7. Nhận ra điểm sai và chỉnh sửa được; đưa ra được những nhận

định phê phán có liên quan đến chủ đề thảo luận.

Thành

phần thứ

hai

Tìm hiểu

tự nhiên

2. Thực hiện được một số kĩ năng cơ bản để tìm hiểu, giải thích

sự vật hiện tượng trong tự nhiên và đời sống. Chứng minh

được các vấn đề trong thực tiễn bằng các dẫn chứng khoa học.

Các biểu hiện cụ thể:

2.1. Đề xuất vấn đề, đặt câu hỏi cho vấn đề.

2.2. Đưa ra phán đoán và xây dựng giả thuyết.

2.3. Lập kế hoạch thực hiện.

2.4. Thực hiện kế hoạch.

2.5. Viết, trình bày báo cáo và thảo luận.

2.6. Ra quyết định và đề xuất ý kiến.

Bảng 3. Những biểu hiện về năng lực khoa học tự nhiên mà môn Khoa học tự nhiên cần giúp

học sinh hình thành và phát triển

8

SÁCH GIÁO KHOA KHOA HỌC TỰ NHIÊN 7 - CÁNH DIỀU

Thành phần

năng lực

Biểu hiện

Thành phần

thứ ba

Vận dụng

kiến thức,

kĩ năng đã học

3. Vận dụng được kiến thức, kĩ năng về khoa học tự nhiên

để giải thích những hiện tượng thường gặp trong tự nhiên và

trong đời sống; những vấn đề về bảo vệ môi trường và phát

triển bền vững; ứng xử thích hợp và giải quyết những vấn đề

đơn giản liên quan đến bản thân, gia đình, cộng đồng. Các biểu

hiện cụ thể:

3.1. Nhận ra, giải thích được vấn đề thực tiễn dựa trên kiến thức và

kĩ năng về khoa học tự nhiên.

3.2. Dựa trên hiểu biết và các cứ liệu điều tra, nêu được các giải

pháp và thực hiện được một số giải pháp để bảo vệ tự nhiên; thích

ứng với biến đổi khí hậu; có hành vi, thái độ phù hợp với yêu cầu

phát triển bền vững.

II. NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA SÁCH KHOA HỌC TỰ NHIÊN 7

1.

MỤC ĐÍCH CỦA SÁCH

Để giúp học sinh hình thành, phát triển phẩm chất và năng lực, sách Khoa học

tự nhiên 7 được thiết kế nhằm đạt các chức năng cơ bản sau:

• Cung cấp thông tin khoa học cốt lõi.

• Định hướng các hoạt động dạy học.

• Tạo động cơ, hứng thú học tập, tìm hiểu và khám phá khoa học.

• Tạo điều kiện dạy học tích cực, tích hợp và dạy học phân hoá học sinh.

• Giáo dục đạo đức, giá trị.

• Hỗ trợ tự học, vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học.

• Củng cố, mở rộng tri thức.

• Tạo điều kiện để giáo viên tổ chức kiểm tra, đánh giá quá trình.

9

TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN

Nội dung sách được chia thành các chủ đề với nhiều hoạt động, tạo điều kiện cho

dạy học tích cực, dạy học thông qua hoạt động của học sinh; phù hợp với tâm sinh lí lứa

tuổi trong việc hình thành kiến thức, rèn luyện kĩ năng, giúp học sinh hình thành, phát

triển phẩm chất, năng lực. Tuỳ vào điều kiện cụ thể, giáo viên có thể dạy từng bài đơn

lẻ hoặc kết hợp các bài trong cùng một chủ đề lại với nhau.

Sách được thiết kế phù hợp với hoạt động tìm hiểu, khám phá của học sinh; giúp

học sinh có thể tự học hoặc học với sự hướng dẫn của giáo viên và cha mẹ.

Hai trang đầu của sách là nội dung hướng dẫn sử dụng sách và sơ lược về cấu trúc

một bài học. Đây là điểm mới của một cuốn sách giáo khoa hiện đại, được thể hiện bằng

cách khái quát cấu trúc nội dung cuốn sách giúp học sinh, giáo viên hiểu ý nghĩa các icon

(biểu tượng), các tiểu mục có trong sách và góp phần làm tăng tính hấp dẫn của cuốn sách.

Nội dung tiếp theo cách gồm ba phần, mỗi phần có các chủ đề, trong mỗi chủ đề

bao gồm các bài học.

Trong mỗi phần, bên cạnh việc giúp học sinh nhận thức được những khái niệm

cốt lõi, sách còn tập trung giúp học sinh có những nhận thức bước đầu về những nguyên

lí chung nhất của thế giới tự nhiên: sự đa dạng, tính cấu trúc, tính hệ thống, sự vận

động và biến đổi, sự tương tác.

Khác với các sách giáo khoa truyền thống, phần cuối của sách Khoa học tự nhiên

7 có Bảng giải thích thuật ngữ phù hợp với nhận thức của học sinh lớp 7, bước đầu giúp

học sinh làm quen với việc tra cứu, hình thành năng lực tự học, tự nghiên cứu.

Sách được thiết kế với nhiều hoạt động dựa trên cơ sở lí thuyết của dạy học tích cực,

phát triển năng lực thông qua hoạt động tích cực của học sinh trong quá trình học tập.

Nội dung các bài học gắn với thực tiễn dựa trên phương châm: Mang cuộc sống

vào bài học và đưa bài học vào cuộc sống.

2.

MỤC ĐÍCH CỦA SÁCH

3.

CẤU TRÚC MỘT BÀI HỌC

Bài học có cấu trúc gồm: tên bài học; mục “Học xong bài học này, em có thể” và

tiến trình bài học.

10

SÁCH GIÁO KHOA KHOA HỌC TỰ NHIÊN 7 - CÁNH DIỀU

Thực hiện dạy học tích cực, các bài học được thiết kế trên nguyên lí của mô hình

5E, theo thuyết kiến tạo (5Es). Tuy nhiên, không cứng nhắc hoàn toàn theo đầy đủ hoặc

theo thứ tự từng bước của 5E. Trong đó, sách nhấn mạnh các hoạt động:

Tìm hiểu, khám phá: Trong sách sử dụng khá nhiều tranh ảnh, hình vẽ, sơ đồ và

các tình huống học tập nhằm tạo cơ hội cho học sinh được trải nghiệm, được tìm hiểu,

khám phá dưới nhiều dạng hoạt động học tập khác nhau.

Giải thích: Tạo điều kiện cho học sinh được trình bày, miêu tả, phân tích các trải

nghiệm hoặc quan sát thu nhận được ở bước khám phá, giúp học sinh kết nối và thấy

được sự liên hệ với trải nghiệm trước đó.

Vận dụng: Cung cấp cho học sinh cơ hội được khắc sâu và mở rộng kiến thức,

kĩ năng thông qua thực hiện các câu hỏi/ bài tập thực hành, vận dụng, giải quyết các tình

huống trong sách giáo khoa và sách bài tập, theo đó các hoạt động để học sinh thể hiện

cảm xúc, thái độ và giá trị rất được quan tâm.

Đánh giá: Ngoài các câu hỏi, bài tập đi kèm các hoạt động ở các bài học, cuối mỗi

một hoặc hai chủ đề còn có các câu hỏi, bài luyện tập. Có thể coi chúng là tư liệu giúp giáo

viên trong việc đánh giá, giúp người học có thể tự đánh giá mức độ nhận thức qua chủ đề.

Nhằm kích thích sự sáng tạo của mỗi giáo viên, và sự phù hợp của mỗi đối tượng

học sinh, bài học được cấu trúc thành hai tuyến chính:

Tuyến 1: Gồm các nội dung cung cấp kiến thức và các hoạt động hình thành kiến

thức mới, rèn luyện kĩ năng, góp phần phát triển phẩm chất, năng lực. Đây là tuyến

cơ bản mà tất cả các học sinh cần đạt được (ví dụ phần chữ và hình cung cấp kiến thức;

phần icon dùng để: hỏi/ thảo luận, quan sát, luyện tập, vận dụng,…).

Tuyến 2: Gồm các hoạt động mở rộng, tăng cường,… như “Em có biết”, “Tìm

hiểu thêm”. Tuỳ theo đối tượng học sinh, thời gian, trang thiết bị của nhà trường,… mà

giáo viên có thể thực hiện một cách linh hoạt (có thể không thực hiện, hoặc thực hiện

một phần).

Tiến trình của bài học được thực hiện theo hướng dẫn của thông tư 33 (Bộ Giáo

dục và Đào tạo), bao gồm bốn thành phần chính: Mở đầu; Hình thành kiến thức, kĩ năng

mới; Luyện tập; Vận dụng kiến thức, kĩ năng. Cuối bài học là các kiến thức, kĩ năng cốt

lõi. Để tránh phải nhắc lại bằng nhiều chữ, các hoạt động trong bài học được thể hiện

thông qua các biểu tượng (icon). Cụ thể như sau:

11

TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN

Tiến trình

Biểu tượng

Nhiệm vụ

Mở đầu

Gắn kết chủ đề bài học mới với những kiến thức,

kĩ năng mà học sinh đã được học từ các lớp dưới

và từ cuộc sống, kích thích suy nghĩ. Hoạt động

này có hình thức thể hiện phong phú như trò

chơi, câu hỏi, bài thực hành,...

Hình thành

kiến thức,

kĩ năng mới

Kiến thức, kĩ năng được hình thành, phát triển

thông qua quan sát, trả lời câu hỏi, thảo luận,…

hoặc thông qua thực hành, làm thí nghiệm.

Luyện tập

Giúp học sinh hiểu sâu hơn kiến thức đã học và

thành thạo hơn các kĩ năng thông qua các bài

thực hành, các tình huống thực tiễn,…

Vận dụng

Giúp học sinh vận dụng kiến thức và kĩ năng đã

học thông qua các câu hỏi, bài tập, xử lí các tình

huống thực tiễn, chia sẻ với các bạn và người thân.

Kết thúc bài học

Những kiến thức, kĩ năng cốt lõi cần đạt được.

Tuyến 2

Tuyến 1

Các mục mở rộng này không phải yêu cầu bắt buộc cho tất cả học sinh.

Ngoài ra, trong các bài học có nhiều nội dung hướng đến giáo dục giá trị sống

(phẩm chất) được rút ra từ bài học, góp phần phát triển phẩm chất của học sinh.

Em có biết

Cung cấp thêm thông tin thú vị, liên quan đến vấn đề đang học, giúp

học sinh mở rộng hiểu biết, gây hứng thú học tập cho học sinh.

Tìm hiểu thêm

Giúp học sinh mở rộng bài học sau giờ học trên lớp.

12

SÁCH GIÁO KHOA KHOA HỌC TỰ NHIÊN 7 - CÁNH DIỀU

4.

CHỌN NỘI DUNG CHO CÁC CHỦ ĐỀ VÀ BÀI HỌC

Các kiến thức, kĩ năng trong các nội dung nói đến ở sách Khoa học tự nhiên 7 đều là

những kiến thức, kĩ năng cốt lõi phổ biến của nhân loại. Trong sách giáo khoa hiện hành,

những kiến thức, kĩ năng đó được thể hiện trong ba cuốn sách riêng biệt (Vật lí, Hoá học,

Sinh học). Trong cuốn sách này, những kiến thức, kĩ năng đó được cấu trúc và sắp xếp lại

theo nguyên tắc: Đề cao tính thực tiễn; tránh khuynh hướng thiên về toán học; tạo điều kiện

để giúp học sinh phát triển tư duy khoa học, khơi gợi sự yêu thích khoa học ở học sinh, tăng

cường khả năng vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học trong học tập và cuộc sống. Hơn nữa,

để giúp học sinh hình thành và phát triển năng lực, sách trình bày tích hợp các kiến thức,

kĩ năng nói trên theo các chủ đề, trong các chủ đề chứa các bài học với số tiết khác nhau,

giúp giáo viên dễ dàng triển khai, linh hoạt, phù hợp với trình độ các đối tượng học sinh.

Tuỳ vào mức độ nhận thức của học sinh và điều kiện dạy học ở mỗi nơi mà giáo viên có

thể linh hoạt phân phối nội dung, không bị gò ép bài học theo tiết.

