TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN TOÁN 3.pdf

Không thẻ bỏ qua các nhóm để nhận nhiều tài liệu hay 1. Ngữ văn THPT 2. Giáo viên tiếng anh THCS 3. Giáo viên lịch sử 4. Giáo viên hóa học 5. Giáo viên Toán THCS 6. Giáo viên tiểu học 7. Giáo viên ngữ văn THCS 8. Giáo viên tiếng anh tiểu học 9. Giáo viên vật lí CLB HSG Hà Nội xin giới thiệu tới thầy cô và các bạn Tài liệu tập huấn Lớp 3 - Full môn. Đây là tài liệu hay và quý giúp các thầy cô tham khảo trong quá trình dạy học lớp 3. Hãy tải ngay Tài liệu tập huấn Lớp 3 - Full môn. Baigiangxanh nơi luôn cập nhật các kiến thức mới nhất. Chúc các bạn thành công !!!!!!!Xem trọn bộ Tài liệu tập huấn Lớp 3 - Full môn. Để tải trọn bộ chỉ với 50k hoặc 200K để sử dụng toàn bộ kho tài liệu, vui lòng liên hệ qua Zalo 0388202311 hoặc Fb: Hương Trần.

Spinning

Đang tải tài liệu...

Sách không bán

NHÀ XUẤT BẢN GIÁO DỤC VIỆT NAM

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NHÀ XUẤT BẢN GIÁO DỤC VIỆT NAM

TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN

3

lớp

(Tài liệu lưu hành nội bộ)

MÔN

T R Â N T R Ọ N G

G I Ớ I T H I Ệ U

KHÚC THÀNH CHÍNH

TOAÙN

NHÀ XUẤT BẢN GIÁO DỤC VIỆT NAM

(Tài liệu lưu hành nội bộ)

TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN

môn

3

lớp

NHÀ XUẤT BẢN GIÁO DỤC VIỆT NAM

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

2

Mục lục

Phần thứ nhất: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG ....................................................................................3

1. Khái quát về chương trình môn học

.......................................................................................3

2. Giới thiệu chung về sách giáo khoa Toán 3

.........................................................................8

2.1. Quan điểm tiếp cận, biên soạn

...................................................................................................8

2.2. Cấu trúc sách và cấu trúc bài học

..............................................................................................9

2.3. Cấu trúc bài học và sự phát triển hai nhánh Kiến thức, kĩ năng –

Phẩm chất, năng lực

............................................................................................................................ 11

2.4. Một số trang sách giáo khoa minh hoạ

................................................................................ 12

2.5. Khung kế hoạch dạy học gợi ý của nhóm tác giả

............................................................ 16

3. Phương pháp dạy học / tổ chức hoạt động

..................................................................... 19

3.1. Định hướng, yêu cầu cơ bản chung về đổi mới phương pháp dạy học

................. 19

3.2. Hướng dẫn, gợi ý phương pháp, cách thức tổ chức dạy học / hoạt động

.............. 20

3.3. Hướng dẫn quy trình dạy học một số dạng bài / hoạt động điển hình

.................. 23

4. Hướng dẫn kiểm tra, đánh giá kết quả học tập

............................................................. 26

4.1. Đánh giá theo định hướng tiếp cận phẩm chất, năng lực

............................................ 26

4.2. Đề kiểm tra minh hoạ.................................................................................................................. 30

5. Giới thiệu tài liệu bổ trợ, nguồn tài nguyên, học liệu điện tử,

thiết bị giáo dục

................................................................................................................................. 32

5.1. Giới thiệu, hướng dẫn sử dụng sách giáo viên

.................................................................. 32

5.2. Giới thiệu, hướng dẫn sử dụng sách bổ trợ, sách tham khảo

...................................... 34

5.3. Giới thiệu, hướng dẫn sử dụng, khai thác nguồn tài nguyên, học liệu điện tử,

thiết bị dạy học

...................................................................................................................................... 35

Phần thứ hai: HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG KẾ HOẠCH BÀI DẠY

......................................... 42

1. Quy trình thiết kế kế hoạch bài dạy

..................................................................................... 42

2. Bài soạn minh hoạ

......................................................................................................................... 44

3

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

PHẦN THỨ NHẤT

1. KHÁI QUÁT VỀ CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC

Chương trình môn Toán quán triệt các quy định cơ bản được nêu trong chương

trình tổng thể; kế thừa và phát huy ưu điểm của chương trình hiện hành và các chương

trình trước đó; tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm xây dựng chương trình môn học của

các nước tiên tiến trên thế giới, tiếp cận những thành tựu của khoa học giáo dục, có

tính đến điều kiện kinh tế và xã hội Việt Nam.

1.1. Chương trình môn Toán bậc Tiểu học

bao gồm hai nhánh, một nhánh đề

cập tới sự phát triển các mạch nội dung kiến thức cốt lõi; một nhánh mô tả sự phát

triển năng lực, phẩm chất của học sinh (HS).

Hai nhánh liên kết chặt chẽ, phát triển song song theo định hướng tích hợp nhằm

đào

tạo

một

lớp

người

năng

động,

sáng

tạo

phù

hợp

giai

đoạn

Cách

mạng

Công nghiệp 4.0.

1.2. Nội dung môn Toán bậc Tiểu học

được tích hợp xoay quanh ba mạch kiến thức:

Số và Phép tính, Hình học và Đo lường, Một số yếu tố Thống kê và Xác suất.

Hoạt động thực hành và trải nghiệm được xuyên suốt trong quá trình học tập.

– Hình học và Đo lường chung trong một mạch kiến thức tạo thuận lợi cho việc

tích hợp khi tiếp cận các nội dung bao gồm cả hình học và đo lường.

– Giải toán không được xem là một mạch kiến thức. Giải toán là một bộ phận của

giải quyết vấn đề.

– Một số yếu tố Xác suất là nội dung mới so với các chương trình trước đây.

– Thực hành và trải nghiệm tạo cơ hội để HS vận dụng các kiến thức, kĩ năng giải

quyết các vấn đề đơn giản của cuộc sống, góp phần chuyển từ giáo dục truyền thụ

kiến thức sang giáo dục phát triển toàn diện.

1.3. Các phẩm chất

chủ yếu theo các mức độ phù hợp với cấp học được quy định tại

chương trình tổng thể: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.

1.4. Các năng lực đặc thù

Môn Toán góp phần hình thành và phát triển cho HS năng lực toán học bao gồm

các thành phần cốt lõi: năng lực tư duy và lập luận toán học; năng lực mô hình hoá

toán học; năng lực giải quyết vấn đề toán học; năng lực giao tiếp toán học; năng lực

sử dụng công cụ, phương tiện học toán.

4

Tài liệu bồi dưỡng giáo viên môn Toán lớp 3, bộ sách Chân trời sáng tạo

Năng lực tư duy và lập luận toán học

– Thực hiện được các thao tác tư duy (ở mức độ đơn giản), đặc biệt biết quan sát,

tìm kiếm sự tương đồng và khác biệt trong những tình huống quen thuộc và mô tả

được kết quả của việc quan sát.

– Nêu được chứng cứ, lí lẽ và biết lập luận hợp lí trước khi kết luận.

– Nêu và trả lời được câu hỏi khi lập luận, giải quyết vấn đề. Bước đầu chỉ ra được

chứng cứ và lập luận có cơ sở, có lí lẽ trước khi kết luận.

Năng lực mô hình hoá toán học

– Lựa chọn được các phép toán, công thức số học, sơ đồ, bảng biểu, hình vẽ

để trình bày, diễn đạt (nói hoặc viết) được các nội dung, ý tưởng của tình huống

xuất hiện trong bài toán thực tiễn đơn giản.

– Giải quyết được những bài toán xuất hiện từ sự lựa chọn trên.

– Nêu được câu trả lời cho tình huống xuất hiện trong bài toán thực tiễn.

Năng lực giải quyết vấn đề toán học

– Nhận biết được vấn đề cần giải quyết và nêu được thành câu hỏi.

– Nêu được cách thức giải quyết vấn đề.

– Thực hiện và trình bày được cách thức giải quyết vấn đề ở mức độ đơn giản.

– Kiểm tra được giải pháp đã thực hiện.

Năng lực giao tiếp toán học

– Nghe hiểu, đọc hiểu và ghi chép (tóm tắt) được các thông tin toán học trọng

tâm trong nội dung văn bản hay do người khác thông báo (ở mức độ đơn giản), từ đó

nhận biết được vấn đề cần giải quyết.

– Trình bày, diễn đạt (nói hoặc viết) được các nội dung, ý tưởng, giải pháp toán

học trong sự tương tác với người khác (chưa yêu cầu phải diễn đạt đầy đủ, chính xác).

Nêu và trả lời được câu hỏi khi lập luận, giải quyết vấn đề.

– Sử dụng được ngôn ngữ toán học kết hợp với ngôn ngữ thông thường, động

tác hình thể để biểu đạt các nội dung toán học ở những tình huống đơn giản.

– Thể hiện được sự tự tin khi trả lời câu hỏi, khi trình bày, thảo luận các nội dung

toán học ở những tình huống đơn giản.

Năng lực sử dụng công cụ, phương tiện học toán

– Nhận biết được tên gọi, tác dụng, quy cách sử dụng, cách thức bảo quản các

công cụ, phương tiện học toán đơn giản (que tính, thẻ số, thước, com-pa, ê-ke, các mô

hình hình phẳng và hình khối quen thuộc, …).

5

– Sử dụng được các công cụ, phương tiện học toán để thực hiện những nhiệm vụ

học tập toán đơn giản.

– Làm quen với máy tính cầm tay, phương tiện công nghệ thông tin hỗ trợ học tập.

– Bước đầu nhận biết một số ưu điểm, hạn chế của những công cụ, phương tiện

hỗ trợ để có cách sử dụng hợp lí.

1.5. Nội dung và các yêu cầu cần đạt về môn Toán ở lớp 3

SỐ VÀ PHÉP TÍNH

– Số và cấu tạo thập phân của một số

• Đọc, viết được các số trong phạm vi 10 000; 100 000.

• Nhận biết được số tròn nghìn, tròn mười nghìn.

• Nhận biết được cấu tạo thập phân của một số.

• Nhận biết được chữ số La Mã và viết được các số tự nhiên trong phạm vi 20 bằng

cách sử dụng chữ số La mã.

– So sánh các số

• Nhận biết được cách so sánh hai số trong phạm vi 100 000.

• Xác định được số lớn nhất, số bé nhất trong một nhóm có không quá bốn số.

• Thực hiện được việc sắp xếp các số theo thứ tự (từ bé đến lớn hoặc từ lớn

đến bé) trong một nhóm có không quá bốn số.

– Làm tròn số

• Làm quen với việc làm tròn số đến tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn, tròn mười nghìn.

– Phép cộng, phép trừ

• Thực hiện được phép cộng, phép trừ các số có đến năm chữ số (có nhớ không

quá hai lượt và không liên tiếp).

