TÀI LIỆU GIÓA TRÌNH ÔN HSG 9 CHỌN LỌC.doc

Không thẻ bỏ qua các nhóm để nhận nhiều tài liệu hay 1. Ngữ văn THPT 2. Giáo viên tiếng anh THCS 3. Giáo viên lịch sử 4. Giáo viên hóa học 5. Giáo viên Toán THCS 6. Giáo viên tiểu học 7. Giáo viên ngữ văn THCS 8. Giáo viên tiếng anh tiểu học 9. Giáo viên vật lí CLB HSG Sài Gòn xin gửi đến bạn đọc Tài liệu và đề ôn thi HSG văn 9 cực hay. Tài liệu và đề ôn thi HSG văn 9 cực hay là tài liệu quan trọng, hữu ích cho việc dạy nghe đọc Anh. Đây là bộ tài liệu rất hay giúp đạt kết quả cao trong học tập. Hay tải ngay Tài liệu và đề ôn thi HSG văn 9 cực hay. CLB HSG Sài Gòn luôn đồng hành cùng bạn. Chúc bạn thành công!!!!..Xem trọn bộ TÀI LIỆU GIÓA TRÌNH ÔN HSG 9 CHỌN LỌC. Để tải trọn bộ chỉ với 50k hoặc 250K để sử dụng toàn bộ kho tài liệu, vui lòng liên hệ qua Zalo 0388202311 hoặc Fb: Hương Trần.

Spinning

Đang tải tài liệu...

ĐINH THỊ THẢO- TRƯỜNG THCS ĐINH TRANG HÒA I

TÀI LIỆU ÔN HSG 2020-2021

PHẦN I : ĐỊNH HƯỚNG CHUNG

1. Một số yêu cầu về kĩ năng

– Bài văn nghị luận văn học cần làm sáng tỏ mối quan hệ giữa giá trị nội

dung và giá trị nghệ thuật của tác phẩm văn học.

Trong quá trình viết bài văn nghị luận văn học, muốn chứng minh một cách

thuyết phục sự thống nhất giữa nội dung và hình thức nghệ thuật ở tác phẩm văn

học thì cần xác định trúng cái hay, cái lạ của các phương thức, thủ pháp nghệ

thuật (cách dùng từ ngữ, hình ảnh, nhịp điệu,… trong thơ; cách miêu tả nhân

vật, dẫn dắt cốt truyện,… trong tác phẩm tự sự) cũng như mối quan hệ của nó

với chủ đề tư tưởng của tác phẩm; từ đó khẳng định được rằng việc tác giả lựa

chọn sử dụng hình thức nghệ thuật ấy là “phương án tối ưu” để thể hiện nội

dung (ví dụ: với cách sử dụng ngôn ngữ tài tình trong Truyện Kiều, Nguyễn Du

được đánh giá là bậc thầy về nghệ thuật thể hiện tâm lí nhân vật, nghệ thuật tả

cảnh ngụ tình,…).

– Để phân tích, lí giải thấu đáo vấn đề cần nghị luận, cần đặt nó trong hoàn

cảnh lịch sử cụ thể và ý đồ sáng tác của nhà văn.

Mỗi nhà văn đều gắn với một thời đại, một bối cảnh xã hội – lịch sử nhất

định. Tác phẩm văn học là đứa con tinh thần của nhà văn, được nhà văn sáng tạo

trong một hoàn cảnh cụ thể và gửi gắm vào đó những nhận thức, những tình

cảm,… của mình đối với cuộc sống và con người. Do đó, trong quá trình nghị

luận, người viết không chỉ tiếp xúc với văn bản tác phẩm mà còn cần phải tìm

hiểu, xem xét các yếu tố ngoài văn bản như bối cảnh xã hội, trào lưu văn học,

hoàn cảnh sáng tác,… để có thể đưa ra những lí giải thấu đáo.

Ví dụ: Bàn về số phận của người nông dân Việt Nam trong các tác phẩm

Lão Hạc (Nam Cao), Tắt đèn (Ngô Tất Tố) cần liên hệ với hoàn cảnh xã hội

Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 để ,lí giải vì sao các nhân vật

lão Hạc, chị Dậu bị đẩy vào con đường cùng quẫn, bế tắc. Khi phân tích tâm

trạng của nhân vật trữ tình trong bài thơ Khi con tu hú cần liên hệ với hoàn cảnh

người tù cộng sản đang bị giam cầm nơi ngục tù, trong khi cuộc đấu tranh cách

mạng ở bên ngoài đang diễn ra sục sôi,… để lí giải tâm trạng khao khát muốn

được thoát khỏi ngục tù, vượt ra ngoài với bầu trời tự do của nhân vật trữ tình.

Hoặc khi phân tích bài thơ Mùa xuân nho nhỏ cần liên hệ với hoàn cảnh sáng tác

(nhà thơ Thanh Hải viết bài thơ này trong những ngày cuối cùng của cuộc đời,

khi ông đang nằm trên giường bệnh) để khẳng định ý nghĩa sâu sắc và cảm động

của khát vọng sống và cống hiến của một con người dù là lúc tuổi đôi mươi hay

TÀI LIỆU ÔN HỌC SINH GIỎI NGỮ VĂN 9

Page 1