Nội dung học tập được lựa chọn để tạo điều kiện cho học sinh tăng cường thực

hành, bước đầu vận dụng được kiến thức, kĩ năng trong học tập và cuộc sống; tạo điều

kiện cho dạy học tích hợp và phân hoá.

• Để thực hiện mục tiêu giúp phát triển phẩm chất, năng lực học sinh, nội dung của

các bài học không cung cấp quá nhiều kiến thức cần phải ghi nhớ, tránh khuynh hướng

thiên về toán học. Các hoạt động học được thiết kể để giúp học sinh nhận thức được

ý nghĩa cốt lõi của các khái niệm, định nghĩa có đề cập đến, đồng thời chú ý giúp

học sinh gắn kết các khái niệm khoa học với thực tiễn (với liều lượng phù hợp).

Mặt khác, các nội dung dạy học không được thiết kế theo từng tiết một, mà được

thiết kế số tiết đủ để đạt được sự tương đối trọn vẹn từng nội dung của chủ đề nhằm tạo

điều kiện thuận lợi cho giáo viên và học sinh dạy và học một cách linh hoạt, phù hợp với

trình độ của học sinh từng lớp, từng trường và từng địa phương. Hơn nữa việc thiết kế

theo chủ đề nhỏ cũng tạo điều kiện tích hợp các nội dung nhằm phát triển năng lực và

phẩm chất cho học sinh.

• Sách thiết kế đa dạng hoạt động học tập (trả lời câu hỏi, vẽ sơ đồ, lập bảng, thực

hành,…) nhằm tạo điều kiện cho giáo viên đổi mới hình thức tổ chức dạy học; khuyến

khích học sinh tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập. Bước đầu, đã chú ý giúp học

sinh hình thành kĩ năng tiến trình nhận thức khoa học, một kĩ năng quan trọng, đóng vai

trò quyết định trong con đường đi đến các phát minh, sáng chế.

13

TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN

Tuy nhiên, sách không áp đặt cách dạy một cách cứng nhắc mà gợi ý để giáo viên

linh hoạt trong tổ chức dạy học, phù hợp với từng vùng miền và đối tượng học sinh.

• Trong khuôn khổ và điều kiện dạy học cho phép, sách đã chú ý thích đáng đến

việc học qua thực hành. Trong mỗi chủ đề dạy học có nhiều hoạt động thực hành, tạo

điều kiện cho học sinh rèn luyện kĩ năng và vận dụng tri thức đã học. Sách coi trọng

việc tổ chức cho học sinh trải nghiệm thực tế, tạo cho học sinh cơ hội tìm hiểu thế giới

tự nhiên và xã hội xung quanh, hình thành năng lực quan sát, thuyết trình và bước đầu

làm quen viết báo cáo khoa học,…

5.

THỂ HIỆN YÊU CẦU VỀ ĐỔI MỚI ĐÁNH GIÁ, TỰ ĐÁNH GIÁ

CỦA HỌC SINH

Ở các bài học có nhiều dạng câu hỏi, bài tập vận dụng, xử lí tình huống,… giúp

đánh giá đầu ra của bài học và từ đó góp phần cho quá trình tự đánh giá của học sinh,

đồng thời góp phần giúp giáo viên theo dõi và đánh giá quá trình học tập, đánh giá được

năng lực của học sinh.

Sau mỗi một hoặc hai chủ đề có các câu hỏi, bài tập vận dụng, xử lí tình huống,… là

tư liệu để giáo viên xây dựng bài đánh giá sự phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh.

6.

KHÁI QUÁT NỘI DUNG CÁC PHẦN

TRONG SÁCH KHOA HỌC TỰ NHIÊN 7

Nội dung bài học trong từng chủ đề được lựa chọn dựa trên các nội của Chương trình

môn Khoa học tự nhiên và đảm bảo các mục tiêu về phẩm chất, năng lực được quy định

trong Chương trình tổng thể và Chương trình môn Khoa học tự nhiên.

Bài mở đầu: Phương pháp và kĩ năng trong học tập

môn Khoa học tự nhiên

Bài học này gồm ba nội dung: Phương pháp tìm hiểu tự nhiên, các kĩ năng trong tiến

trình tìm hiểu tự nhiên và một số dụng cụ đo.

Các kiến thức, kĩ năng trong phần này là những kiến thức, kĩ năng có vai trò quan

trọng trong con đường tìm hiểu, khám phá tự nhiên. Đây là những kiến thức, kĩ năng

chưa được chú ý đúng mực trong các chương trình giáo dục trước Chương trình Giáo dục

phổ thông 2018.

14

SÁCH GIÁO KHOA KHOA HỌC TỰ NHIÊN 7 - CÁNH DIỀU

Phần 1: CHẤT VÀ SỰ BIẾN ĐỔI CỦA CHẤT

a) Cấu trúc

Phần này gồm ba chủ đề là: Nguyên tử. Nguyên tố hóa học; Sơ lược về bảng tuần

hoàn các nguyên tố hóa học; Phân tử.

Các kiến thức, kĩ năng trong phần này được phát triển và sắp xếp lại trên cơ sở những

nội dung trong Chương trình môn Hóa học cấp Trung học cơ sở ở Chương trình Giáo dục

phổ thông 2006. Cụ thể như bảng sau:

Khoa học tự nhiên 7

Trung học cơ sở chương trình cũ

Nội dung chính

Môn/ Lớp

Chương/ Bài

Nội dung chính

Nguyên tử. Nguyên

tố hoá học

Hoá học 8

Chất. Nguyên tử.

Phân tử

Nguyên tử; Hạt nhân nguyên

tử; Lớp vỏ electron

Nguyên tố hoá học; Khối

lượng nguyên tử

Sơ lược về bảng tuần

hoàn các nguyên tố

hoá học

Hoá học 9

Phi kim. Sơ lược

về bảng tuần hoàn

các nguyên tố

hoá học

Nguyên

tắc

sắp

xếp

các

nguyên tố trong bảng tuần

hoàn; Cấu tạo của bảng tuần

hoàn; Sự biến đổi tính chất

của

các

nguyên

tố

trong

bảng tuần hoàn; Ý nghĩa của

bảng tuần hoàn

Phân tử

Hóa học 8

Chất. Nguyên tử.

Phân tử

Đơn chất; Hợp chất; Phân

tử

b) Sự phát triển so với hiện hành

Chủ đề Nguyên tử. Nguyên tố hoá học có bổ sung thêm nội dung về sự chuyển động

của electron trong nguyên (so với Chương trình Giáo dục phổ thông 2006 chỉ tìm hiểu

về nguyên tử: khái niệm nguyên tử, cấu tạo nguyên tử, khối lượng nguyên tử), nhằm làm

rõ sự sắp xếp các electron vào từng lớp như thế nào để làm cơ sở cho nội dung tìm hiểu

sơ lược về liên kết hoá học.

Nội dung nguyên tố hoá học tương đồng với môn Hoá học 8 Chương trình Giáo dục

phổ thông 2006. Tuy nhiên, cách đọc danh pháp hóa học được sử dụng theo danh pháp

mới (IUPAC).

15

TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN

Chủ đề Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học có nội dung tương đồng

với môn Hoá học 9 Chương trình Giáo dục phổ thông 2006 nhưng có giảm nhẹ: không tìm

hiểu nội dung về sự biến đổi tính chất của các nguyên tố trong BTH.

Chủ đề Phân tử. Đơn chất và hợp chất

Chương trình 2016, tìm hiểu khái niệm đơn chất, hợp chất rồi đến khái niệm phân

tử; không giới thiệu về liên kết hoá học. Tuy nhiên, trong Chương trình Giáo dục phổ

thông 2018, nội dung này được trình bày theo logic ngược lại, HS tìm hiểu về phân tử

trước rồi mới đến đơn chất và hợp chất. Do nguyên tử được cấu tạo bởi các hạt nhỏ nhất

và “Phân tử là hạt đại diện cho chất gồm một số nguyên tử gắn kết với nhau bằng liên kết

hoá học và thể hiện đầy đủ tính chất hoá học của chất”. Vì vậy, cần phải tìm hiểu phân

tử trước rồi mới tìm hiểu đơn chất và hợp chất.

Sơ lược về liên kết hoá học là một nội dung mới (Chương trình 2006 không học chủ đề

này). Nội dung này tìm hiểu sơ lược về liên kết ion và liên kết cộng hoá trị là cơ sở để giải

thích một số đặc điểm của các chất tồn tại trong thực tiễn và là cơ sở để tìm hiểu về hoá trị.

Về hoá trị trong Chương trình Giáo dục phổ thông 2006, quy ước lấy hoá trị của H

làm đơn vị hoá trị và H có hoá trị I. Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, từ bản chất của

liên kết cộng hoá trị (chất cộng hoá trị) đưa ra khái niệm về hoá trị: Hoá trị là con số biểu thị

khả năng liên kết của nguyên tử nguyên tố này với nguyên tử nguyên tố khác. Từ đó xét hợp

chất cộng hoá trị của hydrogen (H) với nguyên tử của nguyên tố khác, H góp 1 electron tạo

ra đôi electron chung giữa 2 nguyên từ, người ta nói H có hoá trị I. Ví dụ: Xét hợp chất cộng

hoá trị HCl mỗi nguyên tử H và Cl góp 1 electron tạo ra đôi electron dùng chung, H và Cl

có hoá trị I. Tương tự khi H kết hợp với oxygen (O), mỗi nguyên tử O góp chung 2 electron,

O liên kết với hai nguyên tử H bằng hai đôi electron chung, nên O có hoá trị II. Như vậy,

khái niệm hoá trị được hình thành dựa trên đặc điểm liên kết hoá học của các nguyên tử các

nguyên tố. Đây là cách tiếp cận khác so với Chương trình Giáo dục phổ thông 2006.

Công thức hoá học được tìm hiểu sau hóa trị và chỉ rõ được mối liên hệ giữa hoá trị

của nguyên tố với công thức hóa học.

Phần 2: NĂNG LƯỢNG VÀ SỰ BIẾN ĐỔI

a) Cấu trúc

Phần này gồm bốn chủ đề là: Tốc độ, Âm thanh, Ánh sáng và Tính chất từ của chất.

16

SÁCH GIÁO KHOA KHOA HỌC TỰ NHIÊN 7 - CÁNH DIỀU

Các kiến thức, kĩ năng trong phần này được phát triển và sắp xếp lại trên cơ sở những

nội dung trong Chương trình môn Vật lí cấp Trung học cơ sở ở Chương trình Giáo dục phổ

thông 2006. Cụ thể như bảng sau:

Khoa học tự nhiên 7

Trung học cơ sở chương trình cũ

Nội dung chính

Môn/ Lớp

Chương/ Bài

Nội dung chính

Tốc

độ

của

chuyển

động,

đồ

thị

quãng

đường – thời gian

Vật lí 8

Cơ học

Chuyển động cơ học, vận

tốc

Sự

truyền

âm,

biên

độ, tần số, độ to và độ

cao của âm, phản xạ

âm

Vật lí 7

Âm học

Nguồn âm, độ cao của âm,

độ to của âm;

Môi trường truyền âm, phản

xạ âm – tiếng vang, chống

nhiễm tiếng ồn

Ánh sáng, tia sáng

Sự phản xạ ánh sáng

Vật lí 7

Quang học

Nguồn sáng và vật sáng, sự

truyền ánh sáng, định luật

phản xạ ánh sáng, ảnh của

vật tạo bởi gương phẳng

Nam châm

Từ trường

Từ trường Trái Đất

Vật lí 9

Điện từ học

Nam

châm

vĩnh

cửu,

từ

trường, từ phổ, đường sức từ,

sự nhiễm từ, nam châm điện,

ứng dụng của nam châm

b) Sự phát triển so với chương trình cũ

Chủ đề Tốc độ làm rõ khái niệm tốc độ, chưa hình thành khái niệm vận tốc vì đó là

đại lượng vector, không thích hợp giới thiệu ở Trung học cơ sở. Hơn nữa, không phải lúc

nào tốc độ cũng bằng độ lớn của vận tốc. So với Chương trình Giáo dục phổ thông 2006,

chủ đề này có mức độ nhẹ hơn, cách tiếp cận gần gũi với thực tiễn và phù hợp với tâm sinh

lí lứa tuổi học sinh hơn.