• Nhận biết được tính chất giao hoán, tính chất kết hợp của phép cộng và mối

quan hệ giữa phép cộng và phép trừ trong thực hành tính.

– Phép nhân, phép chia

• Vận dụng được các bảng nhân, bảng chia từ 2 đến 9 trong thực hành tính.

• Thực hiện được phép nhân với số có một chữ số (có nhớ không quá hai lượt và

không liên tiếp).

• Thực hiện được phép chia cho số có một chữ số.

• Nhận biết và thực hiện được phép chia hết và phép chia có dư.

6

Tài liệu bồi dưỡng giáo viên môn Toán lớp 3, bộ sách Chân trời sáng tạo

• Nhận biết được tính chất giao hoán, tính chất kết hợp của phép nhân và mối

quan hệ giữa phép nhân và phép chia trong thực hành tính.

– Tính nhẩm

• Thực hiện được cộng, trừ, nhân, chia nhẩm trong những trường hợp đơn giản.

– Biểu thức số

• Làm quen với biểu thức số.

• Tính được giá trị của biểu thức số có đến hai dấu phép tính và có dấu ngoặc.

• Xác định được thành phần chưa biết của phép tính thông qua giá trị đã biết.

– Thực hành giải quyết vấn đề liên quan đến các phép tính đã học

• Giải quyết một số vấn đề gắn với việc giải các bài toán có đến hai bước tính liên

quan đến ý nghĩa thực tế của phép tính; liên quan đến thành phần và kết quả của

phép tính; liên quan đến các mối quan hệ so sánh trực tiếp và đơn giản (gấp một số

lên một số lần, giảm một số đi một số lần, so sánh số lớn gấp mấy lần số bé).

– Làm quen với phân số dưới khía cạnh các phần bằng nhau của đơn vị

• Nhận biết được

1

2

;

1

3

;

1

4

; ...;

1

9

thông qua các hình ảnh trực quan.

• Xác định được

1

2

;

1

3

;

1

4

; ...;

1

9

của một nhóm đối tượng bằng việc chia thành các

phần đều nhau.

HÌNH HỌC VÀ ĐO LƯỜNG

– Hình phẳng và hình khối

• Nhận biết được điểm ở giữa, trung điểm của đoạn thẳng.

• Nhận biết được góc, góc vuông, góc không vuông.

• Nhận biết được tam giác, tứ giác.

• Nhận biết được một số yếu tố cơ bản như: đỉnh, cạnh của một hình; góc của

hình chữ nhật, hình vuông; tâm, bán kính, đường kính của hình tròn.

• Nhận biết được một số yếu tố cơ bản như đỉnh, cạnh, mặt của khối lập phương,

khối hộp chữ nhật.

• Thực hiện được việc vẽ góc vuông, đường tròn, vẽ trang trí.

• Thực hiện được việc vẽ hình chữ nhật, hình vuông trên lưới ô vuông.

• Giải quyết được một số vấn đề liên quan đến gấp, cắt, ghép, xếp, vẽ và tạo hình

trang trí.

7

– Đo lường

• Nhận biết được diện tích thông qua một số biểu tượng cụ thể.

• Nhận biết được đơn vị đo diện tích: cm

2

.

• Nhận biết được đơn vị đo độ dài: mm; quan hệ giữa các đơn vị m, dm, cm, mm.

• Nhận biết được đơn vị đo khối lượng: g; quan hệ giữa g và kg.

• Nhận biết được đơn vị đo dung tích: m

l

; quan hệ giữa

l

và m

l

.

• Nhận biết được đơn vị đo nhiệt độ:

o

C.

• Nhận biết được mệnh giá của các tờ tiền Việt Nam (trong phạm vi 100 000 đồng);

nhận biết được các tờ tiền hai trăm nghìn đồng và năm trăm nghìn đồng (chỉ đọc

chữ viết, không đọc và không viết số chỉ mệnh giá).

• Nhận biết được tháng trong năm.

• Sử dụng được một số dụng cụ thông dụng (cân, thước thẳng chia vạch mm,

nhiệt kế, …) để thực hành cân, đo, đong, đếm.

• Đọc được giờ chính xác đến từng 5 phút, từng phút trên đồng hồ.

• Thực hiện được việc chuyển đổi và tính toán với các số đo độ dài, diện tích, khối

lượng, dung tích, thời gian (phút, giờ, ngày, tuần lễ, tháng, năm).

• Tính được chu vi hình tam giác, tứ giác, hình chữ nhật, hình vuông.

• Tính được diện tích hình chữ nhật, hình vuông.

• Thực hiện được việc ước lượng các kết quả đo lường trong một số trường hợp

đơn giản (ví dụ: cân nặng của một con gà khoảng 2 kg, …).

• Giải quyết được một số vấn đề thực tiễn liên quan đến đo lường.

MỘT SỐ YẾU TỐ THỐNG KÊ VÀ XÁC SUẤT

– Một số yếu tố thống kê

• Nhận biết được cách thu thập, phân loại, ghi chép số liệu thống kê (trong một

số tình huống đơn giản) theo các tiêu chí cho trước.

• Đọc và mô tả được các số liệu ở dạng bảng.

• Nêu được một số nhận xét đơn giản từ bảng số liệu.

– Một số yếu tố xác suất

• Nhận biết và mô tả được các khả năng xảy ra (có tính ngẫu nhiên) của một sự

kiện khi thực hiện (1 lần) thí nghiệm đơn giản (ví dụ: nhận ra được hai khả năng xảy ra

đối với mặt xuất hiện của đồng xu khi tung 1 lần; nhận ra được hai khả năng xảy ra đối

với màu của quả bóng lấy ra từ hộp kín đựng các quả bóng có hai màu xanh và đỏ; …).

8

Tài liệu bồi dưỡng giáo viên môn Toán lớp 3, bộ sách Chân trời sáng tạo

HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH VÀ TRẢI NGHIỆM

– Hoạt động 1: Vận dụng các kiến thức toán học vào thực tiễn: diễn ra trong toàn

bộ quá trình học toán.

– Hoạt động 2: Tổ chức hoạt động ngoài giờ chính khoá.

1.6. Thời lượng thực hiện chương trình

– Lớp 3: 175 tiết (5 tiết/1 tuần; Học kì 1: 18 tuần; Học kì 2: 17 tuần).

– Thời lượng dành cho các nội dung giáo dục:

Số và Phép tính: 70%;

Thống kê và Xác suất: 3%;

Hình học và Đo lường: 22%;

Thực hành và trải nghiệm: 5%.

1.7. Phương pháp dạy học

– Phù hợp với tiến trình nhận thức của HS.

– Lấy hoạt động học tập làm trung tâm.

– Kết hợp sử dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực và các phương

pháp, kĩ thuật dạy học truyền thống.

– Sử dụng hiệu quả các phương tiện, thiết bị dạy học.

1.8. Đánh giá kết quả giáo dục

– Kết hợp nhiều hình thức đánh giá, nhiều phương pháp đánh giá.

– Đánh giá năng lực HS.

2. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ SÁCH GIÁO KHOA TOÁN 3

2.1. Quan điểm tiếp cận, biên soạn

a) Bộ sách tiếp cận người học theo “cách học sinh học toán”

– Phù hợp với quá trình nhận thức: Trực quan sinh động – Tư duy trừu tượng –

Thực tiễn.

– Phù hợp với đặc điểm tâm lí của HS Tiểu học:

• Hình thức thể hiện: màu sắc, hình ảnh gần gũi với HS, các tình huống được

chuyển tải khéo léo bằng hình ảnh dễ dàng lôi cuốn HS vào hoạt động học tập.

• HS Tiểu học tiếp nhận kiến thức theo cách “mưa dầm thấm đất”, bộ sách giáo

khoa (SGK) chủ trương giới thiệu các nội dung toán theo cách thức “lát nền”, nghĩa là

các kiến thức, kĩ năng bộ phận thường được giới thiệu sớm (trước khi chính thức giới

thiệu nội dung chính) nhằm mục đích:

+ Tạo điều kiện để các kiến thức, kĩ năng được lặp lại nhiều lần.

9

+ Tạo nhiều cơ hội để HS làm quen và thực hành, hình thành các ý tưởng. Khi

chính thức học nội dung đó, các ý tưởng sẽ được kết nối một cách hoàn chỉnh. Lúc này

bài học mang tính hệ thống và hoàn thiện các kiến thức, kĩ năng đã học.

b) Quán triệt tinh thần “toán học cho mọi người”

Mỗi bài học ưu tiên để học sinh tiếp cận, tìm tòi, khám phá, không áp đặt khiên

cưỡng. SGK cung cấp các giải pháp khác nhau, HS có thể lựa chọn giải pháp phù hợp

với sở thích, năng lực để thực hiện nhiệm vụ học tập.

c) Chú trong việc trả lời câu hỏi “Học toán để làm gì?”

Các hoạt động trong bài học tập trung vào việc hiểu được tại sao làm như vậy,

không chỉ dừng lại ở việc tính toán. Học toán để giải quyết các vấn đề đơn giản của

thực tế cuộc sống. Học toán để biết yêu thương, chia sẻ.

2.2. Cấu trúc sách và cấu trúc bài học

a) Cấu trúc SGK Toán 3

Toán 3 gồm hai tập (2 học kì):

Tập 1 (100 trang) gồm hai chương (chủ đề) tiến hành trong 18 tuần;

Tập 2 (92 trang) gồm hai chương (chủ đề) tiến hành trong 17 tuần.

Mỗi tập sách gồm Hướng dẫn sử dụng sách, Lời nói đầu, Mục lục và các Bài học.

Cuối sách có Bản đồ Việt Nam; Một số hình mẫu để xếp hoặc vẽ trang trí; Bảng thuật ngữ;

Nguồn tri thức.

b) Các loại bài trong SGK Toán 3

3 mạch

kiến thức

Các môn

học khác

Tích hợp

Nội dung,

kiến thức cốt lõi

Phẩm chất

Năng lực

1. Yêu nước

2. Nhân ái

3. Chăm chỉ

4. Trung thực

5. Trách nhiệm

Bài mới (bao gồm cả thực hành,

luyện tập).

Ôn tập và hệ thống hoá kiến thức.

– Em làm được những gì?

– Thực hành và trải nghiệm

– Ôn tập.

1. TD – LL

2. MHH

3. GQVĐ

4. GT

5. CC

LOẠI

BÀI

SGK

TD – LL: Tư duy và lập luận toán học MHH: Mô hình hoá toán học

GQVĐ: Giải quyết vấn đề toán học GT: Giao tiếp toán học

CC: Sử dụng công cụ, phương tiện học toán

10

Tài liệu bồi dưỡng giáo viên môn Toán lớp 3, bộ sách Chân trời sáng tạo

c) Cấu trúc bài học

– Mỗi bài học có thể thực hiện trong 1, 2 hay nhiều tiết tạo điều kiện cho

giáo viên (GV) chủ động, linh hoạt sắp xếp thời gian phù hợp với HS của lớp mình.