Chủ đề Âm thanh có nội dung gần tương đồng với phần âm học ở môn Vật lí 7,

Chương trình Giáo dục phổ thông 2006 nhưng tiếp cận cũng gần gũi hơn. Phần truyền âm

trong không khí ở chủ đề này mô tả chi tiết hơn ở môn Vật lí 7.

Chủ đề Ánh sáng có nội dung giảm tải hơn so với phần tương tự ở môn Vật lí 7 của

Chương trình Giáo dục phổ thông 2006. Vì ánh sáng là một đối tượng vi mô có cả tính

sóng và tính hạt, nên ở môn Khoa học tự nhiên không nhấn mạnh sự truyền thẳng của ánh

sáng mà nhấn mạnh bản chất năng lượng của ánh sáng. Cách tiếp cận như vậy có tác dụng

làm tiền đề cho việc mô tả tính chất sóng của ánh sáng ở các lớp cao hơn.

17

TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN

Chúng ta đều biết rằng khác với Chương trình Giáo dục phổ thông 2006, Chương

trình Giáo dục phổ thông 2018 phân giáo dục phổ thông thành hai giai đoạn. Chính vì thế,

chủ đề này cùng với các nội dung ở lớp 9 là toàn bộ kiến thức, kĩ năng cốt lõi về hình học

của các tia sáng (quang hình) mà ở chương trình 2006 được phân bố dàn trải từ Trung học

cơ sở đến Trung học phổ thông.

Cần chú ý sự khác nhau giữa môn Khoa học tự nhiên và môn Vật lí 7 ở Chương

trình Giáo dục phổ thông 2006 về khái niệm tia sáng. Khi nói “Người ta quy ước biểu

diễn tia sáng bằng một đường thẳng có mũi tên chỉ hướng” không hoàn toàn trùng với

“Ta quy ước biểu diễn đường truyền ánh sáng bằng một đường thằng có mũi tên chỉ

hướng gọi là tia sáng”.

Chủ đề Tính chất từ của chất cũng được đề cập ở mức độ nhẹ hơn và gắn với thực

hành khám phá hơn so với phần tương đương ở môn Vật lí 9.

Nhìn chung, ở môn Khoa học tự nhiên, các nội dung tương đương đều dược diễn đạt

gẫn gũi và giảm tính hàn lâm hơn so với nội dung tương đương ở Chương trình Giáo dục

phổ thông 2006. Nhưng đã chú ý làm nổi rõ và giúp học sinh nhận thức được bản chất khoa

học của các đối tượng được đề cập.

Phần 3: VẬT SỐNG

a) Cấu trúc

Phần này gồm năm chủ đề: Trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng ở sinh vật, Cảm

ứng ở sinh vật, Sinh trưởng và phát triển ở sinh vật, Sinh sản ở sinh vật và Cơ thể sinh vật

là một thể thống nhất.

Các kiến thức, kĩ năng trong phần này được phát triển và sắp xếp lại trên cơ sở những

nội dung trong Chương trình môn Sinh học cấp Trung học cơ sở ở Chương trình Giáo dục

phổ thông 2016. Cụ thể như bảng sau:

Khoa học tự nhiên 7

Trung học cơ sở chương trình cũ

Nội dung chính

Môn/ Lớp

Chương/ Bài

Nội dung chính

Trao

đổi

chất

chuyển

hoá

năng

lượng ở sinh vật

Sinh học 6

Bài 11. Sự hút nước và

muối khoáng của rễ

Bài 17. Vận chuyển các

chất trong thân

Bài 21. Quang hợp

Trao

đổi

nước

khoáng ở thực vật;

Quang hợp ở thực vật;

Hô hấp ở thực vật

Sự thoát hơi nước ở

thực vật

18

SÁCH GIÁO KHOA KHOA HỌC TỰ NHIÊN 7 - CÁNH DIỀU

Khoa học tự nhiên 7

Trung học cơ sở chương trình cũ

Nội dung chính

Môn/ Lớp

Chương/ Bài

Nội dung chính

Bài 22. Ảnh hưởng của các

điều kiện bên ngoài đến quang

hợp, ý nghĩa của quang hợp

Bài 23. Cây có hô hấp không?

Bài 24. Phần lớn nước vào

cây đi đâu?

Cảm ứng ở sinh vật

Sinh trưởng và phát

triển ở sinh vật

Sinh học 6

Bài 14. Thân dài ra do đâu?

Bài 16. Thân to ra do đâu?

Sự sinh trưởng ở

thực vật

Sinh sản ở sinh vật

Sinh học 6

Bài 26. Sinh sản sinh dưỡng

tự nhiên

Bài 27. Sinh sản sinh dưỡng

do người

Bài 28. Cấu tạo và chức năng

của hoa

Bài 29. Các loại hoa

Bài 30. Thụ phấn

Bài 31. Thụ tinh, kết hạt và

tạo quả

Bài 32. Các loại quả

Bài 33. Hạt và các bộ phận

của hạt

Bài 34. Phát tán của quả và hạt

Bài 35. Những điều kiện cần

cho hạt nảy mầm

Sinh sản vô tính

ở thực vật;

Sinh sản hữu tính

ở thực vật

Cơ thể sinh vật là một

thể thống nhất

b) Sự phát triển so với chương trình cũ

Phần Vật sống của Chương trình môn Khoa học tự nhiên 7 có cấu trúc khác hoàn

toàn so với nội dung môn Sinh học 7. Phần Vật sống bao gồm năm chủ đề tương ứng với

bốn đặc trưng của cơ thể sống và một chủ đề tổng hợp mối quan hệ giữa các đặc trưng đó

tạo sự thống nhất về cấu tạo và chức năng của cơ thể sống.

19

TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN

Chủ đề Trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng ở sinh vật giới thiệu cho học sinh về

trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng; trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng ở tế bào;

trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng ở thực vật và động vật. Ở môn Sinh học 6 mới chỉ

giới thiệu cho học sinh về trao đổi nước và khoáng ở thực vật, quang hợp và hô hấp ở thực

vật. Ở chủ đề này trong môn Khoa học tự nhiên 7 đã giới thiệu đầy đủ cả đối tượng thực

vật và động vật, minh hoạ cho trao đổi chất và năng lượng ở cấp cơ thể.

Chủ đề Cảm ứng ở sinh vật bao gồm kiến thức về khái niệm cảm ứng; cảm ứng ở

thực vật; tập tính ở động vật; vai trò của cảm ứng đối với sinh vật. Chủ đề này hoàn toàn

mới so với chương trình môn Sinh học cấp Trung học cơ sở trước đây.

Chủ đề Sinh trưởng và phát triển ở sinh vật giới thiệu cho học sinh khái niệm sinh

trưởng và phát triển; cơ chế sinh trưởng ở thực vật và động vật; các giai đoạn sinh trưởng

và phát triển ở sinh vật; các nhân tố ảnh hưởng – điều hòa sinh trưởng và các phương pháp

điều khiển sinh trưởng, phát triển. Ở môn Sinh học 6 mới chỉ giới thiệu cho học sinh về

sự sinh trưởng ở thực vật. Chủ đề này trong môn Khoa học tự nhiên 7 đã mở rộng về sinh

trưởng phát triển ở cấp độ tổ chức cơ thể.

Chủ đề Sinh sản ở sinh vật bao gồm các kiến thức về khái niệm sinh sản ở sinh vật;

sinh sản vô tính; sinh sản hữu tính; các yếu tố ảnh hưởng đến sinh sản ở sinh vật; điều hòa,

điều khiển sinh sản ở sinh vật. Ở môn Sinh học 6 mới chỉ giới thiệu cho học sinh các kiến

thức về sinh sản vô tính, sinh sản hữu tính ở thực vật. Ở chủ đề này trong môn Khoa học

tự nhiên 7 đã làm rõ về quá trình sinh sản ở cấp độ tổ chức có thể.

Bài Cơ thể sinh vật là một thể thống nhất giới thiệu cho học sinh mối quan hệ giữa

tế bào, cơ thể và môi trường; mối quan hệ giữa các hoạt động sống. Từ đó chứng minh cơ

thể sinh vật là một thể thống nhất.

III. PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC TRONG MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN

1.

ĐƯỜNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC

Mỗi tiêu chí năng lực gồm nhiều chỉ báo/ chỉ số và được biểu thị bằng động từ hành

động. Sự phát triển của mỗi năng lực được thể hiện ở sự tăng trưởng số lượng và chất

lượng các chỉ số. Nếu sắp xếp sự tăng trưởng chỉ báo/ chỉ số theo chiều tăng dần ta được

một hình ảnh trực quan phản ánh mức độ phát triển từng phẩm chất và năng lực ở từng thời

điểm cụ thể trong quá trình giáo dục và được gọi là đường phát triển năng lực.

20

SÁCH GIÁO KHOA KHOA HỌC TỰ NHIÊN 7 - CÁNH DIỀU

Phẩm chất, năng lực được phát triển dần qua các lớp, các cấp/ bậc học. Tuy vậy, ở

Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, năng lực khoa học tự nhiên được thể hiện qua các

yêu cầu cần đạt ở từng bài học trong các chủ đề nhưng các phẩm chất chủ yếu và năng lực

chung thì chỉ được thể hiện theo ba mức độ yêu cầu cần đạt ứng với ba cấp học. Để giúp

học sinh phát triển, giáo viên phải thiết kế được yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực

chung cho mỗi bài học ở các chủ đề.

Để xây dựng đường phát triển năng

lực làm cơ sở cho tổ chức dạy học phù

hợp trình độ học sinh ở từng thời điểm,

có thể vận dụng thuyết vùng phát triển

gần nhất của nhà tâm lí học người Nga,

L.S.Vygotsky. Mô hình vùng phát triển

gần được thể hiện trên hình 1.

• Vùng phát triển hiện tại là vùng

mà tại đó, người học đã phát triển đến

mức

thể

tự

mình

thực

hiện

được

nhiệm vụ học tập, tự giải quyết các vấn

đề, không cần sự giúp đỡ (được đánh giá

qua mức độ tự giải quyết được vấn đề).

Ví dụ minh hoạ

Sau chủ đề Âm thanh ở môn Khoa

học tự nhiên 7, một giáo viên giao cho

học sinh thực hiện nhiệm vụ sau: Biên

độ âm phát ra từ chim con và chim mẹ

trong cùng một thời gian được biểu diễn

như hình 2. Hãy so sánh biên độ của

hai âm này.

• Vùng phát triển gần nhất là vùng nằm giữa hiện thực và tương lai gần. Ở vùng

này, người học phát triển gần đạt đến nhưng chưa chín muồi. Ở mức độ này, người học

chưa tự mình thực hiện được nhiệm vụ mà cần có sự hợp tác, giúp đỡ rồi sau đó mới tự

mình thực hiện được những nhiệm vụ tương ứng (đánh giá qua mức độ giải quyết vấn

đề khi có sự giúp đỡ, hướng dẫn).

• Vùng phát triển xa là vùng mà người học chưa phát triển đến, họ không thể thực

hiện được nhiệm vụ cho dù có sự hỗ trợ của người khác (kiến thức quá khó, yêu cầu nhiệm

vụ quá cao,...).

Hình 1. Mô hình vùng phát triển gần

của Vygotsky

Hình 2. Biểu diễn biên độ và tần số âm

do hai con chim phát ra

21

TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN

Có thể đưa nhiệm vụ học tập này về vùng phát triển gần thông qua nội dung học tập

về biểu diễn biên độ âm trên đồ thị được tóm tắt như sau: Khi loa phát âm, màng loa luân

phiên phồng ra rồi lại xẹp vào. Sự dao động như vậy của màng loa làm cho các phần tử

không khí xung quanh dao động tạo ra các vùng nén (không khí đặc lại) và các vùng giãn

(không khí loãng ra) luân phiên nhau. Nếu biểu diễn những thay đổi của áp suất không

khí tại một điểm trong không gian khi sóng âm truyền qua, ta được đồ thị như trên hình 3;

trong đó, áp suất thay đổi với biên độ được tính bằng chênh lệch giữa áp suất khí quyển và

giá trị áp suất cao nhất hoặc giá trị áp suất thấp nhất.