– Mỗi bài học thường gồm các phần:

Khởi động

Giới thiệu tình huống thực tế hay một vấn đề được đặt ra dẫn tới nội dung bài học.

Cùng học được mặc định trên nền màu hoặc có tranh vẽ chuyển tải nội dung.

HS cùng nhau tìm phương án giải quyết dưới sự hướng dẫn, gợi ý của GV. Qua

đó HS khám phá và hình thành kiến thức mới.

Thực hành được kí hiệu bởi hình tam giác màu xanh.

Thông qua các hoạt động, vẫn cùng với sự hỗ trợ của GV, giúp HS hiểu rõ hơn về

bài mới cũng như hiểu thêm những liên hệ với kiến thức cũ.

Luyện tập được kí hiệu bởi hình tròn màu đỏ, giúp HS rèn luyện các kiến thức,

kĩ năng đã học và vận dụng để giải quyết các vấn đề đơn giản trong cuộc sống.

• Ngoài ra còn các phần Vui học, Thử thách, Khám phá, Đất nước em, Hoạt động

thực tế

có các biểu tượng kèm theo. Nội dung ở các phần này thường mang tính vận

dụng nâng cao.

Vui học: hướng dẫn sử dụng các kiến thức, kĩ năng đã học để thực hiện các hoạt

động vui chơi đơn giản nhằm tạo niềm vui và kích thích học tập.

CÁC LOẠI BÀI

Kiến thức,

kĩ năng

cốt lõi

Mở rộng,

nâng cao

v

u

i

h

c

k

h

á

m

p

h

á

h

o

t

n

g

th c

BÀI MỚI

ÔN TẬP

KHỞI ĐỘNG

TÁI HIỆN

THỰC HÀNH

BỔ SUNG, MỞ RỘNG

CÙNG HỌC

HỆ THỐNG HOÁ

LUYỆN TẬP

1

1

Hướng dẫn

Gợi ý

11

Thử thách: các hoạt động thử thách trí thông minh, giúp HS rèn luyện tư duy,

phát triển năng lực toán học.

Khám phá: tổ chức các hoạt động gợi mở những vấn đề mới liên quan đến kiến

thức vừa học nhằm tạo hứng khởi và kích thích niềm say mê học toán.

Đất nước em: tích hợp nội dung giáo dục của địa phương, giới thiệu cho HS tìm

hiểu về một số địa danh và những giá trị lịch sử – văn hoá, bước đầu giúp các em biết

quan tâm và yêu mến quê hương đất nước.

Hoạt động thực tế: tạo điều kiện để phụ huynh kết nối việc học tập của HS ở

trường và ở nhà, giúp cha mẹ hiểu thêm về con em.

Thỉnh thoảng, trong SGK, HS sẽ gặp bạn ong vui vẻ nêu hướng dẫn, gợi ý hoặc

làm mẫu trong một số tình huống cụ thể.

– Cấu trúc của bài học phù hợp với Thông tư 2345/BGDĐT-GDTH về hướng dẫn

xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường cấp Tiểu học. Cấu trúc này thuận lợi cho

GV tiến hành bài học, phù hợp với việc sử dụng các phương pháp dạy học tiên tiến.

2.3. Cấu trúc bài học và sự phát triển hai nhánh Kiến thức, kĩ năng –

Phẩm chất, năng lực

– Mỗi đơn vị kiến thức đều được hình thành qua việc sử dụng các phẩm chất và

năng lực đặc thù, ngược lại quá trình vận dụng kiến thức, kĩ năng đòi hỏi khả năng

tổng hợp các phẩm chất và năng lực.

Như vậy, hai nhánh Kiến thức, kĩ năng – Phẩm chất, năng lực được phát triển song

song, hỗ trợ lẫn nhau trong tiến trình của bài học theo định hướng tích hợp.

Dạng Bài mới

Dạng bài Ôn tập và hệ thống hoá kiến thức

KHỞI ĐỘNG

Tình huống

Vấn đề

Sử dụng

năng lực GQVĐ

Phát triển

năng lực

Phát triển

năng lực,

phẩm chất

Phát triển

năng lực,

phẩm chất

THỰC HÀNH

CÙNG HỌC

LUYỆN TẬP

Mở rộng

Nâng cao

TÁI HIỆN

kiến thức,

kĩ năng

Sử dụng năng lực

Phát triển năng lực

Mở rộng,

nâng cao

HỆ THỐNG HOÁ

kiến thức,

kĩ năng

12

Tài liệu bồi dưỡng giáo viên môn Toán lớp 3, bộ sách Chân trời sáng tạo

2.4. Một số trang sách giáo khoa minh hoạ

Khởi

động

Cùng

học

Thực

hành

Luyện

tập,

vận

dụng

Cấu trúc Bài mới

13

Ôn tập

kiến

thức,

kĩ năng

Ôn tập

kiến

thức,

kĩ năng

Vận

dụng

Hệ

thống

hoá

Cấu trúc Bài Luyện tập chung

(Ôn tập)

14

Tài liệu bồi dưỡng giáo viên môn Toán lớp 3, bộ sách Chân trời sáng tạo

Cấu trúc Bài Thực hành và Trải nghiệm

(Ôn tập)

Cấu trúc Bài Ôn tập Học kì 1

Dùng

kiến thức,

kĩ năng

đã học để

thực

hành

Giải quyết vấn đề

dựa trên kiến thức mới xây dựng

Ôn tập,

hệ thống hoá

kiến thức,

kĩ năng

15

Cách HS học toán

Toán học cho mọi người

Trực quan sinh động

Tư duy trừu tượng

Thực tiễn

Ghi nhớ

Học thuộc bảng

Dựa vào 3 phép nhân màu đỏ

Chuyển về tổng

Đếm thêm

Giao hoán và các bảng đã học

Ý nghĩa phép nhân,

đếm trên ĐDHT

Bản chất

phép nhân

Ý nghĩa phép nhân,

đếm thêm

Dựa vào tính chất

giao hoán

Dựa vào phép nhân

trước đó

16

Tài liệu bồi dưỡng giáo viên môn Toán lớp 3, bộ sách Chân trời sáng tạo

2.5. Khung kế hoạch dạy học gợi ý của nhóm tác giả

TẬP MỘT – HỌC KÌ 1 (18 tuần – 90 tiết)

Chương 1. ÔN TẬP VÀ BỔ SUNG (33 tiết)

Bài 1. Ôn tập các số đến

1

000

........................................................................................ (2 tiết)

Bài 2. Ôn tập phép cộng, phép trừ ................................................................................ (2 tiết)

Bài 3. Cộng nhẩm, trừ nhẩm ............................................................................................ (1 tiết)

Bài 4. Tìm số hạng ................................................................................................................ (1 tiết)

Bài 5. Tìm số bị trừ, tìm số trừ .......................................................................................... (1 tiết)

Bài 6. Ôn tập phép nhân ................................................................................................... (1 tiết)

Bài 7. Ôn tập phép chia ..................................................................................................... (1 tiết)

Bài 8. Tìm thừa số ................................................................................................................. (1 tiết)

Bài 9. Tìm số bị chia, tìm số chia ..................................................................................... (1 tiết)

Bài 10. Em làm được những gì? ...................................................................................... (2 tiết)

Bài 11. Mi-li-mét ................................................................................................................... (2 tiết)

Bài 12. Hình tam giác. Hình tứ giác ............................................................................... (1 tiết)

Bài 13. Khối hộp chữ nhật. Khối lập phương ............................................................ (1 tiết)

Bài 14. Xếp hình .................................................................................................................... (2 tiết)

Bài 15. Xem đồng hồ .......................................................................................................... (2 tiết)

Bài 16. Bài toán giải bằng hai bước tính...................................................................... (2 tiết)

Bài 17. Làm quen với biểu thức ...................................................................................... (1 tiết)

Bài 18. Tính giá trị của biểu thức .................................................................................... (1 tiết)

Bài 19. Tính giá trị của biểu thức (tiếp theo) .............................................................. (1 tiết)

Bài 20. Tính giá trị của biểu thức (tiếp theo) .............................................................. (1 tiết)

Bài 21. Làm tròn số .............................................................................................................. (1 tiết)

Bài 22. Làm quen với chữ số La Mã ............................................................................... (1 tiết)

Bài 23. Em làm được những gì? ...................................................................................... (2 tiết)

Bài 24. Thực hành và trải nghiệm ................................................................................. (2 tiết)

Chương 2. PHÉP NHÂN, PHÉP CHIA TRONG PHẠM VI 1

000 (57 tiết)

Bài 1. Bảng nhân 3 ............................................................................................................... (1 tiết)

Bài 2. Bảng chia 3 ................................................................................................................. (1 tiết)

Bài 3. Bảng nhân 4 ............................................................................................................... (1 tiết)

17

Bài 4. Bảng chia 4 ................................................................................................................ (1 tiết)

Bài 5. Một phần hai, một phần ba, một phần tư, một phần năm ..................... (2 tiết)

Bài 6. Nhân nhẩm, chia nhẩm ......................................................................................... (1 tiết)

Bài 7. Em làm được những gì? ........................................................................................ (2 tiết)

Bài 8. Nhân với số có một chữ số trong phạm vi 1

000 ......................................... (1 tiết)

Bài 9. Nhân với số có một chữ số trong phạm vi 1

000 (tiếp theo) ................... (2 tiết)

Bài 10. Phép chia hết và phép chia có dư ................................................................... (2 tiết)

Bài 11. Chia số có hai chữ số cho số có một chữ số ................................................ (2 tiết)

Bài 12. Em làm được những gì? ...................................................................................... (2 tiết)

Bài 13. Bảng nhân 6 ............................................................................................................ (1 tiết)

Bài 14. Bảng chia 6 .............................................................................................................. (1 tiết)

Bài 15. Gấp một số lên một số lần ................................................................................. (1 tiết)

Bài 16. Bảng nhân 7 ............................................................................................................ (1 tiết)

Bài 17. Bảng chia 7 .............................................................................................................. (1 tiết)

Bài 18. Bảng nhân 8 ............................................................................................................ (1 tiết)

Bài 19. Bảng chia 8 .............................................................................................................. (1 tiết)

Bài 20. Giảm một số đi một số lần ................................................................................. (1 tiết)

Bài 21. Bảng nhân 9 ............................................................................................................ (1 tiết)

Bài 22. Bảng chia 9 .............................................................................................................. (1 tiết)

Bài 23. Em làm được những gì? ..................................................................................... (2 tiết)

Bài 24. Xem đồng hồ .......................................................................................................... (2 tiết)

Bài 25. Chia số có ba chữ số cho số có một chữ số ................................................. (3 tiết)

Bài 26. So sánh số lớn gấp mấy lần số bé ................................................................... (1 tiết)

Bài 27. Điểm ở giữa. Trung điểm của đoạn thẳng ................................................... (2 tiết)

Bài 28. Hình tròn................................................................................................................... (2 tiết)

Bài 29. Nhiệt độ. Đo nhiệt độ .......................................................................................... (1 tiết)

Bài 30. Em làm được những gì? ..................................................................................... (2 tiết)

Bài 31. Thực hành và trải nghiệm ................................................................................. (2 tiết)

Bài 32. Ôn tập Học kì 1 ...................................................................................................... (9 tiết)

Bài 33. Thực hành và trải nghiệm ................................................................................. (2 tiết)

Bài 34. Kiểm tra Học kì 1 ................................................................................................... (1 tiết)

18

Tài liệu bồi dưỡng giáo viên môn Toán lớp 3, bộ sách Chân trời sáng tạo

TẬP HAI – HỌC KÌ 2 (17 tuần – 85 tiết)

Chương 3. CÁC SỐ ĐẾN 10 000 (44 tiết)

Bài 1. Chục nghìn ................................................................................................................. (2 tiết)

Bài 2. Các số có bốn chữ số .............................................................................................. (2 tiết)

Bài 3. So sánh các số có bốn chữ số .............................................................................. (2 tiết)

Bài 4. Phép cộng các số trong phạm vi 10 000 ......................................................... (2 tiết)

Bài 5. Phép trừ các số trong phạm vi 10 000 ............................................................. (3 tiết)

Bài 6. Em làm được những gì? ........................................................................................ (2 tiết)

Bài 7. Tháng, năm ................................................................................................................. (2 tiết)

Bài 8. Gam ............................................................................................................................... (2 tiết)

Bài 9. Mi-li-lít .......................................................................................................................... (2 tiết)

Bài 10. Nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số ............................................. (3 tiết)

Bài 11. Chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số .............................................. (3 tiết)

Bài 12. Em làm được những gì? ...................................................................................... (2 tiết)

Bài 13. Góc vuông, góc không vuông.......................................................................... (2 tiết)

Bài 14. Hình chữ nhật ......................................................................................................... (1 tiết)

Bài 15. Hình vuông .............................................................................................................. (1 tiết)

Bài 16. Chu vi hình tam giác, chu vi hình tứ giác ..................................................... (1 tiết)

Bài 17. Chu vi hình chữ nhật ............................................................................................ (2 tiết)

Bài 18. Chu vi hình vuông ................................................................................................. (2 tiết)

Bài 19. Bảng thống kê số liệu .......................................................................................... (4 tiết)

Bài 20. Các khả năng xảy ra của một sự kiện

............................................................. (1 tiết)

Bài 21. Em làm được những gì? ...................................................................................... (2 tiết)

Bài 22. Thực hành và trải nghiệm .................................................................................. (1 tiết)

Chương 4. CÁC SỐ ĐẾN 100 000 (41 tiết)

Bài 1. Trăm nghìn ................................................................................................................. (1 tiết)

Bài 2. Các số có năm chữ số ............................................................................................. (2 tiết)

Bài 3. So sánh các số có năm chữ số ............................................................................. (2 tiết)

Bài 4. Phép cộng các số trong phạm vi 100 000 ...................................................... (2 tiết)

19

Bài 5. Phép trừ các số trong phạm vi 100 000 ........................................................... (3 tiết)

Bài 6. Em làm được những gì? ........................................................................................ (2 tiết)

Bài 7. Nhân số có năm chữ số với số có một chữ số .............................................. (3 tiết)

Bài 8. Chia số có năm chữ số cho số có một chữ số ............................................... (3 tiết)

Bài 9. Em làm được những gì? ........................................................................................ (2 tiết)

Bài 10. Diện tích của một hình ........................................................................................ (1 tiết)

Bài 11. Xăng-ti-mét vuông ............................................................................................... (2 tiết)

Bài 12. Diện tích hình chữ nhật ...................................................................................... (2 tiết)

Bài 13. Diện tích hình vuông ........................................................................................... (1 tiết)

Bài 14. Tiền Việt Nam .......................................................................................................... (2 tiết)

Bài 15. Ôn tập cuối năm ..................................................................................................(10 tiết)

Bài 16. Thực hành và trải nghiệm .................................................................................. (2 tiết)

Bài 17. Kiểm tra cuối năm ................................................................................................. (1 tiết)

Phân phối thời lượng theo các mạch nội dung

• Số và phép tính ........................................................ 123 tiết – 70%

• Hình học và đo lường ............................................. 38 tiết – 22%

• Thống kê và xác suất ............................................... 5 tiết – 3%

• Thực hành và trải nghiệm ...................................... 9 tiết – 5%

3. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC / TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG

3.1. Định hướng, yêu cầu cơ bản chung về đổi mới phương pháp dạy học

a) Phương pháp hình thành, phát triển các phẩm chất

Thông qua việc tổ chức các hoạt động học tập, môn Toán góp phần cùng các

môn học và hoạt động giáo dục khác giúp HS rèn luyện tính trung thực; tình yêu lao

động; tinh thần trách nhiệm; lòng nhân ái; bước đầu biết quan tâm, chia sẻ. Quá trình

học tập giúp các em bồi dưỡng sự tự tin; hứng thú học tập; thói quen đọc sách và ý

thức tìm tòi, khám phá khoa học.

b) Phương pháp dạy học môn Toán

góp phần hình thành và phát triển năng

lực tính toán, năng lực ngôn ngữ và các năng lực đặc thù khác

– Môn Toán với ưu thế nổi trội, có nhiều cơ hội để phát triển năng lực tính toán:

vừa cung cấp kiến thức toán học, rèn luyện kĩ năng tính toán, ước lượng, vừa giúp

20

Tài liệu bồi dưỡng giáo viên môn Toán lớp 3, bộ sách Chân trời sáng tạo

hình thành và phát triển các thành tố của năng lực toán học (năng lực tư duy và

lập luận toán học; năng lực mô hình hoá toán học; năng lực giải quyết vấn đề toán

học; năng lực giao tiếp toán học và năng lực sử dụng công cụ, phương tiện học toán).

– Môn Toán góp phần phát triển năng lực ngôn ngữ thông qua rèn luyện kĩ năng

đọc hiểu, diễn giải, phân tích, đánh giá tình huống có ý nghĩa toán học, thông qua

việc sử dụng hiệu quả ngôn ngữ toán học kết hợp với ngôn ngữ thông thường để

trình bày, diễn tả các nội dung, ý tưởng, giải pháp toán học.

– Môn Toán góp phần phát triển năng lực tin học thông qua việc sử dụng các

phương tiện, công cụ công nghệ thông tin và truyền thông, tạo dựng môi trường học

tập trải nghiệm.

– Môn Toán góp phần phát triển năng lực thẩm mĩ thông qua việc giúp HS làm

quen với lịch sử toán học, với tiểu sử của các nhà toán học và thông qua việc nhận biết

vẻ đẹp của toán học trong thế giới tự nhiên.

3.2. Hướng dẫn, gợi ý phương pháp, cách thức tổ chức dạy học / hoạt động

a) Các lí thuyết học tập giúp người học thành công hiện nay

Lí thuyết kiến tạo (Jean Piaget, 1896 – 1980)

Quan điểm: trẻ em không phải là tờ giấy trắng mà là những người sáng tạo trong

việc học của chính các em.

Sản phẩm: lược đồ nhận thức (mạng tích hợp).

Nguyên lí cơ bản: con người cấu trúc kiến thức của mình dựa trên kiến thức trước

đây của họ.

Lí thuyết văn hoá xã hội (Lev Vygotsky, 1896 – 1934).

Nguyên lí

– Các quá trình tương tác về tinh thần tồn tại giữa những người trong cùng một

môi trường học tập. Từ môi trường này, người học chuyển ý tưởng vào lĩnh vực tâm lí

của chính mình.

– ZPD (Zone of proximal development)

Phạm vi kiến thức có thể nằm ngoài tầm đối với một người học, nhưng người

đó có thể thực hiện được nếu có sự hỗ trợ của bạn học hoặc của người hiểu biết hơn.

Cơ chế: Hiệu ứng điều chỉnh

– Niềm tin, thái độ và mục tiêu cá nhân đồng thời ảnh hưởng và bị ảnh hưởng.

– Công cụ điều chỉnh: ngôn ngữ – sơ đồ – hình ảnh – hành động.

Việc học phụ thuộc vào người học, các tương tác xã hội trong và ngoài lớp học.

21

Ý nghĩa của các lí thuyết đối với việc học toán

Lí thuyết học tập không là một chiến lược dạy học.

Lí thuyết học tập cung cấp thông tin cần thiết cho việc dạy học. Cả hai lí thuyết

trên đều có điểm chung: “Thảo luận trong lớp học dựa trên ý tưởng và giải pháp riêng

của từng HS đối với các vấn đề là nền tảng cho việc học của trẻ em”.

Áp dụng các lí thuyết học tập trên, GV sẽ đề ra các chiến lược dạy học hữu ích.

– Xây dựng kiến thức mới từ kiến thức cũ.

– Cung cấp cơ hội để HS nói về toán học.

– Xây dựng cơ hội cho tư tưởng phản biện (đánh giá).

– Khuyến khích nhiều phương pháp tiếp cận.

– Coi sai lầm là cơ hội cho việc học.

– Xây dựng giàn giáo (cấu trúc) các kiến thức mới.

– Quý trọng sự khác biệt.

b) Dạy học giải quyết vấn đề

Dạy học giải quyết vấn đề (GQVĐ) là chìa khoá thành công để thực hiện các

chiến lược dạy học.

GQVĐ là một công cụ dạy học hiệu quả vì:

+ GQVĐ là lí do chính để học Toán.

+ GQVĐ là một bộ phận trong cả ba mạch kiến thức (Số và Phép tính, Hình học

và Đo lường, Một số yếu tố Thống kê và Xác suất) không nên được dạy như một phần

tách biệt.

* Ba cách thức để tích hợp kĩ năng GQVĐ trong dạy và học toán:

Dạy Phương pháp GQVĐ (Quy trình giải bài)

(Quy trình 4 bước để GQVĐ của George Polya (1887 – 1985))

Bước 1: Tìm hiểu vấn đề

Nhận biết được vấn đề cần giải quyết và nêu được thành câu hỏi.

Bước 2: Lập kế hoạch

Nêu được cách thức GQVĐ.

Bước 3: Tiến hành kế hoạch

Thực hiện và trình bày được cách thức GQVĐ ở mức độ đơn giản.

22

Tài liệu bồi dưỡng giáo viên môn Toán lớp 3, bộ sách Chân trời sáng tạo

Bước 4: Kiểm tra lại

Xác tín xem câu trả lời ở bước 3 có thực sự GQVĐ như được hiểu ở bước 1.

Ưu điểm của khuôn mẫu Polya: Tổng quát, có thể áp dụng cho nhiều loại vấn đề

khác nhau, từ bài tập tính toán đơn giản đến các bài toán có lời văn phức tạp, không

chỉ dừng lại ở việc làm bài tập mà còn dùng để hình thành kiến thức, kĩ năng mới.