Ta đều biết rằng các nội dung này chưa thể thực hiện được ở lớp 7 vì học sinh chưa

học áp suất.

Như vậy, trong dạy học phải vạch ra những điều kiện thuận lợi, tối ưu cho khả năng

phát triển của người học. Phải hướng vào vùng phát triển gần nhất là vùng của những điều

mà học sinh chưa biết, nhưng họ có thể đạt được nhờ sự giúp đỡ của giáo viên. Người dạy

phải tổ chức được hoạt động dạy học phù hợp với quá trình phát triển của học sinh, dẫn dắt

họ đạt đến vùng phát triển gần nhất, đồng thời lại hình thành vùng phát triển gần tiếp theo.

Và cứ thế, học sinh sẽ phát triển liên tục. Đó chính là tính quy luật của hoạt động dạy và

hoạt động học, và cũng chính là mục đích của dạy học.

Mặt khác, khi áp dụng thuyết vùng phát triển gần trong dạy học, cần chú ý đến các

đặc trưng mang tính chủ thể, tức là các đặc điểm bản thân học sinh và sự sẵn sàng của họ

cũng như sự hỗ trợ để làm tăng mức độ thông thạo trong thực hiện nhiệm vụ học tập của

học sinh. Sự phù hợp giữa các yếu tố này là một trong những yếu tố quyết định sự thành

công của dạy học. Muốn dạy học có hiệu quả cần tránh hai thái cực: một là dạy những điều

mà học sinh đã biết, hai là dạy những điều mà họ không thể biết.

Mặc dù ở lớp 7, học sinh được học về biên độ, tần số, độ to và độ cao của âm, nhưng

chưa được học biểu diễn âm trên đồ thị. Vì thế, yêu cầu này đã thuộc vùng phát triển xa.

Hình 3. Biểu diễn biên độ của áp suất không khí khi sóng âm truyền qua

22

SÁCH GIÁO KHOA KHOA HỌC TỰ NHIÊN 7 - CÁNH DIỀU

Nghệ thuật giáo dục, dạy học là phải xác định được tính chất của sự giúp đỡ trong

mỗi trường hợp cụ thể, cũng như xác định phương thức nhờ đó có thể đảm bảo cho sự giúp

đỡ đạt hiệu quả tốt nhất và rõ ràng ở đây không có công thức chung. Nói cách khác, khi

dạy học một nội dung cụ thể không có một giáo án chung cho mọi học sinh!

Mục tiêu xuyên suốt của Chương trình môn Khoa học tự nhiên là giúp học sinh phát

triển phẩm chất, năng lực thông qua việc tìm hiểu, nhận thức, vận dụng kiến thức, kĩ năng.

Cũng như ở các môn học khác, trong dạy học môn Khoa học tự nhiên, cần tôn trọng và

khai thác vốn sống là “nguồn tri thức ngầm” ở học sinh. Muốn vậy, giáo viên cần chú ý tổ

chức dạy học thông qua các hoạt động trải nghiệm của học sinh. Cần tạo cho học sinh cơ

hội hình thành và phát triển các năng lực chung và năng lực khoa học tự nhiên khi tham

gia vào quá trình học tập gồm các bước chính: a) Trải nghiệm; b) Phân tích, rút ra kết luận;

c) Luyện tập, củng cố; d) Vận dụng.

a) Trải nghiệm

Để nhận thức và từ đó hình thành được kiến thức, kĩ năng mới, người học nhất thiết

phải có những trải nghiệm cũng như vốn kiến thức, kĩ năng nhất định. Đặc biệt, đối với

việc dạy học khoa học tự nhiên, việc hình thành kiến thức, kĩ năng không thể thiếu kết quả

của những quan sát các hiện tượng, quá trình trong tự nhiên và đời sống. Khi tổ chức dạy

học, giáo viên cần phải tìm hiểu vốn kinh nghiệm và những học vấn đã có của học sinh

trước khi tổ chức các hoạt động trải nghiệm để tiếp cận những kiến thức, kĩ năng mới.

Trên cơ sở vốn học vấn của học sinh, giáo viên sẽ có được sự định hướng và tổ chức các

hoạt động phù hợp với đối tượng. Đây chính là sự thể hiện tư tưởng cốt lõi của dạy học

phân hoá.

Khi tổ chức dạy học, giáo viên cần thiết kế các hoạt động trải nghiệm dựa trên mục

tiêu bài học và những kiến thức, kĩ năng đã có của học sinh. Đó chính là việc tạo ra các tình

huống có vấn đề để học sinh được trải nghiệm bằng cách huy động các kiến thức, kĩ năng

đã có để tìm hướng giải quyết vấn đề. Cách học trải nghiệm này giúp học sinh có được

hứng thú trong học tập, khám phá.

b) Phân tích, rút ra kết luận

Qua hoạt động trải nghiệm, học sinh đã tiếp cận bước đầu với những kiến thức,

kĩ năng mà bài học mang lại. Bước phân tích cần được thiết kế theo các hình thức học tập

phong phú, trong đó học sinh huy động được kiến thức, kĩ năng đã có để chia sẻ, thảo luận

2.

DẠY HỌC PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC

TRONG MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN

23

TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN

và hợp tác mà rút ra kết luận cần thiết. Trong giai đoạn phân tích, phát hiện ra kiến thức,

kĩ năng mới của bài học, giáo viên là người hỗ trợ học sinh chuẩn hoá những điều được

rút ra từ bài học.

c) Luyện tập, củng cố

Mỗi học sinh khi tham gia vào hoạt động này cần được tự mình giải quyết vấn đề,

đồng thời có sự chia sẻ, thảo luận với bạn về cách giải quyết. Việc thiết kế hoạt động luyện

tập, củng cố phải dựa trên việc xác định những thuận lợi và khó khăn của học sinh, dự kiến

được những tình huống học sinh cần sự hỗ trợ để có thể trợ giúp kịp thời. Khi thực hành

hay thực hiện các nhiệm vụ giúp củng cố kiến thức, kĩ năng vừa học, học sinh cũng đồng

thời huy động, liên kết với kiến thức, kĩ năng mà bản thân đã có trước đó.

d) Vận dụng

Trong hoạt động này, giáo viên hướng dẫn học sinh liên kết, sắp xếp, vận dụng các

kiến thức, kĩ năng vừa được luyện tập, củng cố ở trên để giải quyết vấn đề đặt ra. Mục đích

của hoạt động này là nhằm tạo điều kiện để học sinh sử dụng các kiến thức, kĩ năng và

kinh nghiệm đã tích luỹ được của bản thân để giải quyết vấn đề học tập hoặc vấn đề thực

tiễn một cách sáng tạo. Hoạt động này với ý nghĩa của dạy học tích hợp, có thể được giáo

viên tổ chức dưới hình thức những dự án học tập để học sinh thực hiện theo nhóm hoặc

cá nhân. Thông qua các dự án này, học sinh sẽ có cơ hội phát triển năng lực tổ chức, quản

lí các hoạt động của cá nhân, của nhóm.

Như vậy, quá trình dạy học khoa học tự nhiên được tổ chức thông qua một chuỗi các

hoạt động học tập gồm các bước chính như trên đã bao hàm ba trụ cột của mục tiêu phát

triển phẩm chất, năng lực học sinh. Đó là: dạy học phân hoá, dạy học tích hợp và dạy học

thông qua hoạt động của người học. Thông qua các hoạt động tích cực, độc lập của mỗi

học sinh, kết hợp với việc hợp tác cùng bạn học và sự trợ giúp hợp lí của giáo viên mà

phẩm chất, năng lực chung và năng lực đặc thù của học sinh sẽ được hình thành và phát

triển. Mặt khác, giáo viên có thể ghi nhận và đánh giá được quá trình hình thành, phát triển

không chỉ năng lực (chung và đặc thù) mà cả phẩm chất của học sinh thông qua các hoạt

động của mỗi học sinh cũng như sự hợp tác với học sinh khác.

Trên tinh thần đó, Chương trình môn Khoa học tự nhiên đã nêu các định hướng hình

thành và phát triển phẩm chất năng lực học sinh như sau đây.

Phương pháp hình thành và phát triển các phẩm chất chủ yếu

Thông qua việc tổ chức các hoạt động học tập, giáo viên giúp học sinh hình thành và

phát triển thế giới quan khoa học, rèn luyện tính trung thực, tình yêu lao động và tinh thần

24

SÁCH GIÁO KHOA KHOA HỌC TỰ NHIÊN 7 - CÁNH DIỀU

trách nhiệm; dựa vào các hoạt động thực nghiệm, thực hành, đặc biệt là tham quan, thực

hành ở phòng thực hành, cơ sở sản xuất và các địa bàn khác nhau để góp phần nâng cao

nhận thức của học sinh về việc bảo vệ và sử dụng hợp lí các nguồn tài nguyên thiên nhiên,

tinh thần trách nhiệm của người lao động và nguyên tắc bảo đảm an toàn trong lao động

sản xuất. Giáo viên cũng cần vận dụng các hình thức học tập đa dạng để bồi dưỡng hứng

thú và sự tự tin trong học tập, yêu thích tìm thiểu, khám phá khoa học, trân trọng những

thành quả, công lao của các nhà khoa học, khả năng vận dụng kiến thức, kĩ năng khoa học

cho học sinh.

Phương pháp hình thành, phát triển các năng lực chung

– Năng lực tự chủ và tự học

Thông qua phương pháp tổ chức dạy học, môn Khoa học tự nhiên rèn luyện cho học

sinh phương pháp tự học, tự khám phá để chiếm lĩnh kiến thức khoa học và rèn luyện kĩ

năng. Năng lực tự chủ và tự học được hình thành và phát triển thông qua các hoạt động

thực hành, làm dự án, thiết kế các hoạt động thực nghiệm trong phòng thực hành, ở thực

địa, đặc biệt trong tổ chức tìm hiểu tự nhiên.

– Năng lực giao tiếp và hợp tác

Năng lực giao tiếp và hợp tác được hình thành và phát triển thông qua các hoạt

động như quan sát, xây dựng giả thuyết khoa học, lập và thực hiện kế hoạch kiểm chứng

giả thuyết, thu thập và xử lí dữ kiện, tổng hợp kết quả và trình bày báo cáo kết quả

nghiên cứu,…

– Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo

Giải quyết vấn đề và sáng tạo là hoạt động đặc thù trong quá trình tìm hiểu và khám

phá thế giới tự nhiên. Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo được hình thành và phát triển

bằng biện pháp tổ chức cho học sinh đề xuất vấn đề, nêu giả thuyết, lập kế hoạch, thực

hiện kế hoạch tìm hiểu các hiện tượng đa dạng của thế giới tự nhiên, gần gũi với cuộc sống

hằng ngày.

Phương pháp hình thành, phát triển năng lực khoa học tự nhiên

Để phát triển thành phần năng lực nhận thức khoa học tự nhiên, giáo viên tạo cho

học sinh cơ hội huy động những hiểu biết, kinh nghiệm sẵn có để tham gia hình thành kiến

thức, kĩ năng mới. Chú ý tổ chức các hoạt động, trong đó học sinh có thể diễn đạt hiểu biết

bằng cách riêng; thực hiện so sánh, phân loại, hệ thống hoá kiến thức, vận dụng kiến thức,

kĩ năng đã học để giải thích các sự vật, hiện tượng hay giải quyết vấn đề đơn giản, qua đó,

kết nối được kiến thức mới với hệ thống tri thức đã có.

25

TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN

Để phát triển thành phần năng lực tìm hiểu tự nhiên, giáo viên tạo điều kiện để học

sinh đưa ra câu hỏi, vấn đề cần tìm hiểu; tạo cho học sinh cơ hội tham gia quá trình hình

thành kiến thức, kĩ năng mới, đề xuất và kiểm tra dự đoán, giả thuyết; thu thập bằng chứng,

phân tích, xử lí để rút ra kết luận, đánh giá kết quả thu được.