Dạy các kiến thức, kĩ năng để GQVĐ (Đa số SGK truyền thống được viết theo

cách này):

Dạy các kiến thức, kĩ năng cần thiết, áp dụng vào GQVĐ (GQVĐ là mục đích của

việc học các kiến thức, kĩ năng).

Dạy học thông qua GQVĐ (GQVĐ là lí do để học kiến thức, kĩ năng – chủ đề

chung của bộ SGK Toán) (có thể tham khảo ở hướng dẫn soạn bài trong phần thứ hai).

* VẤN ĐỀ là gì?

Vấn đề là bất cứ bài tập hay hoạt động nào mà HS không được dạy trước các

phương pháp hay công thức giải.

* Việc thay đổi vai trò của vấn đề:

Dạy học truyền thống: Phổ biến dùng cách 2 (Dạy các kiến thức kĩ năng để GQVĐ)

• Cách thức này dựa trên giả thuyết: Mọi HS đều có kiến thức Toán cơ bản để hiểu

các giải thích của GV.

• GV thường chỉ trình bày một phương pháp:

Chưa chắc dễ tiếp cận nhất đối với HS.

HS nghĩ rằng chỉ có một phương pháp giải.

• Đặt HS vào thế bị động.

• HS không thấy mối liên hệ của bài tập với các kiến thức kĩ năng cũ, do đó không

tự mình giải quyết được các vấn đề mới.

• HS quen với các quy tắc giải, được hướng dẫn kĩ từng bước nên không cố gắng

tự GQVĐ mới.

Giá trị của dạy học thông qua GQVĐ

Thay đổi quan điểm và triết lí: Trước đây, GV làm trung tâm thì nay HS làm trung tâm.

• Tập trung sự chú ý của HS vào các “kết nối”, đào sâu được sự hiểu biết của HS.

• Phát triển niềm tin của HS vào khả năng làm toán của bản thân.

• Giúp HS tiếp cận Toán học tốt hơn qua việc cung cấp một bối cảnh có nền tảng

là những kinh nghiệm quen thuộc đối với HS.

23

• Tạo được sự đa dạng cùng lợi ích của nó: Mỗi HS có thể hiểu vấn đề theo cách

tiếp cận riêng của mình, có thể mở rộng và phát triển sự hiểu biết khi nghe và rút kinh

nghiệm từ những HS khác.

• GV đánh giá thường xuyên: GV định hướng việc dạy học, giúp HS thành công,

cập nhật thông tin cho phụ huynh.

• Cho phép mở rộng, nâng cao đáp ứng nhu cầu các trình độ HS khác nhau.

• Kỉ luật lớp tốt hơn, đa số HS muốn được thử thách và được GQVĐ theo cách của

các em.

• Phát triển năng lực toán học: Khi GQVĐ, HS phải dùng cả 5 năng lực.

• Tạo hứng khởi cho cả HS và GV.

3.3. Hướng dẫn quy trình dạy học một số dạng bài / hoạt động điển hình

Các bài học trong SGK môn Toán có thể quy về các dạng sau:

Bài mới (bao gồm cả Thực hành và Luyện tập).

Ôn tập và hệ thống hoá kiến thức (bao gồm các bài Em làm được những gì?,

Thực hành và trải nghiệm, Ôn tập).

Mỗi dạng bài có cách tổ chức hoạt động dạy học riêng. Sau đây là hướng dẫn dạy

học cho từng dạng bài cụ thể.

a) Hướng dẫn dạy học dạng BÀI MỚI

Giúp HS tái hiện các kiến thức đã học (các ý tưởng hiện có) sẽ được sử dụng

để học bài mới (xây dựng ý tưởng mới)

Bất kì ý tưởng hiện có nào được sử dụng trong việc xây dựng nhất thiết phải được

kết nối với ý tưởng mới vì đó là những ý tưởng giúp ý tưởng mới có nghĩa.

Ví dụ: Bài TÌM SỐ BỊ TRỪ, TÌM SỐ TRỪ (SGK Toán 3, chương 1)

– Các kiến thức cần tái hiện:

• Ý nghĩa của phép trừ.

• Tên gọi các thành phần của phép trừ.

• Quan hệ giữa phép cộng và phép trừ.

• Sơ đồ tách – gộp số.

– Hình thức thể hiện: trò chơi nhỏ, câu đố, câu hỏi, ...

– Thời điểm: có thể đầu giờ học (khởi động) hay tại thời điểm thích hợp trong tiết học.

24

Tài liệu bồi dưỡng giáo viên môn Toán lớp 3, bộ sách Chân trời sáng tạo

Giúp HS tìm tòi, phát hiện, suy luận để giải quyết vấn đề của bài học

Ví dụ: Vẫn ở bài TÌM SỐ BỊ TRỪ, TÌM SỐ TRỪ

– HS quan sát tranh và đọc các câu thoại ở phần khởi động.

– Sử dụng đồ dùng học tập mô hình hoá tình huống, thao tác gộp trên đồ dùng

học tập thể hiện bản chất của phép tính.

– Trình bày cách thức GQVĐ theo các kiến thức, kĩ năng đã được tái hiện.

– Mô hình hoá cách tìm số bị trừ.

Giúp HS nhận ra kiến thức mới học trong các dạng bài tập khác nhau.

Thực hành đề cập đến các nhiệm vụ dựa trên các vấn đề khác nhau, có thể xuất

hiện ở các thời điểm khác nhau trong tiết học. Thực hành cung cấp cho HS nhiều cơ

hội phong phú để tạo ra những ý tưởng mới thông qua các nhiệm vụ dựa trên vấn đề.

Luyện tập đề cập tới các bài tập lặp đi lặp lại, được thiết kế để cải thiện kĩ năng

đã học, ôn lại các kiến thức để tránh bị lãng quên.

Tuy nhiên, một số bài được đánh dấu luyện tập nhưng mang dáng dấp của

thực hành.

– Với mỗi bài tập, GV nên dành thời gian thích đáng để đảm bảo HS hiểu những

yêu cầu của bài. Nếu HS không nhận ra kiến thức đã học trong các dạng bài tập khác

nhau thì GV nên giúp HS dựa vào hình ảnh trong bài hoặc giải thích các từ vướng mắc,

hướng dẫn để HS nhớ lại, không nên vội làm thay HS.

– Giúp HS tự thực hành, luyện tập theo khả năng của HS.

• HS làm các bài tập theo thứ tự trong SGK.

• Không nên bắt HS chờ đợi nhau trong quá trình làm bài. HS nào đã làm xong

một bài thì tự kiểm tra hoặc GV kiểm tra rồi tiếp tục làm bài tiếp theo.

• Các bài tập trong các mục Vui học, Khám phá, Thử thách thường mang tính

mở rộng, nâng cao. Với các bài này, khuyến khích HS tìm tòi khám phá, không yêu cầu

đại trà.

– Tạo ra sự hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau giữa các HS.

• Với một số bài, GV nên chủ động giao việc cho các nhóm để HS có cơ hội làm

quen với GQVĐ.

• GV nên hướng dẫn tỉ mỉ các bước tiến hành (tham khảo sách giáo viên (SGV)).

– Khuyến khích HS tự kiểm tra kết quả sau mỗi bài.

• Kiểm tra xem có thực hiện đúng theo yêu cầu của bài.

25

• Kiểm tra các số liệu có đúng như đề bài.

• Kiểm tra cách làm.

• Kiểm tra kết quả.

– Tập cho HS thói quen không thoả mãn với bài làm của mình, với cách giải đã có.

• Sau mỗi tiết học, GV nên khen ngợi, động viên, tạo cho HS niềm vui vì đã hoàn

thành công việc được giao, niềm tin vào sự tiến bộ của bản thân.

• Khuyến khích HS tham khảo các cách giải khác, nhìn nhận được những cái hay

trong mỗi cách giải.

Các “bài tập mở” trong SGK Toán 3 là phương tiện để GV động viên HS tìm nhiều

phương án giải quyết một vấn đề và biết tự lựa chọn phương án hợp lí. GV không nên

áp đặt HS phải theo phương án chủ quan của GV.

b) Hướng dẫn dạy học dạng bài ÔN TẬP VÀ HỆ THỐNG HOÁ KIẾN THỨC

Trong SGK Toán 3, các bài ôn tập và hệ thống hoá kiến thức bao gồm: Em làm

được những gì? (mang tính chất của bài luyện tập chung), Ôn tập, Thực hành và

trải nghiệm (ôn tập và thực hành ứng dụng các kiến thức toán học vào thực tiễn).

Khi dạy những loại bài này, cần lưu ý chuyển tải đầy đủ các nội dung:

• Ôn tập để tái hiện lại các kiến thức, kĩ năng đã học.

• Hệ thống hoá: Quan hệ giữa các kiến thức, kĩ năng.

• Nếu có điều kiện, mở rộng, bổ sung các kiến thức, kĩ năng cần thiết.

Tuy nhiên, do đặc thù tâm lí lứa tuổi, thực chất việc ôn tập đối với HS tiểu học diễn

ra thường xuyên, ngay ở các bài tập thực hành, luyện tập thuộc hệ thống các bài hình

thành kiến thức mới.

Một số điều cần lưu ý:

– HS làm các bài tập theo thứ tự trong SGK.

• Không nên bắt HS chờ đợi nhau trong quá trình làm bài. HS nào đã làm xong

một bài thì tự kiểm tra hoặc GV kiểm tra rồi tiếp tục làm bài tiếp theo.

• Các bài tập trong các mục Vui học, Khám phá, Thử thách thường mang tính mở

rộng, nâng cao. Với các bài này, khuyến khích HS tìm tòi khám phá, không yêu cầu đại trà.

– Tạo ra sự hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau giữa các HS.

• Với một số bài, GV nên chủ động giao việc cho các nhóm để HS có cơ hội làm

quen với GQVĐ.

• GV nên hướng dẫn tỉ mỉ các bước tiến hành (tham khảo SGV).

26

Tài liệu bồi dưỡng giáo viên môn Toán lớp 3, bộ sách Chân trời sáng tạo

– Khuyến khích HS tự kiểm tra kết quả sau mỗi bài.

• Kiểm tra xem có thực hiện đúng theo yêu cầu của bài.

• Kiểm tra các số liệu có đúng như đề bài.

• Kiểm tra cách làm.

• Kiểm tra kết quả.

– Tập cho HS thói quen không thoả mãn với bài làm của mình, với cách giải đã có.

• Sau mỗi tiết học, GV nên khen ngợi, động viên, tạo cho HS niềm vui vì đã hoàn

thành công việc được giao, niềm tin vào sự tiến bộ của bản thân.

• Khuyến khích HS tham khảo các cách giải khác, nhìn nhận được những cái hay

trong mỗi cách giải.

Bộ sách này rất coi trọng tính ứng dụng của môn Toán, gắn kết Toán học với

thực tiễn cuộc sống. Điều này được thể hiện trong từng trang sách, đặc biệt ở các bài

Thực hành và trải nghiệm

– Các bài loại này thường được xây dựng trên một tình huống giả định, mô phỏng

tình huống thực của cuộc sống.

– Khi tiến hành, GV có thể linh hoạt tổ chức học tập dưới dạng trò chơi, phân vai,

phân việc để HS trải nghiệm.

– Luôn khuyến khích HS tự tìm tòi, phát hiện các ứng dụng của Toán học trong

thực tiễn cuộc sống.

Các “bài tập mở” trong SGK Toán 3 là phương tiện để GV động viên HS tìm nhiều

phương án giải quyết một vấn đề và biết tự lựa chọn phương án hợp lí. GV không nên

áp đặt HS phải theo phương án chủ quan của GV.

4. HƯỚNG DẪN KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP

4.1. Đánh giá theo định hướng tiếp cận phẩm chất, năng lực

Mục tiêu kiểm tra đánh giá môn Toán là cung cấp thông tin chính xác, kịp thời,

có giá trị về sự phát triển năng lực và sự tiến bộ của HS trên cơ sở yêu cầu cần đạt

ở mỗi lớp học, cấp học; điều chỉnh các hoạt động dạy học, bảo đảm sự tiến bộ của

từng HS và nâng cao chất lượng giáo dục môn Toán nói riêng và chất lượng giáo dục

nói chung.

Vận dụng kết hợp nhiều hình thức đánh giá (đánh giá quá trình, đánh giá

định kì);

nhiều

phương

pháp

đánh

giá

(quan

sát,

ghi

lại

quá

trình

thực

hiện,

vấn đáp, trắc nghiệm khách quan, tự luận, kiểm tra viết, bài tập thực hành, các dự án /

sản phẩm học tập, thực hiện nhiệm vụ thực tiễn, ...) và vào những thời điểm thích hợp.

27

Đánh giá năng lực của HS thông qua các bằng chứng biểu hiện kết quả đạt được

trong quá trình thực hiện các hoạt động của HS.

Tiến trình đánh giá gồm các bước cơ bản như: xác định mục đích đánh giá; xác

định bằng chứng cần thiết; lựa chọn các phương pháp, công cụ đánh giá thích hợp;

thu thập bằng chứng; giải thích bằng chứng và đưa ra nhận xét.

Chú trọng việc lựa chọn phương pháp, công cụ đánh giá các thành tố của năng

lực toán học. Cụ thể:

– Đánh giá năng lực tư duy và lập luận toán học: có thể sử dụng một số phương

pháp, công cụ đánh giá như các câu hỏi (nói, viết), bài tập, ... và đòi hỏi HS phải trình

bày, so sánh, phân tích, tổng hợp, hệ thống hoá kiến thức; phải vận dụng kiến thức

toán học để giải thích, lập luận.

– Đánh giá năng lực mô hình hoá toán học: lựa chọn những tình huống trong

thực tiễn làm xuất hiện bài toán toán học và cải tiến được mô hình nếu cách giải quyết

không phù hợp.

– Đánh giá năng lực giải quyết vấn đề toán học: có thể sử dụng các phương pháp

như yêu cầu HS nhận dạng tình huống, phát hiện và trình bày vấn đề cần giải quyết;

mô tả, giải thích các thông tin ban đầu, mục tiêu, mong muốn của tình huống vấn đề

đang xem xét; thu thập, lựa chọn, sắp xếp thông tin và kết nối với kiến thức đã có; sử

dụng các câu hỏi (có thể yêu cầu trả lời nói hoặc viết) đòi hỏi HS vận dụng kiến thức

vào giải quyết vấn đề, đặc biệt các vấn đề thực tiễn; sử dụng phương pháp quan sát

(như bảng kiểm theo các tiêu chí đã xác định), quan sát HS trong quá trình giải quyết

vấn đề; đánh giá qua các sản phẩm thực hành của HS (chẳng hạn sản phẩm của các dự

án học tập); quan tâm hợp lí đến các nhiệm vụ đánh giá mang tính tích hợp.

– Đánh giá năng lực giao tiếp toán học: có thể sử dụng các phương pháp như yêu

cầu HS nghe hiểu, đọc hiểu, ghi chép (tóm tắt), phân tích, lựa chọn, trích xuất được

các thông tin toán học cơ bản, trọng tâm trong văn bản nói hoặc viết; sử dụng được

ngôn ngữ toán học kết hợp với ngôn ngữ thông thường trong việc trình bày, diễn đạt,

nêu câu hỏi, thảo luận, tranh luận các nội dung, ý tưởng, giải pháp toán học trong sự

tương tác với người khác.

– Đánh giá năng lực sử dụng công cụ, phương tiện học toán: có thể sử dụng các

phương pháp như yêu cầu HS nhận biết được tên gọi, tác dụng, quy cách sử dụng,

cách thức bảo quản, ưu điểm, hạn chế của các công cụ, phương tiện học toán; trình

bày được cách sử dụng (hợp lí) công cụ, phương tiện học toán để thực hiện nhiệm vụ

học tập hoặc để diễn tả những lập luận, chứng minh toán học.

Khi GV lên kế hoạch bài học, cần thiết lập các tiêu chí và cách thức đánh giá để

bảo đảm ở cuối mỗi bài học HS đạt được các yêu cầu cơ bản dựa trên các tiêu chí đã

nêu, trước khi thực hiện các hoạt động học tập tiếp theo.

28

Tài liệu bồi dưỡng giáo viên môn Toán lớp 3, bộ sách Chân trời sáng tạo

a) Các hình thức đánh giá

Thực hiện Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, việc đánh giá HS căn cứ

theo Thông tư số 27/2020/TT-BGDĐT ngày 04 tháng 9 năm 2020 của Bộ Giáo dục

và Đào tạo ban hành kèm Quy định đánh giá HS tiểu học có hiệu lực thi hành từ

ngày 20 tháng 10 năm 2020, thực hiện theo lộ trình 5 năm, áp dụng đối với lớp Ba từ

năm học 2022 – 2023.

Theo Quy định đánh giá HS tiểu học

, môn Toán cũng thực hiện đánh giá thường

xuyên đánh giá định kì.

Đánh giá thường xuyên là hoạt động đánh giá diễn ra trong tiến trình thực

hiện hoạt động dạy học theo yêu cầu cần đạt và biểu hiện cụ thể về các thành phần

năng lực của từng môn học, hoạt động giáo dục và một số biểu hiện phẩm chất, năng

lực của HS. Đánh giá thường xuyên cung cấp thông tin phản hồi cho GV và HS để kịp

thời điều chỉnh quá trình dạy học, hỗ trợ, thúc đẩy sự tiến bộ của HS theo mục tiêu

giáo dục tiểu học.

Đánh giá định kì

là đánh giá kết quả giáo dục HS sau một giai đoạn học tập, rèn

luyện nhằm xác định mức độ hoàn thành nhiệm vụ học tập, rèn luyện của HS theo yêu

cầu cần đạt và biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của từng môn học, hoạt

động giáo dục được quy định trong chương trình giáo dục phổ thông cấp Tiểu học và

sự hình thành, phát triển phẩm chất, năng lực của HS. Môn Toán 3 thực hiện đánh giá

định kì vào cuối học kì 1 và cuối học kì 2.

Một số phương pháp đánh giá thường được sử dụng trong quá trình đánh giá HS

tiểu học đối với môn Toán:

Phương pháp quan sát: GV theo dõi, lắng nghe HS trong quá trình giảng dạy

trên lớp, có thể sử dụng phiếu quan sát, bảng kiểm tra, nhật kí ghi chép lại các biểu

hiện của HS để sử dụng làm minh chứng đánh giá quá trình học tập, rèn luyện của HS,

bao gồm:

+ Quan sát quá trình: GV cần chú ý đến những hành vi của HS như: sự tương tác

giữa các HS trong nhóm với nhau (tranh luận, chia sẻ các suy nghĩ, biểu lộ cảm xúc, ...),

hào hứng, giơ tay phát biểu trong giờ học hay ngồi im thụ động, ....

+ Quan sát sản phẩm: HS phải tạo ra sản phẩm học tập và GV sẽ quan sát, cho ý

kiến đánh giá về sản phẩm, giúp các em hoàn thiện sản phẩm.

Một số quan sát được tiến hành có chủ định, như trong trường hợp GV đánh giá

HS khi các em trình bày một nội dung trước lớp (trình bày ý tưởng, trình bày cách giải

quyết vấn đề, …). GV theo dõi và lắng nghe nội dung và biểu cảm của HS, luôn chú ý

đến sự tự tin của các em, …. Những quan sát như thế đã được định sẵn nên GV có thời

gian để chuẩn bị cho HS và xác định trước từng hành vi cụ thể nào sẽ được quan sát.

29

Phương pháp đánh giá qua hồ sơ học tập, các sản phẩm, hoạt động của HS:

GV đưa ra các nhận xét, đánh giá về các sản phẩm, kết quả hoạt động của HS, từ đó

đánh giá HS theo từng nội dung đánh giá có liên quan.

Phương pháp vấn đáp: GV trao đổi với HS thông qua việc hỏi – đáp để thu thập

thông tin nhằm đưa ra những nhận xét, biện pháp giúp đỡ kịp thời.

Tuỳ theo thời điểm sử dụng phương pháp vấn đáp trong quá trình dạy học, cũng

như tuỳ theo mục đích, nội dung của bài học, GV có thể đặt câu hỏi vấn đáp gợi mở,

vấn đáp củng cố, vấn đáp tổng kết hay vấn đáp kiểm tra.

Phương pháp kiểm tra viết: GV sử dụng các bài kiểm tra gồm các câu hỏi, bài

tập được thiết kế theo mức độ, yêu cầu cần đạt của chương trình, dưới hình thức trắc

nghiệm, tự luận hoặc kết hợp trắc nghiệm và tự luận để đánh giá mức độ đạt được về

các nội dung giáo dục cần đánh giá.

Lưu ý: Khi kiểm tra, đánh giá, GV cần nhận xét kết quả học tập của HS theo hướng

tích cực, cụ thể, đánh giá tiến trình, ví dụ: Con đã đọc kĩ bài và viết đúng các chữ số

đề bài cho; Con cần lưu ý “có nhớ” khi làm tính;… tránh nhận xét tiêu cực hoặc chung

chung như: Chưa cố gắng!, Sai rồi!, Cần chú ý học!, ….

b) Kiểm tra, đánh giá định kì

Quy trình xây dựng đề kiểm tra định kì

Bước 1: Xác định mục đích đánh giá (Đánh giá kết quả học tập, năng lực, phẩm

chất nào của HS? Vào thời điểm nào? Đối tượng HS nào? ...).

Bước 2: Xây dựng nội dung đánh giá, ma trận đề kiểm tra (dựa vào mục đích đánh

giá, yêu cầu cần đạt về kiến thức, kĩ năng; nội dung trọng tâm cốt lõi;… để xác định

các chủ đề nội dung cần đánh giá).