Giáo viên cần vận dụng một số phương pháp có ưu thế phát triển thành phần năng

lực này như: thực nghiệm, điều tra, dạy học giải quyết vấn đề, dạy học dự án,... Học sinh

có thể tự tìm các bằng chứng để kiểm tra các dự đoán, các giả thuyết qua việc thực hiện thí

nghiệm, hoặc tìm kiếm, thu thập thông tin qua sách, internet, điều tra,...; phân tích, xử lí

thông tin để kiểm tra dự đoán. Việc phát triển năng lực thành phần này cũng gắn với việc

tạo cơ hội cho học sinh hình thành và phát triển kĩ năng lập kế hoạch, hợp tác trong hoạt

động nhóm và kĩ năng giao tiếp qua các hoạt động trình bày, báo cáo hoặc thảo luận. Ngoài

ra, xử lí dữ liệu khi làm các bài tập lí thuyết và thực hành để rút ra kết luận cũng giúp học

sinh phát triển năng lực tìm hiểu tự nhiên.

Để phát triển thành phần năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học, giáo viên tạo

cơ hội cho học sinh đề xuất hoặc tiếp cận với các tình huống thực tiễn. Cần quan tâm rèn

luyện các kĩ năng góp phần hình thành và phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học

sinh: phát hiện vấn đề; chuyển vấn đề thành dạng có thể giải quyết bằng vận dụng kiến

thức khoa học tự nhiên; giải quyết vấn đề (thu thập, trình bày thông tin, xử lí thông tin để

rút ra kết luận); nêu giải pháp khắc phục hoặc cải tiến.

3.

VÍ DỤ VỀ DẠY HỌC PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC TRONG

MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN

Ở môn Khoa học tự nhiên, hệ thống kiến thức không phải là mục tiêu hướng đến mà

là phương tiện để đạt được mục tiêu phát triển phẩm chất và năng lực, trong đó trực tiếp là

năng lực khoa học tự nhiên. Điều này cũng có nghĩa là mục đích của dạy học ở môn Khoa

học tự nhiên không phải là trang bị thật nhiều kiến thức; giải thật nhiều bài tập khó mà là

nhận thức được bản chất sự vật, hiện tượng; áp dụng được các kiến thức, kĩ năng đã học.

Nói cách khác, việc dạy học không chỉ quan tâm đến các chất liệu (kiến thức, kĩ năng, thái

độ,...) mà quan trọng hơn là sự kết hợp chúng thế nào để có thể hình thành và phát triển

được năng lực của người học. Khi người học đạt được năng lực cũng là đạt được kiến thức,

kĩ năng một cách tối ưu nhất.

Để thực hiện được mục đích đề ra, hình thức dạy học chủ yếu trong môn Khoa học

tự nhiên là tổ chức các hoạt động học ở lớp học hoặc ở phòng thực hành; đồng thời có thể

tổ chức cho học sinh hoạt động trải nghiệm ở ngoài lớp học như tại thực địa, trong các nhà

máy, các cơ sở sản xuất kinh doanh, các làng nghề.

26

SÁCH GIÁO KHOA KHOA HỌC TỰ NHIÊN 7 - CÁNH DIỀU

Tuỳ theo mục tiêu, tính chất của hoạt động, học sinh được tổ chức làm việc độc lập,

làm việc theo nhóm hoặc làm việc chung cả lớp nhưng phải bảo đảm mỗi học sinh được

tạo điều kiện để tự mình thực hiện nhiệm vụ học tập và trải nghiệm thực tế.

Phẩm chất và năng lực chỉ có thể phát triển và thể hiện ra ở hoạt động. Vì thế, nếu

dạy học mà không tổ chức được hoạt động học để học sinh tự chiếm lĩnh kiến thức, rèn

luyện kĩ năng thì kiến thức, kĩ năng của bài học cũng không thể biến thành tri thức của học

sinh. Khi chưa thành tri thức của người học thì kiến thức, kĩ năng cũng không thể góp phần

hình thành phát triển phẩm chất và năng lực của người học. Có thể dùng các ví dụ sau đây

để minh hoạ cho nội dung này.

Dạy học “Nguyên tử” (trang 10, 11, 12 sách Khoa học tự nhiên 7).

Đây là một nội dung thuộc chủ đề lí thuyết có nhiều nội dung khó và trừu tượng, đòi

hỏi HS phải có óc tưởng tượng về thế giới vi mô, có khả năng tư duy trừu tượng. Vì vậy,

khi dạy học cần chú ý sử dụng phương pháp trực quan (sử dụng hình ảnh, tranh vẽ, mô

hình, bảng biểu, video,…) cho học sinh dễ hình dung được cấu tạo của nguyên tử, so sánh

được khối lượng, kích thước của các hạt trong hạt nhân và nguyên tử. Vì vậy, khi dạy về

“Cấu tạo nguyên tử”:

– Nếu giáo viên chỉ sử dụng phương pháp thuyết trình, học sinh chỉ nhớ được “cấu

tạo nguyên tử gồm vỏ nguyên tử và hạt nhân nguyên tử” nhưng không thể hình dung được

cấu tạo của nguyên tử như thế nào, electron chuyển động ra sao.

– Nếu giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận theo nhóm kết hợp với phương tiện

trực quan: quan sát mô hình mô phỏng 3D (hình ảnh động), tìm hiểu về cấu tạo nguyên

tử helium, học sinh sẽ dễ dàng nhận ra được cấu tạo nguyên tử gồm vỏ nguyên tử có 2

electron chuyển động xung quanh hạt nhân như thế nào; hạt nhân gồm những hạt nào; các

hạt cấu tạo nên nguyên tử: hạt nào mang điện tích âm, hạt nào mang điện tích dương, hạt

nào không mang điện.

Như vậy, thông qua hoạt động hợp tác theo nhóm góp phần giúp học sinh hình thành,

phát triển được năng lực giao tiếp và hợp tác. Đồng thời, học sinh vừa ghi nhớ được kiến thức

về cấu tạo nguyên tử, vừa phát triển kĩ năng quan sát, năng lực tự học, phẩm chất chăm chỉ

,…

Dạy học “Nam châm điện” (trang 81, 82, sách Khoa học tự nhiên 7).

– Nếu dạy học nội dung này bằng thuyết trình thì học sinh có thể chỉ nhớ được chẳng

hạn như “xung quanh nam châm điện có từ trường”.

– Nếu tổ chức để học sinh chế tạo nam châm điện bằng dụng cụ thực hành theo danh

mục thiết bị tối thiểu của Bộ Giáo dục và Đào tạo thì học sinh nhận thức được kiến thức

Ví dụ 1

Ví dụ 2

27

TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN

sâu sắc hơn, rèn luyện được thêm các kĩ năng về thực hành. Đồng thời, có thể góp phần

giúp học sinh hình thành phát triển được phẩm chất (như trung thực, có thể kiểm tra bằng

cách xem học sinh có chế tạo nam châm hay không).

– Nếu tổ chức để học sinh học tập theo nhóm, thì có thể góp phần giúp học sinh hình

thành, phát triển được năng lực giao tiếp và hợp tác.

– Có thể góp phần giúp học sinh phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo

qua việc tổ chức hoạt động chế tạo nam châm khi không hướng dẫn dùng viên bi để kiểm

tra lực hút của nam châm hoặc ở mức cao hơn là yêu cầu học sinh dùng dụng cụ khác với

dụng cụ đã cho theo danh mục, ví dụ có thể dùng đinh sắt thay cho lõi thép,…

Dạy học “Quang hợp” (trang 90, 91, 92, sách Khoa học tự nhiên 7).

– Nếu dạy học nội dung này bằng thuyết trình thì học sinh có thể chỉ nhớ được khái

niệm, diễn biến và vai trò của quang hợp đối với thực vật và đối với môi trường.

– Nếu dạy học nội dung "Quang hợp" thông qua sử dụng các video, tranh ảnh thì học

sinh vừa ghi nhớ được kiến thức về quang hợp, vừa phát triển kĩ năng quan sát, năng lực

tự học, phẩm chất chăm chỉ,…

– Tổ chức học sinh học về "Quang hợp" thông qua thực hành thí nghiệm thì học sinh

nhận thức được kiến thức sâu sắc hơn, rèn luyện được thêm các kĩ năng thực hành. Đồng

thời, có thể góp phần giúp học sinh hình thành phát triển được phẩm chất như chăm chỉ,

trung thực,...

– Nếu tổ chức để học sinh làm thí nghiệm quang hợp theo nhóm, thì có thể góp phần

giúp học sinh hình thành, phát triển được năng lực giao tiếp và hợp tác.

– Có thể góp phần giúp học sinh phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo qua

việc tổ chức hoạt động tìm hiểu về quá trình quang hợp với mức độ hướng dẫn đầy đủ hay

học sinh tự học một phần, học sinh tự học thêm dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Cách

dạy học này thường được áp dụng khi bồi dưỡng học sinh giỏi.

Từ các ví dụ trên, có thể kết luận rằng, khi thiết kế mỗi bài để dạy học, giáo viên phải

căn cứ vào yêu cầu cần đạt (quy định ở Chương trình Giáo dục phổ thông 2018) và điều

kiện thực tế để tìm ra được biểu hiện của phẩm chất, năng lực mà bài học đó cần góp phần

phát triển. Từ đó, tổ chức cho được hoạt động học của học sinh, sao cho qua hoạt động này

mà góp phần vào việc phát triển biểu hiện đã chọn.

Ví dụ 3

28

SÁCH GIÁO KHOA KHOA HỌC TỰ NHIÊN 7 - CÁNH DIỀU

IV. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ GIÁO DỤC

1.

ĐỊNH HƯỚNG CHUNG

Mục tiêu đánh giá kết quả giáo dục là cung cấp thông tin chính xác, kịp thời, có giá

trị về mức độ đạt chuẩn (yêu cầu cần đạt) của chương trình và sự tiến bộ của học sinh

để hướng dẫn hoạt động học tập, điều chỉnh các hoạt động dạy học, quản lí và phát triể̉

n

chương trình, bảo đảm sự tiến bộ của từng học sinh và nâng cao chất lượng giáo dục.

Căn cứ đánh giá là các yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực được quy định trong

Chương trình tổng thể và Chương trình môn Khoa học tự nhiên.

Đánh giá dựa trên các minh chứng là quá trình rèn luyện, học tập và các sản phẩm

trong quá trình học tập của học sinh.

Kết quả giáo dục được đánh giá bằng các hình thức định tính và định lượng thông

qua đánh giá quá trình, đánh giá tổng kết ở cơ sở giáo dục, các kì đánh giá trên diện rộng

ở cấp quốc gia, cấp địa phương và các kì đánh giá quốc tế.

Việc đánh giá quá trình do giáo viên phụ trách môn học tổ chức, dựa trên kết quả

đánh giá của giáo viên, của phụ huynh học sinh, của bản thân học sinh được đánh giá và

của các học sinh khác trong tổ, trong lớp.

Việc đánh giá tổng kết do cơ sở giáo dục tổ chức. Việc đánh giá trên diện rộng ở cấp

quốc gia, cấp địa phương do tổ chức kiểm định chất lượng cấp quốc gia hoặc cấp tỉnh,

thành phố trực thuộc trung ương tổ chức để phục vụ công tác quản lí các hoạt động dạy

học, phát triển chương trình và nâng cao chất lượng giáo dục.

Phương thức đánh giá bảo đảm độ tin cậy, khách quan, phù hợp với từng lứa tuổi,

từng cấp học, không gây áp lực lên học sinh, hạn chế tốn kém cho ngân sách nhà nước, gia

đình học sinh và xã hội.

2.

MỘT SỐ HÌNH THỨC KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ

Môn Khoa học tự nhiên sử dụng các hình thức đánh giá sau:

– Đánh giá thông qua bài viết: bài tự luận, bài trắc nghiệm khách quan, bài tiểu luận,

báo cáo,...

– Đánh giá thông qua vấn đáp: câu hỏi vấn đáp, phỏng vấn, thuyết trình,...