Bước 3: Xây dựng các câu hỏi / bài tập (số lượng các câu hỏi, dạng câu hỏi, mức độ

dựa trên các chủ đề nội dung cụ thể của bước 2).

Bước 4: Dự kiến các phương án trả lời (đáp án) các câu hỏi / bài tập ở bước 3 và

thời gian làm bài.

Bước 5: Dự kiến điểm số cho các câu hỏi / bài tập (căn cứ vào số lượng câu hỏi /

bài tập, các mức độ và mục đích đánh giá, đồng thời phải dự kiến hình dung được các

tình huống HS sẽ gặp phải trong khi làm bài kiểm tra để ước tính điểm số).

Bước 6: Điều chỉnh và hoàn thiện đề kiểm tra (rà soát lại các câu hỏi / bài tập, mức

độ, điểm số, dựa vào các yêu cầu ở bước 1, bước 2. Nếu có điều kiện, đã xây dựng được

ngân hàng câu hỏi / bài tập hoặc xác định được các mục đích đánh giá định kì ngay từ

đầu năm học thì có thể thử nghiệm kiểm tra các câu hỏi / bài tập tương tự trong suốt

quá trình dạy).

30

Tài liệu bồi dưỡng giáo viên môn Toán lớp 3, bộ sách Chân trời sáng tạo

4.2. Đề kiểm tra minh hoạ

KIỂM TRA

1. Viết vào chỗ trống.

a) Số 545 đọc là:

..................................................................................................................................................................

b) Viết số 545 thành tổng các trăm, chục, đơn vị:

..................................................................................................................................................................

c) Số 545 làm tròn đến hàng chục thì được số: .........................

d) Số 545 làm tròn đến hàng trăm thì được số: .........................

2. Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng.

7

8 < 716

Chữ số thích hợp để điền vào ô trống là:

A. 0 B. 1 C. 5

3. Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng.

Hình ảnh nào dưới đây biểu thị An đã ăn

1

3

cái bánh?

A.

B.

C.

4. Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng.

72 :

= 9

Số thích hợp để điền vào ô trống là:

A. 8 B. 63 C. 648

5. Đặt tính rồi tính.

a) 192 × 4

b) 743 : 7

31

6. Tính giá trị của biểu thức.

607 – 72 × 8

7. Nối các tấm bìa có số đo bằng nhau.

8. Giải bài toán.

Năm nay Huy 9 tuổi, tuổi của mẹ gấp 4 lần tuổi của Huy. Tính tổng số tuổi của

mẹ và Huy.

9. Số?

Mỗi mặt của hộp giấy đều dán một bông hoa (xem hình).

Với 30 bông hoa, Hà sẽ dán được …… hộp giấy như vậy.

1 dm 5 cm

150 cm

15 cm

105 cm

1 m 5 cm

1 m 50 cm

32

Tài liệu bồi dưỡng giáo viên môn Toán lớp 3, bộ sách Chân trời sáng tạo

10. Viết vào chỗ trống.

Dưới đây là biểu đồ tranh.

Số hoa nở vào các ngày trong tuần

Thứ Hai

Thứ Ba

Thứ Tư

Thứ Năm

Mỗi

thể hiện một bông hoa nở.

a) Viết tên thứ và các từ nhiều nhất hay ít nhất vào chỗ trống.

– Ngày thứ ……… có số bông hoa nở ……………………

– Ngày thứ ……… có số bông hoa nở ……………………

b) Viết từ thích hợp vào chỗ trống.

– Số bông hoa nở ngày thứ Hai gấp hai lần số bông hoa nở ngày thứ ………

– Số bông hoa nở ngày thứ Ba gấp ba lần số bông hoa nở ngày thứ ………

5. GIỚI THIỆU TÀI LIỆU BỔ TRỢ, NGUỒN TÀI NGUYÊN, HỌC LIỆU ĐIỆN TỬ,

THIẾT BỊ GIÁO DỤC

5.1. Giới thiệu, hướng dẫn sử dụng sách giáo viên

a) Kết cấu sách giáo viên

SGV gồm hai thành phần chính:

PHẦN MỘT: Giới thiệu chung về môn Toán ở lớp 3

I. Mục tiêu chương trình môn Toán lớp 3

II. Yêu cầu cần đạt: Cụ thể hoá các yêu cầu từ chương trình giáo dục phổ thông

môn Toán

33

III. Giới thiệu SGK Toán 3

IV. Một số điều cần lưu ý về phương pháp dạy học và tổ chức hoạt động

V. Gợi ý hướng dẫn tổ chức dạy học một số dạng bài

VI. Thiết bị dạy học

VII. Đánh giá kết quả giáo dục

PHẦN HAI: Hướng dẫn dạy học các bài trong Toán 3

Phần hai gồm các hướng dẫn dạy học cụ thể cho các bài trong Toán 3.

Bố cục của mỗi bài như sau:

Tên bài

(Số tiết dự tính)

A. Mục tiêu

1. Kiến thức, kĩ năng

2. Năng lực chú trọng

3. Tích hợp, phẩm chất (nếu có)

B. Thiết bị dạy học

C. Các hoạt động dạy học chủ yếu

Thường gồm các hoạt động:

Khởi động – Cùng học và thực hành – Luyện tập – Củng cố – Hoạt động thực tế.

b) Sử dụng sách giáo viên hiệu quả

– Sách giáo viên là tài liệu tham khảo mang tính chất định hướng và gợi ý cho GV

trong quá trình dạy học, GV không nhất thiết phải theo các gợi ý này.

– Mỗi tiết Toán thường phát triển đầy đủ các năng lực đặc thù, tuy nhiên mức độ

đối với từng năng lực có khác nhau. Tuỳ bài học, ta nên chú trọng những năng lực có

điều kiện phát huy ở bài học đó.

– GV nên lưu ý các động từ thể hiện mức độ được sử dụng trong phần mục tiêu

bài học và trong các hoạt động được đề nghị đối với học sinh.

– Nhiều gợi ý trong các hoạt động chỉ mang tính chỉ báo về mặt nội dung cần đạt

được, GV nên chủ động lựa chọn phương pháp và hình thức tổ chức học tập để đạt

hiệu quả.

– Số tiết đối với mỗi bài chỉ là dự kiến, tuỳ tình hình cụ thể của lớp học, GV có thể

điều chỉnh cho phù hợp.

34

Tài liệu bồi dưỡng giáo viên môn Toán lớp 3, bộ sách Chân trời sáng tạo

– Dựa vào SGV, người dạy nên sáng tạo, lựa chọn các giải pháp phù hợp với học

sinh, điều kiện vật chất cũng như văn hoá vùng miền để hoạt động dạy học thực sự

mang lại kết quả tốt đẹp.

5.2. Giới thiệu, hướng dẫn sử dụng sách bổ trợ, sách tham khảo

Sách bổ trợ:

Vở bài tập Toán 3 (tập một, tập hai)

– In hai màu

– Các bài tập cụ thể, cấu trúc các bài theo trình tự SGK tạo điều kiện thuận lợi cho

giáo viên khi sử dụng.

– Bổ trợ cho SGK trong buổi học chính thức:

+ Sách bài tập giúp học sinh tương tác: nối, viết, vẽ tô màu, …

+ Tạo điều kiện để học sinh thao tác giúp phát triển năng lực đặc thù của môn Toán.

+ Một số đề kiểm tra tham khảo giúp cho việc đánh giá quá trình dạy và học.

– Dùng cho buổi học thứ hai:

+ Củng cố rèn luyện các kiến thức kĩ năng học ở buổi thứ nhất.

– Phụ huynh học sinh có thể tham khảo sử dụng giúp con em trong việc phát

triển năng lực phẩm chất liên quan đến môn học.

Sách tham khảo:

Bài tập phát triển năng lực học Toán cho học sinh lớp 3 (tập một, tập hai)

– In 4 màu.

– Các bài tập được viết theo chủ đề.

– Các chỉ thị về màu sắc thuận lợi cho học sinh trong việc định hướng cho việc

phát triển phẩm chất năng lực và tích hợp.

– Các chủ đề giúp cho việc hệ thống hoá các kiến thức kĩ năng, các năng lực đặc

thù của bộ môn.

– Nhiều bài tập thực sự phát triển năng lực và gắn kết Toán học với cuộc sống.

Vui học Toán 3 (tập một, tập hai)

– In 4 màu.

– Các bài tập được cấu trúc theo tuần bám sát với nội dung phân tuần của sách

giáo khoa Toán 3 (Chân trời sáng tạo).

– Thông qua các bài tập đa dạng, hợp lí và lôi cuốn giúp HS cảm thấy thích thú khi

học toán. Sách được trình bày đẹp, phù hợp với chuẩn kiến thức của trẻ lớp 3.

35

Kế hoạch bài dạy môn Toán lớp 3

– Hỗ trợ giáo viên thiết kế kế hoạch dạy học theo sách giáo khoa Toán 3 (Chân

trời sáng tạo).

5.3. Giới thiệu, hướng dẫn sử dụng, khai thác nguồn tài nguyên, học liệu

điện tử, thiết bị dạy học

a) Hướng dẫn sử dụng nguồn tài nguyên, học liệu điện tử

Cùng với hệ thống sách học sinh, sách giáo viên, vở bài tập, Công ty Cổ phần

Dịch vụ xuất bản Giáo dục Gia Định – Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam đã xây dựng

hệ thống nguồn tài nguyên sách và học liệu đi kèm sách Toán 3, bộ sách Chân trời sáng tạo,

gồm:

– Sách tham khảo bám sát khung năng lực của chương trình giáo dục phổ thông 2018.

– Tài liệu dạy – học tham khảo.

– Hướng dẫn thiết kế kế hoạch bài dạy.

– Sách điện tử (ebook): SGK, kho tư liệu điện tử mở rộng dành cho GV, HS

tham khảo, …

– Kho phim (video clip) một số tiết dạy mẫu làm tài liệu hỗ trợ giảng dạy trên lớp,

giúp các em HS thêm hứng thú học tập, khám phá kiến thức.

SGK Chân trời sáng tạo được hỗ trợ tối đa về học liệu. GV, phụ huynh và HS có thể

tìm mua sách và các tài liệu dạy học môn Toán cho HS lớp 3 tại các cửa hàng sách giáo

dục trên toàn quốc. GV, phụ huynh và HS cũng có thể tải các ebook, video clip tại kho

tài liệu dạy học điện tử do Công ty Cổ phần Dịch vụ xuất bản Giáo dục Gia Định – Nhà

xuất bản Giáo dục Việt Nam xây dựng. Cách thức tải các ebook, video clip tại kho tài

liệu này được hướng dẫn cụ thể trên các trang điện tử (website):

taphuan.nxbgd.vn

hanhtrangso.nxbgd.vn

chantroisangtao.vn/mon-hoc/toan-3/.

b) Giới thiệu thiết bị dạy học

Bộ thực hành toán lớp 3: Thông tư số 37/2021/TT-BGDĐT ngày 30/12/2021 của

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu cấp

Tiểu học.