29

TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN

– Đánh giá thông qua quan sát: quan sát thái độ, hoạt động của học sinh qua bài thực

hành thí nghiệm, thảo luận nhóm, học ngoài lớp học, tham quan các cơ sở khoa học, cơ sở

sản xuất, thực hiện dự án vận dụng kiến thức, kĩ năng trong thực tiễn,… bằng một số công

cụ như sử dụng bảng quan sát, bảng kiểm, hồ sơ học tập,...

Như trên đã nói, ở sách Khoa học tự nhiên 7, các câu hỏi, bài tập đi kèm các hoạt

động ở các bài học, các câu hỏi, bài luyện tập cuối mỗi một hoặc hai chủ là tư liệu giúp

giáo viên trong việc đánh giá và giúp HS có thể tự đánh giá mức độ nhận thức qua chủ đề.

Sách không tổ chức bài kiểm tra đánh giá riêng vì thể hiện quan điểm mới về đánh giá:

đánh giá trong quá trình học tập, qua sản phẩm học tập của học sinh,…

GỢI Ý THỜI LƯỢNG

Nội dung

Số tiết

BÀI MỞ ĐẦU

6

PHẦN 1. CHẤT VÀ SỰ BIẾN ĐỔI CỦA CHẤT

Chủ đề 1: Nguyên tử. Nguyên tố hoá học

1. Nguyên tử

4

2. Nguyên tố hoá học

4

Chủ đề 2: Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học

3. Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học

6

Chủ đề 3: Phân tử

4. Phân tử, đơn chất, hợp chất

3

5. Giới thiệu về liên kết hoá học

6

6. Hoá trị, công thức hoá học

5

PHẦN 2. NĂNG LƯỢNG VÀ SỰ BIẾN ĐỔI

Chủ đề 4: Tốc độ

7. Tốc độ của chuyển động

5

30

SÁCH GIÁO KHOA KHOA HỌC TỰ NHIÊN 7 - CÁNH DIỀU

Nội dung

Số tiết

8. Đồ thị quãng đường – thời gian

6

Chủ đề 5: Âm thanh

9. Sự truyền âm

3

10. Biên độ, tần số, độ to, độ cao của âm

5

11. Phản xạ âm

2

Chủ đề 6: Ánh sáng

12. Ánh sáng, tia sáng

3

13. Sự phản xạ ánh sáng

5

Chủ đề 7: Tính chất từ của chất

14. Nam châm

4

15. Từ trường

4

16. Từ trường Trái Đất

2

PHẦN 3. VẬT SỐNG

Chủ đề 8: Trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng ở sinh vật

17. Vai trò của trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng ở sinh vật

3

18. Quang hợp ở thực vật

4

19. Các yếu tố ảnh hưởng đến quang hợp

2

20. Thực hành về quang hợp ở cây xanh

2

21. Hô hấp tế bào

5

22. Các yếu tố ảnh hưởng đến hô hấp tế bào

2

31

TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN

Nội dung

Số tiết

23. Trao đổi khí ở sinh vật

4

24. Vai trò của nước và các chất dinh dưỡng đối với cơ thể sinh vật

2

25. Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở thực vật

4

26. Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở động vật

4

Chủ đề 9: Cảm ứng ở sinh vật

27. Khái quát về cảm ứng và cảm ứng ở thực vật

2

28. Tập tính ở động vật

2

Chủ đề 10: Sinh trưởng và phát triển ở sinh vật

29. Khái quát về sinh trưởng, phát triển ở sinh vật

2

30. Sinh trưởng và phát triển ở thực vật

3

31. Sinh trưởng và phát triển ở động vật

2

Chủ đề 11: Sinh sản ở sinh vật

32. Khái quát về sinh sản và sinh sản vô tính ở sinh vật

3

33. Sinh sản hữu tính ở sinh vật

3

34. Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh sản và điều khiển sinh sản ở

sinh vật

2

Chủ đề 12: Cơ thể sinh vật là một thể thống nhất

2

35. Sự thống nhất về cấu trúc và các hoạt động sống trong cơ thể

sinh vật

Đánh giá định kì

14

32

SÁCH GIÁO KHOA KHOA HỌC TỰ NHIÊN 7 - CÁNH DIỀU

HƯỚNG DẪN SOẠN MỘT BÀI CỤ THỂ

NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC

2

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Về năng lực

a) Năng lực khoa học tự nhiên

− Phát biểu được khái niệm về nguyên tố hoá học và kí hiệu nguyên tố hoá học.

− Viết được công thức hoá học và đọc được tên của 20 nguyên tố đầu tiên.

− Thông qua các hoạt động làm việc cá nhân, hoạt động nhóm, trò chơi học tập, học

sinh tìm tòi, khám phá khái niệm, kí hiệu nguyên tố hoá học. Viết và đọc tên 20 nguyên

tố đầu tiên.

− Vận dụng các kiến thức kĩ năng, kĩ năng đã học để đọc tên, viết kí hiệu của một số

nguyên tố hoá học có nhiều ứng dụng trong thực tiễn và tìm hiểu được các ứng dụng của

chúng trong thực tiễn.

b) Năng lực chung

− Chủ động thực hiện được những công việc của bản thân trong học tập.

− Lựa chọn và lưu giữ được thông tin bằng ghi chép, tóm tắt nội dung của bài.

− Sử dụng ngôn ngữ viết kí hiệu, đọc tên nguyên tố hóa học.

− Hợp tác với các bạn một cách tích cực và hoàn thành nhiệm vụ của nhóm.

2. Về phẩm chất

− Luôn cố gắng để đạt kết quả trong hoạt động học tập.

− Thích đọc và tìm kiếm tư liệu trên mạng và các nguồn khác nhau để mở rộng hiểu biết.

33

TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

− Hình ảnh, câu hỏi trong SGK; các tấm thẻ tên và kí hiệu nguyên tố hoá học; video

hướng dẫn đọc tên nguyên tố hoá học.

− Máy tính, máy chiếu.

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC

Hoạt động 2.1. Mở đầu

Mục tiêu

Khơi gợi và gây hứng thú tìm tòi cho học sinh (HS), có thể qua một số hiện tượng

trong thực tiễn hoặc đặt câu hỏi/ vấn đề kết nối những điều đã biết và sẽ học, hướng tới

việc học sinh xác định nhiệm vụ học tập trong bài.

− Góp phần hình thành, phát triển các biểu hiện của năng lực [II].

Căn cứ đánh giá: Câu trả lời của HS có thể chưa đúng, chưa chính xác, giáo viên (GV)

không đánh giá mà dẫn dắt HS vào bài mới, yêu cầu HS xác định nhiệm vụ học tập của

bài học.

Phương tiện dạy học: Máy tính, máy chiếu, hình ảnh lọ thuốc (trang 15, SGK KHTN

7, Cánh Diều).

Gợi ý tổ chức hoạt động

− GV có thể sử dụng hình ảnh trong SGK chiếu lên màn hình cho HS quan sát và đặt câu

hỏi như SGK gợi ý hoặc GV có thể có cách đặt vấn đề khác.

− GV có thể sử dụng một số câu hỏi dưới hình thức kiểm tra bài cũ hoặc trò chơi để kết

nối với bài học. Một số câu hỏi gợi ý:

Câu 1. Hạt nhân nguyên tử gồm:

A. proton, neutron và electron.

C. electron và proton.

B. electron và neutron.

D. proton và neutron.

Câu 2. Khẳng định nào sau đây là sai?

A. Số proton bằng số electron.

B. Vỏ nguyên tử tạo bởi các electron mang điện (+).

34

SÁCH GIÁO KHOA KHOA HỌC TỰ NHIÊN 7 - CÁNH DIỀU

C. Khối lượng nguyên tử xấp xỉ bằng khối lượng hạt nhân.

D. Nguyên tử trung hoà về điện.

Câu 3. Điền số thích hợp vào ô trống trong bảng sau:

Số p

Số n

Số e

Nguyên tử 1

19

20

Nguyên tử 2

20

20

Nguyên tử 3

19

21

Nguyên tử 4

17

18

Nguyên tử 5

17

20

Trong các nguyên tử trên, những nguyên tử nào có cùng số proton và electron?

Hoạt động 2.2. Tìm hiểu nguyên tố hoá học là gì

Mục tiêu

Thực hiện các mục tiêu: (1.1), (2.1).

− Góp phần hình thành, phát triển các biểu hiện của năng lực, phẩm chất: [II], PC3.

Căn cứ đánh giá: Câu trả lời của HS.

Câu 1. Nguyên tố hoá học là tập hợp những nguyên tử có cùng số proton trong hạt

nhân nguyên tử.

Câu 2. Các nguyên tử thuộc cùng một nguyên tố hoá học thì có tính chất hoá học

như nhau.

Câu 3. Nguyên tử X1, X3, X7 thuộc cùng một nguyên tố hoá học vì có cùng 8

proton và 8 electron trong nguyên tử;

Nguyên tử X2, X5 thuộc cùng một nguyên tố hoá học vì có cùng 7 proton và 7

electron trong nguyên tử;

Nguyên tử X4, X8 thuộc cùng một nguyên tố hoá học vì có cùng 6 proton và

6electron trong nguyên tử.

Phương tiện dạy học: Logo hỏi 1 và logo luyện tập 1 (trang 15, 16 SGK KHTN 7,

Cánh Diều).

Gợi ý tổ chức hoạt động: Sử dụng phương pháp đàm thoại gợi mở.

Từ hoạt động khởi động/ đặt vấn đề: Trong câu 3 ở trên, các cặp nguyên tử 1 và 3;

35

TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN

nguyên tử 4 và 5 có cùng số proton. Người ta nói nguyên tử 1 và 3 thuộc cùng một

nguyên tố hoá học; nguyên tử 4 và 5 thuộc cùng một nguyên tố hoá học.

(1) Vậy nguyên tố hoá học là gì?

− Gọi HS nhận xét và kết luận.

(2) Sử dụng logo hỏi 1, logo luyện tập 1 SGK để yêu cầu HS trả lời.

− GV có thể cho HS là việc cá nhân hoặc thiết kế phiếu học tập theo nhóm.

* Tìm hiểu một số nguyên tố hoá học có trong cơ thể con người

− GV cho HS đọc mục em có biết và khai thác hiểu biết của học sinh (Ví dụ: Kể tên một

số nguyên tố hoá học có trong cơ thể mà em biết. Vì sao chúng ta phải ăn thực phẩm đa

dạng, đủ các nhóm chất dinh dưỡng? Tìm hiểu một số nguyên tố hoá học phổ biến nhất

trên Trái Đất, trong vũ trụ. Trong không khí, nguyên tố hoá học nào có nhiều nhất?

Hoạt động 2.3. Tìm hiểu tên nguyên tố hoá học

Mục tiêu

− Thực hiện các mục tiêu: (1.2), (2.1).

− Góp phần hình thành, phát triển các biểu hiện của năng lực, phẩm chất: [II], PC3.

Căn cứ đánh giá: Kết quả HS trả lời về đọc tên nguyên tố hoá học

Phương tiện dạy học: Bảng 2.1 (trang17 SGK KHTN 7).

Gợi ý tổ chức hoạt động

− GV đặt vấn đề: Mỗi nguyên tố hoá học đều có tên gọi riêng. Việc đặt tên dựa vào nhiều

cách khác nhau: theo tên người phát hiện ra nguyên tố, theo tên nơi nguyên tố được phát

hiện ra hoặc liên quan đến tính chất và ứng dụng của nguyên tố.

Ngoài các ví dụ trong SGK, GV có thể lấy thêm các ví dụ khác.

Gợi ý cho GV nguồn gốc tên gọi của một số nguyên tố hoá học.

+ Americium, tên gọi để kỉ niệm America (Mỹ) là nơi đã khám phá ra và tổng hợp

ra nguyên tố này.

+ Calcium, từ tiếng La tinh “Calcis”, nghĩa là vôi hoặc calcium oxide

+ Chlorine, từ tiếng Hy Lạp “Chloros”, nghĩa là xanh lá cây sáng. Chlorine ở thể

khí có màu vàng lục.

36

SÁCH GIÁO KHOA KHOA HỌC TỰ NHIÊN 7 - CÁNH DIỀU

+ Helium, từ tiếng Hy Lạp “Helios” nghĩa là Mặt Trời, bởi vì nó được phát hiện lần

đầu tiên trong quang phổ Mặt Trời.

+ Silicon, từ tiếng La tinh “Silics” nghĩa là “cát”. Trong thực tế, silic có nhiều trong cát.

GV hướng dẫn HS đọc tên một số nguyên tố trong 20 nguyên tố đầu tiên.

Lưu ý: Đây là bài đầu tiên HS được học tên các nguyên tố và tên khi đọc đều bằng tiếng

Anh nên GV lưu ý dành thời gian rèn cho HS kĩ năng đọc tên nguyên tố, phát âm chuẩn.

− GV có thể tham khảo bảng 2.1 (SGK) và video hướng dẫn cách đọc tên nguyên tố

hoá học (học liệu điện tử của nhà xuất bản).

− Hoạt động luyện tập: GV tổ chức cho HS thực hiện logo luyện tập 2: Cho HS đọc tên

20 nguyên tố hoá học trong bảng 2.1. GV có thể linh hoạt tổ chức dưới dạng đố vui hoặc

trò chơi.

Hoạt động 2.4. Viết kí hiệu hoá học của các nguyên tố

Mục tiêu

− Thực hiện các mục tiêu: (1.2), (2.1).

− Góp phần hình thành, phát triển các biểu hiện của năng lực, phẩm chất: [II], PC3.

Căn cứ đánh giá

− Kết quả thực hiện trò chơi của HS.

− Câu trả lời của HS:

Logo hỏi 2 SGK.

Nguyên tố hoá học

Kí hiệu

Nguyên tố hoá học

Kí hiệu

Iodine

I

Neon

Ne

Fluorine

F

Silicon

Si

Phosphorous

P

Aluminium

Al

Logo luyện tập 3 SGK: Tên các nguyên tố tương ứng với kí hiệu hoá học: carbon (C),

oxygen (O), magnesium (Mg), lưu huỳnh/sulfur (S).

Đáp án phần tìm hiểu thêm

− Ba nguyên tố hoá học có khối lượng lớn nhất trong vỏ Trái Đất là oxygen chiếm

46,6%; silicon chiếm 27,7% và aluminium chiếm 8,1 %.

37

TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN

− Nguyên tố hoá học có nhiều nhất trong vũ trụ là hydrogen. Hydrogen được sinh ra

nhiều nhất trong vũ trụ do vụ nổ lớn Big Bang.

Phương tiện dạy học: Các tấm thẻ tên v

à kí hiệu các nguyên tố hoá học như sau:

Gợi ý tổ chức hoạt động

− GV giới thiệu quy tắc viết kí hiệu nguyên tố hoá học, sau đó cho HS viết kí hiệu hoá

học từ tên và ngược lại.

− Có thể sử dụng trò chơi ghép tên và kí hiệu nguyên tố hoá học bằng các tấm thẻ như

sau: GV cho HS làm việc cặp đôi hoặc theo nhóm: HS A giữ bộ tên nguyên tố hoá học

và HS B giữ bộ kí hiệu hoá học. Tìm tên và kí hiệu hoá học của nguyên tố phù hợp.

− GV cho HS thảo luận logo hỏi 2, logo luyện tập 3 (SGK).

38

SÁCH GIÁO KHOA KHOA HỌC TỰ NHIÊN 7 - CÁNH DIỀU

− GV cung cấp thêm thông tin hoặc hướng dẫn HS về nhà tìm hiểu để trả lời các câu hỏi

trong mục tìm hiểu thêm.

Hoạt động 2.5. Hoạt động luyện tập và vận dụng

Mục tiêu

− Củng cố, luyện tập, vận dụng để xác định các nguyên tử thuộc cùng một nguyên tố

hoá học, đọc tên và viết kí hiệu hoá học của 20 nguyên tố hoá học đầu tiên trong bảng

2.1. Thực hiện mục tiêu (3.1).

− Góp phần hình thành, phát triển các biểu hiện của năng lực, phẩm chất: [I], [II], PC3.

Căn cứ đánh giá: Kết quả trả lời của HS.

Logo luyện tập 4.

(1) Lithium

(2) He

(3) Sodium

(4) Aluminium

(5) Ne

(6) P

(7) Chlorine

(8) Fluorine

Logo vận dụng.

a) Ca

b) Ba thực phẩm có nhiều calcium: trứng, sản phẩm làm từ sữa (sữa tươi, phomai, sữa

chua,…), hải sản (tôm, cua,…).

Phương tiện dạy học: Logo luyện tập 4, 5 và logo vận dụng SGK.

Gợi ý tổ chức hoạt động

− GV tổ chức cho HS làm việc theo cặp đôi, thảo luận các câu hỏi trong logo luyện tập

và vận dụng.

− Đại diện HS trả lời.

− GV nhận xét, thông báo đáp án.

− GV tổng kết kiến thức đã học trong bài, nhận xét tinh thần, thái độ và kết quả học tập

của HS.

− GV giao nhiệm vụ về nhà bài tập 3, 4 trang 26 SGK.

Lưu ý: Hoạt động luyện tập và vận dụng có thể linh hoạt, GV có thể để cuối chủ đề tiến

hành cũng được. Với chủ đề này nên sử dụng sau mỗi hoạt động hình thành kiến thức,

kĩ năng tổ chức luôn cho HS luyện tập nhằm củng cố khắc sâu kiến thức, kĩ năng và vận

dụng luôn thì sẽ thuận lợi hơn.

39

TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN

NAM CHÂM

14

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Về năng lực

a) Năng lực khoa học tự nhiên

– Tiến hành thí nghiệm để nêu được: tác dụng của nam châm đến các vật liệu khác nhau;

sự định hướng của thanh nam châm (kim nam châm).

– Xác định được cực bắc và cực nam của một thanh nam châm.

b) Năng lực chung

− Giao tiếp và hợp tác: thảo luận nhóm đạt được các yêu cầu của GV.

− Tự đánh giá các hoạt động và sản phẩm học tập của bản thân/ nhóm và đánh giá được

sản phẩm của nhóm bạn.

2. Về phẩm chất

− Trung thực trong thí nghiệm về tác dụng của nam châm và sự định hướng của thanh

nam châm.

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

− Hình 14.1 SGK, hình ảnh về bộ phận giữ cánh cửa, giữ giấy trên bảng sắt, chuông điện

sử dụng nam châm điện, hình ảnh đầu cần cẩu có gắn nam châm điện,...

− Các dụng cụ thí nghiệm trong hình 14.2, 14.4 và 14.5 SGK; các vật làm bằng: đồng,

nhôm, sắt, nhựa, thuỷ tinh, gỗ,...

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC

Hoạt động 14.1. Nêu vấn đề cần tìm hiểu

Mục tiêu

− Tạo hứng thú, giúp HS liên hệ tri thức đã có với kiến thức, kĩ năng sẽ học.

− Dẫn dắt HS vào bài học.

Căn cứ đánh giá: Nội dung HS thảo luận (mức độ mà HS nhận xét hay trả lời câu hỏi

theo gợi ý, dẫn dắt của GV).

Phương tiện dạy học: Hình 14.1 SGK, hình ảnh về bộ phận giữ cánh cửa, giữ giấy trên

bảng sắt, chuông điện sử dụng nam châm điện, hình ảnh đầu cần cẩu có gắn nam châm

điện,...

40

SÁCH GIÁO KHOA KHOA HỌC TỰ NHIÊN 7 - CÁNH DIỀU

Gợi ý tổ chức hoạt động

GV tổ chức để HS trả lời câu hỏi ở biểu tượng bóng đèn hoặc yêu cầu do GV đưa ra. Có

thể tiến hành theo gợi ý sau:

− GV trình bày sự phát hiện ra một loại đá được gọi là đá nam châm có khả năng giúp

xác định phương hướng địa lí từ hai nghìn năm trước và một số ứng dụng của nó trong

các vật dụng hiện nay.

− GV yêu cầu HS nêu những vật dụng trong đời sống có sử dụng nam châm mà các

em biết.

− HS nêu các bộ phận ở các vật dụng sử dụng nam châm, ví dụ như: nam châm được sử

dụng ở cửa tủ lạnh, nam châm giữ các tờ giấy trên bảng sắt, ở khoá cặp sách,...

− Tiếp theo, GV đưa ra câu hỏi: Nam châm có tính chất gì mà chúng lại được sử dụng

nhiều như thế?

Hoạt động 14.2. Hình thành kiến thức, kĩ năng mới

Mục tiêu

− Tiến hành thí nghiệm để nêu được: sự định hướng của thanh nam châm hoặc kim nam

châm khi để tự do; tác dụng của nam châm đến các vật liệu khác nhau.

− Xác định được cực bắc và cực nam của một thanh nam châm.

− Góp phần hình thành, phát triển các biểu hiện của năng lực: [II], (1.2), (1.3), (1.4).

Căn cứ đánh giá: Kết quả HS thực hiện yêu cầu của GV (khi thực hiện các kĩ năng như:

lắp đặt dụng cụ, tiến hành thí nghiệm, quan sát hiện tượng, phân tích, so sánh kết quả của

nhóm mình với nhóm khác,...).

Phương tiện dạy học: Các dụng cụ thí nghiệm trong hình 14.2, 14.4 và 14.5 SGK; các

vật làm bằng: đồng, nhôm, sắt, nhựa, thuỷ tinh, gỗ,...

Gợi ý tổ chức hoạt động

GV tổ chức để các nhóm HS làm thí nghiệm với các dụng cụ như trên hình 14.2

(hoặc 14.4).

− GV nêu câu hỏi: Khi thanh nam châm được treo trên đoạn dây, trục dài của nó được

định hướng như thế nào?

− GV yêu cầu HS bố trí và tiến hành thí nghiệm, quan sát và rút ra kết quả thí nghiệm;

41

TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN

so sánh kết quả với các nhóm khác và đi đến kết luận (theo cách diễn đạt của HS).

GV chốt lại như trình bày ở SGK.

GV tổ chức để các nhóm HS làm thí nghiệm với các dụng cụ như trên hình 14.5.

− GV nêu câu hỏi: Nam châm tác dụng lên vật làm bằng các vật liệu khác nhau như thế

nào? GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi đó thông qua hai câu hỏi: 1) Nam châm tác dụng

lên nam châm khác như thế nào?. 2) Nam châm tác dụng lên các vật khác như thế nào?

− GV chia lớp thành các nhóm tiến hành thí nghiệm song song. Các nhóm lẻ tiến hành

thí nghiệm và trả lời câu hỏi 1, các nhóm chẵn tiến hành thí nghiệm và trả lời câu hỏi 2.

− GV yêu cầu từng nhóm HS hoàn thiện bảng 1 và bảng 2.

Bảng 1

Cực từ của nam châm

Đẩy nhau

Hút nhau

Các cực cùng tên

Các cực khác tên

Bảng 2

Vật

Nam châm hút

Miếng đồng nhỏ

Miếng nhôm nhỏ

Đinh sắt

Mẩu thép

Miếng nhựa nhỏ

Miếng thuỷ tinh

Vụn gỗ

− Sau khi HS nêu tên các vật được làm từ các vật liệu mà nam châm hút (ở bảng 2), GV

thông báo: các vật liệu đó được gọi là những vật liệu từ.

− Cuối cùng, GV có thể yêu cầu HS đưa ra câu trả lời đối với câu hỏi 1 và 2 (theo cách

diễn đạt của HS) rồi GV chốt lại nội dung cuối cùng như ở SGK.

42

SÁCH GIÁO KHOA KHOA HỌC TỰ NHIÊN 7 - CÁNH DIỀU

Hoạt động 14.3. Luyện tập

Mục tiêu

− Giúp HS hiểu sâu hơn kiến thức và thành thạo hơn kĩ năng về sự định hướng của kim

nam châm, xác định được cực bắc và cực nam của một kim nam châm.

− Góp phần hình thành, phát triển các biểu hiện của năng lực: [I], [II], (1.2), (1.3), (1.4),

(2.2), (2.3), (2.4).

Căn cứ đánh giá

− Kết quả HS trả lời câu hỏi.

− Nội dung HS thảo luận.

Phương tiện dạy học: GV chuẩn bị một bộ dụng cụ cho từng nhóm được mô tả ở hình

14.4 SGK. Đối với các bài luyện tập và vận dụng khác, nên có một bộ dụng cụ tương

ứng để kiểm tra tính đúng đắn của các phương án do HS đưa ra.

Gợi ý tổ chức hoạt động

− GV có thể chia lớp thành hai nhóm. Một nhóm làm bài luyện tập 1, một nhóm làm bài

luyện tập 2. Sau đó đại diện nhóm trình bày kết quả, thảo luận trên phạm vi toàn lớp.

Gợi ý trả lời:

Logo luyện tập 1: Khi được tự do, kim nam châm nằm dọc theo hướng nam bắc địa lí.

Logo luyện tập 2: Đưa cực N của thanh A gần một trong hai cực của thanh B, nếu có lực

hút thì cực này của thanh B là cực S, cực còn lại là cực N. Nếu có lực đẩy thì cực này

của thanh B là cực N, cực còn lại là cực S.

Hoạt động 14.4. Vận dụng

Mục tiêu

− HS vận dụng được kiến thức và kĩ năng đã học về nam châm tác dụng lên các vật.

− Góp phần hình thành, phát triển các biểu hiện của năng lực: [I], [II], (2.5), (3.1).

Căn cứ đánh giá: Câu trả lời do HS đưa ra.

Gợi ý tổ chức hoạt động

GV tổ chức luyện tập, vận dụng theo nhóm, sau đó yêu cầu HS trình bày và bảo vệ kết

quả trên phạm vi toàn lớp thông qua hoạt động trả lời câu vận dụng trang 78 SGK.

Gợi ý trả lời:

Có thể sử dụng nam châm để tách đồng thời nickel, sắt hay cobalt ra khỏi hỗn hợp này.

Vì nam châm hút được vật làm bằng sắt, cobalt, nickel.

43

TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN

TẬP TÍNH Ở ĐỘNG VẬT

28

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Về năng lực

a) Năng lực khoa học tự nhiên

− Phát biểu được khái niệm tập tính ở động vật; lấy được ví dụ minh hoạ.

− Nêu được vai trò của tập tính đối với động vật.

− Thực hành: quan sát, ghi chép và trình bày được kết quả quan sát một số tập tính của

động vật.

− Vận dụng được các kiến thức, kĩ năng về tập tính ở động vật vào giải thích một số

hiện tượng trong thực tiễn.

b) Năng lực chung

− Chủ động đọc sách giáo khoa, tìm kiếm tài liệu về tập tính ở động vật.

− Tham gia thảo luận nhóm thực hiện được các sản phẩm của nhóm về tập tính của

động vật.

− Tự đánh giá các hoạt động và sản phẩm học tập của bản thân/ nhóm và đánh giá được

sản phẩm của nhóm bạn.

2. Về phẩm chất

− Có ý thức tìm kiếm thông tin, tài liệu về tập tính ở động vật.

− Trung thực trong thực hành quan sát tập tính của động vật.

− Yêu động vật, có ý thức bảo vệ động vật quý hiếm.

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

− Tranh ảnh phóng to hình 28.2. về các tập tính ở động vật.

− Video về tập tính ở một số loài động vật: ví dụ, tập tính của khỉ, hổ, nhện,…

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC

Hoạt động 28.1. Mở đầu

Mục tiêu: Kích thích sự tò mò của HS dựa trên vốn hiểu biết về tập tính ở động vật ở

sinh vật.

44

SÁCH GIÁO KHOA KHOA HỌC TỰ NHIÊN 7 - CÁNH DIỀU

Căn cứ đánh giá: Kết quả trả lời của HS.

Phương tiện dạy học: Hình 28.1 SGK.

Gợi ý tổ chức hoạt động

− GV có thể sử dụng tình huống trong SGK, yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Quan sát hình

28.1, mô tả hoạt động của mèo và chuột. Hoạt động đó của mèo và chuột có gọi là cảm

ứng không? Vì sao?

− GV yêu cầu HS thảo luận với bạn và thống nhất kết quả.

− GV gọi đại diện HS trả lời câu hỏi.

− GV nhận xét và đặt vấn đề vào bài.

Hoạt động 28.2. Hình thành kiến thức, kĩ năng

Hoạt động 28.2a. Tìm hiểu khái niệm và vai trò của tập tính ở động vật

Mục tiêu

− Phát biểu được khái niệm tập tính ở động vật; lấy được ví dụ minh hoạ.

− Nêu được vai trò của tập tính đối với động vật.

Căn cứ đánh giá: Câu trả lời của HS.

• Tập tính là một chuỗi phản ứng của động vật trả lời kích thích của môi trường,

nhờ đó động vật thích nghi với môi trường sống. Tập tính của động vật rất đa dạng, có

hai loại tập tính là tập tính bẩm sinh và tập tính học được.

• Tập tính có vai trò quan trọng trong đời sống của động vật vì liên quan mật thiết đến

sự tồn tại và phát triển nòi giống; đảm bảo cho động vật thích nghi với môi trường sống.

Phương tiện dạy học: Tranh, ảnh, video về tập tính ở động vật.

Gợi ý tổ chức hoạt động

− GV yêu cầu HS thảo luận nhóm, sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn. Nhiệm vụ như sau:

Trả lời các câu hỏi sau:

1. Thế nào là tập tính ở động vật? Cho ví dụ tập tính ở một số động vật mà em biết.

2. Nêu vai trò của tập tính đối với động vật.

3. Quan sát hình 28.2:

a) Nêu ý nghĩa của mỗi tập tính đối với động vật, con người ở các hình a, b, c, d.

b) Cho biết tập tính nào là bẩm sinh, tập tính nào là học được.

− Yêu cầu các nhóm đánh giá lẫn nhau.

45

TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN

− Các nhóm nhận lại sản phẩm của nhóm, chỉnh sửa.

− Đại diện 1 – 2 nhóm báo cáo, các nhóm khác góp ý, bổ sung.

− GV nhận xét và kết luận.

Hoạt động 28.2b. Thực hành quan sát tập tính ở động vật

Mục tiêu: Thực hành: quan sát, ghi chép và trình bày được kết quả quan sát một số tập

tính của động vật.

Căn cứ đánh giá: Bảng ghi chép về các tập tính của động vật.

Phương tiện dạy học: Tranh, ảnh, video về tập tính ở động vật.

Gợi ý tổ chức hoạt động

− GV yêu cầu HS quan sát video, tìm hiểu tập tính của động vật ghi chép thông tin về

tập tính của động vật theo bảng sau:

Tên động vật

Tên tập tính

Cách thể hiện tập tính

− Sau khi HS làm việc cá nhân, yêu cầu HS thảo luận cặp đôi về bảng đã thực hiện,

thống nhất sản phẩm.

− GV yêu cầu một số cặp đôi trình bày kết quả quan sát được. Các cặp đôi khác góp ý,

bổ sung.

− GV nhận xét và kết luận.

− GV cũng có thể yêu cầu HS về nhà thực hành tìm hiểu một số tập tính của động vật ở

gia đình hoặc ở địa phương.

Hoạt động 28.3. Tìm hiểu ứng dụng hiểu biết về tập tính vào thực tiễn

Mục tiêu: Vận dụng được các kiến thức cảm ứng ở động vật vào giải thích một số hiện

tượng trong thực tiễn.

Căn cứ đánh giá: Ứng dụng hiểu biết về tập tính trong sản xuất nông nghiệp, truy tìm

tội phạm, xây dựng thói quen tốt trong sinh hoạt, làm việc, học tập,…

Phương tiện dạy học: Tài liệu, video ứng dụng tập tính vào thực tiễn.

Gợi ý tổ chức hoạt động

− GV có thể cung cấp thêm thông tin, tài liệu về ứng dụng tập tính vào thực tiễn.

46

SÁCH GIÁO KHOA KHOA HỌC TỰ NHIÊN 7 - CÁNH DIỀU

− GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi trả lời câu hỏi:

1. Người ta đã ứng dụng hiểu biết về tập tính vào những lĩnh vực nào?

2. Kể thêm một số ứng dụng hiểu biết về tập tính của động vật vào thực tiễn.

− Có thể tìm thêm một số video về ứng dụng tập tính động vật trong huấn luyện chó

nghiệp vụ, dạy cá voi, hải cẩu làm xiếc,… để chiếu cho HS quan sát.

− GV gọi đại diện một vài nhóm trả lời các câu hỏi, các nhóm khác nhận xét bổ sung.

− GV nhận xét và kết luận.

Hoạt động 28.3. Luyện tập

Mục tiêu: Củng cố, khắc sâu kiến thức, kĩ năng về tập tính ở động vật.

Căn cứ đánh giá: Kết quả thảo luận của HS về các dạng tập tính và ý nghĩa của các

tập tính.

Phương tiện dạy học: Các câu hỏi trong logo luyện tập SGK.

Gợi ý tổ chức hoạt động

− Yêu cầu HS hoạt động nhóm 3 − 4 người, thảo luận hoàn thành nhiệm vụ sau:

Những tập tính có trong bảng sau là tập tính bẩm sinh hay tập tính học được. Nêu ý nghĩa

của các tập tính đó đối với động vật.

Tiêu chí so sánh

Tập tính

bẩm sinh

Tập tính học được

Ý nghĩa

Chim, cá di cư

Ong, kiến sống thành đàn

Chó tiết nước bọt khi ngửi thấy

mùi thức ăn

Mèo rình bắt chuột

Chim ấp trứng

− GV gọi đại diện một vài nhóm trả lời các câu hỏi, các nhóm khác nhận xét bổ sung.

− GV nhận xét và kết luận.

Hoạt động 28.4. Vận dụng

Mục tiêu: Vận dụng được các kiến thức về tập tính ở động vật để giải thích một số hiện

tượng trong thực tiễn.

47

TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN

Căn cứ đánh giá: Kết quả thảo luận của HS.

Phương tiện dạy học: Các câu hỏi trong logo vận dụng SGK.

Gợi ý tổ chức hoạt động:

− GV yêu cầu HS hoạt động nhóm 3 − 4 người, thảo luận hoàn thành nhiệm vụ sau:

1. Nêu cơ sở của việc ghi âm tiếng mèo để đuổi chuột.

2. Vì sao người ta có thể dùng biện pháp bẫy đèn ban đêm diệt con trùng có hại?

3. Vì sao người dân vùng biển thường câu mực vào ban đêm?

4. Người ta dạy chó nghiệp vụ dựa trên cơ sở khoa học nào?

5. Em hãy xây dựng thói quen học tập khoa học cho bản thân.

− GV gọi đại diện một số nhóm trả lời lần lượt từng câu hỏi, các nhóm khác nhận xét

bổ sung.

− GV nhận xét và kết luận.

Một số câu hỏi đánh giá

Câu 1: Tập tính là một chuỗi phản ứng của động vật

A. đối với môi trường sống mà động vật đã học được trong quá trình phát triển cá thể.

B. trả lời kích thích của môi trường, nhờ đó động vật thích nghi với môi trường sống.

C. nhằm thích nghi với môi trường sống, tập tính có sẵn từ lúc động vật được sinh ra.

D. đáp ứng với các tác động của môi trường, giúp động vật thích nghi với môi trường.

Câu 2: Tập tính nào sau đây là tập tính bẩm sinh?

A. Gà con thấy có diều hâu sẽ nhanh chóng trốn vào chỗ gà mẹ.

B. Sư tử non học tập để săn mồi.

C. Gà trống gáy vào mỗi sớm.

D. Chim non học tập để có thể bay.

Câu 3: Tập tính nào sau đây là tập tính học được?

A. Hổ, báo có tập tính đánh dấu lãnh thổ.

B. Gà trống gáy vào mỗi sớm.

C. Nhện chăng tơ.

D. Gà con chạy trốn diều hâu.

Câu 4: Vẽ sơ đồ tư duy về nội dung của bài học.

48