Mục đích sử dụng: Dạy và học các chủ đề: Số và Phép tính, Hình học và Đo lường,

Thống kê và Xác suất.

36

Tài liệu bồi dưỡng giáo viên môn Toán lớp 3, bộ sách Chân trời sáng tạo

Mô tả thiết bị tương ứng với các chủ đề dạy học:

TT

Chủ đề

dạy học

Tên

thiết bị

Mục đích

sử dụng

Mô tả chi tiết thiết bị dạy học

A

THIẾT BỊ DÙNG CHUNG

I

HÌNH HỌC VÀ ĐO LƯỜNG

1

Hình học

Thiết bị

vẽ bảng

trong dạy

học toán

GV sử dụng khi

vẽ bảng trong

dạy học Toán.

01 chiếc thước thẳng dài tối thiểu 500 mm, độ

chia nhỏ nhất là 1 mm, được làm bằng nhựa /

gỗ hoặc vật liệu khác có độ cứng tương đương,

không cong vênh, màu sắc tươi sáng, an toàn

với người sử dụng. Vạch kẻ trên thước thẳng,

màu chữ và kẻ vạch trên thước tương phản với

màu thước để dễ đọc số.

B

THIẾT BỊ THEO CÁC CHỦ ĐỀ

I

DỤNG CỤ

1

SỐ VÀ PHÉP TÍNH

1.1

Số tự nhiên

Bộ thiết bị

dạy chữ số

và so sánh

số

Giúp HS thực

hành nhận biết

số, đọc, viết,

so sánh các số

tự nhiên trong

phạm vi từ 0

đến 100 000.

Gồm:

a) Các thẻ chữ số từ 0 đến 9. Mỗi chữ số có 4

thẻ chữ, in chữ màu và gắn được lên bảng; kích

thước mỗi thẻ (30

×

50) mm;

b) Thẻ dấu so sánh (lớn hơn, bé hơn, bằng);

mỗi dấu 2 thẻ, in chữ màu và gắn được lên

bảng; kích thước mỗi thẻ (30

×

50) mm;

c) 10 thanh 10 000 (thanh 10 000 là một tấm

nhựa hình chữ nhật kích thước (15

×

150) mm

vẽ mô hình 3D của 10 thẻ 1 000 chồng khít lên

nhau);

d) 01 thẻ ghi số 100 000 hình chữ nhật có kích

thước (60

×

90) mm.

Vật liệu: Bằng nhựa (hoặc vật liệu có độ cứng

tương đương), không cong vênh, chịu được

nước, có màu tươi sáng, an toàn trong sử dụng.

37

1.2

Phép tính

Bộ thiết bị

dạy phép

tính

Giúp HS thực

hành cộng,

trừ (không và

có nhớ) trong

phạm vi

10 000 /

100

000, phép

nhân, phép

chia trong

phạm vi

10 000 /

100 000.

Gồm:

a) Thẻ dấu phép tính (cộng, trừ, nhân, chia);

mỗi dấu 2 thẻ, in chữ màu và gắn được lên

bảng; kích thước mỗi thẻ (30

×

50) mm.

b) 20 que tính dài 100 mm; tiết diện ngang

3 mm;

c) 10 thẻ mỗi thẻ 2 chấm tròn, 10 thẻ mỗi thẻ

5 chấm tròn, đường kính mỗi chấm tròn trong

thẻ 15 mm.

Vật liệu: Bằng nhựa (hoặc vật liệu có độ cứng

tương

đương),

không

cong

vênh,

chịu

được

nước, có màu tươi sáng, an toàn trong sử dụng.

2

HÌNH HỌC VÀ ĐO LƯỜNG

2.1

Hình học

Bộ thiết bị

vẽ bảng

trong dạy

học hình

học

GV sử dụng khi

vẽ bảng trong

dạy học hình

học.

Gồm:

a) 01 ê ke có kích thước các cạnh

(300

×

400

×

500) mm;

b) 01 chiếc compa dài 400 mm với đầu được

thiết kế thuận lợi khi vẽ trên bảng bằng phấn,

bút dạ, một đầu thuận lợi cho việc cố định trên

mặt bảng;

c) 01 thước đo góc đường kính 300 mm, có hai

đường chia độ, khuyết ở giữa.

Vật liệu: Tất cả các thiết bị được làm bằng nhựa/

gỗ hoặc vật liệu có độ cứng tương đương, không

cong vênh, màu sắc tươi sáng, an toàn với người

sử dụng.

2.2

Khối lượng

Bộ thiết bị

dạy khối

lượng

Giúp HS thực

hành cân.

Gồm:

a) 01 cân đĩa loại 5 kg;

b) 01 hộp quả cân loại: 10 g, 20 g, 50 g, 100 g,

200 g, 500 g, 1 kg; 2 kg (mỗi loại 2 quả).

2.3

Dung tích

Bộ thiết bị

dạy dung

tích

Giúp học sinh

thực hành đo

dung tích.

Gồm:

a) 01 chai 1 lít, có 10 vạch chia ghi các số 100;

200; 300; ...; 1 000;

b) 01 ca 1 lít, có 10 vạch chia ghi các số 100;

200; 300; ...; 1 000.

2.4

Diện tích

Thiết bị

dạy diện

tích

Giúp HS thực

hành đo diện

tích.

Thiết bị dạy diện tích là tấm phẳng trong suốt,

kẻ ô vuông một chiều 10 ô, một chiều 20 ô. Ô

vuông có kích thước (10

×

10) mm.

38

Tài liệu bồi dưỡng giáo viên môn Toán lớp 3, bộ sách Chân trời sáng tạo

Phần thứ hai

3

THỐNG KÊ VÀ XÁC SUẤT

3.1

Xác suất

Bộ thiết

bị dạy học

yếu tố xác

suất

Giúp HS khám

phá, hình

thành, thực

hành, luyện tập

về khả năng

xảy ra của một

sự kiện (hay

hiện tượng).

Gồm:

a) 01 quân xúc xắc có độ dài cạnh là 20 mm;

có 6 mặt, số chấm xuất hiện ở mỗi mặt là một

trong các số 1; 2; 3; 4; 5; 6 (mặt 1 chấm; mặt

2 chấm; ...; mặt 6 chấm);

b) 01 hộp nhựa trong để tung quân xúc xắc

(kích thước phù hợp với quân xúc xắc);

c) 02 đồng xu gồm một đồng xu to có đường

kính 25 mm và một đồng xu nhỏ có đường

kính 20 mm; độ dày 1 mm; làm bằng hợp kim

(nhôm, đồng).

Trên mỗi đồng xu, một mặt khắc nổi chữ N,

mặt kia khắc nổi chữ S;

d) 01 hộp bóng có 03 quả, trong đó có 1 quả

bóng xanh, 1 quả bóng đỏ và 1 quả bóng vàng,

các quả bóng có kích thước và trọng lượng như

nhau với đường kính 35 mm (giống quả bóng

bàn).

II

MÔ HÌNH

1

SỐ VÀ PHÉP TÍNH

1.1

Phân số

Bộ thiết bị

hình học

dạy phân

số

GV sử dụng

khi dạy học về

phân số.

Gồm:

a) 09 hình tròn đường kính 160 mm, độ dày của

vật liệu tối thiểu là 1,5 mm màu sáng (trong

đó có 5 hình được chia thành 4 phần đều nhau

qua tâm bằng nét kẻ rộng 1 mm; sơn màu đỏ

1/4 hình; 1 hình được chia thành 4 phần đều

nhau qua tâm bằng nét kẻ rộng 1 mm, đường

viền theo chu vi và đường kẻ chia (không tiếp

xúc với phần sơn) là nét kẻ đứt rộng 1 mm, sơn

đỏ 1/4; 1 hình được chia thành 4 phần đều

nhau qua tâm bằng nét kẻ rộng 1 mm toàn bộ

hình tròn sơn màu đỏ; 1 hình được chia thành

2 phần đều nhau qua tâm bằng nét kẻ rộng

1 mm; sơn đỏ 1/2 hình; 1 hình được chia thành

6 phần đều nhau qua tâm bằng nét kẻ rộng

1 mm, sơn đỏ 5/6 hình tròn);

39

b) 02 hình tròn đường kính 160 mm, độ dày

của vật liệu tối thiểu là 1,5 mm, chuyển động

quay tương đối với nhau thông qua trục nối

tâm có vòng đệm ở giữa; một hình trong suốt,

một hình màu tối (mỗi hình: được chia thành

8 phần đều nhau qua tâm bằng nét kẻ, sơn

màu đỏ 1/2 hình tròn. Các đường bao, đường

nối tâm, có chiều rộng 1 mm);

c) 04 hình vuông có kích thước (160

×

160) mm,

màu trắng (trong đó có 3 hình chia thành

4 hình vuông nhỏ đều nhau qua tâm, bằng nét

kẻ rộng 1 mm, 1/4 hình có màu xanh cô ban và

1 hình chia thành 4 hình vuông nhỏ đều nhau

qua tâm, bằng nét kẻ rộng 1 mm, riêng phần

không màu là nét kẻ đứt, 3/4 hình có màu xanh

cô ban), độ dày của vật liệu tối thiểu là 1,5 mm.

(Ghi chú: Các hình có thể sử dụng từ tính để giáo

viên đính lên bảng từ.)

1.2

Phân số

Bộ thiết bị

hình học

thực hành

phân số

Giúp HS khám

phá, hình

thành, thực

hành, luyện tập

về phân số.

Gồm:

a) 09 hình tròn đường kính Φ40 mm, độ dày

của vật liệu tối thiểu là 1,2 mm màu sáng

(trong đó có 5 hình được chia thành 4 phần

đều nhau qua tâm bằng nét kẻ rộng 1 mm;

sơn màu đỏ 1/4 hình; 1 hình được chia thành

4 phần đều nhau qua tâm bằng nét kẻ rộng

1 mm, đường viền theo chu vi và đường kẻ chia

(không tiếp xúc với phần sơn) là nét kẻ đứt

rộng 1 mm, sơn đỏ 1/4; 1 hình được chia thành

4 phần đều nhau qua tâm bằng nét kẻ rộng

1 mm toàn bộ hình tròn sơn màu đỏ; 1 hình

được chia thành 2 phần đều nhau qua tâm

bằng nét kẻ rộng 1 mm; sơn đỏ 1/2 hình;

1

hình

được

chia

thành

6

phần

đều

nhau

qua tâm bằng nét kẻ rộng 1 mm, sơn đỏ 5/6

hình tròn;

40

Tài liệu bồi dưỡng giáo viên môn Toán lớp 3, bộ sách Chân trời sáng tạo

b) 04 hình vuông có kích thước (40

×

40) mm,

màu trắng (trong đó có 3 hình chia thành

4 hình vuông nhỏ đều nhau qua tâm bằng nét

kẻ rộng 1 mm, 1/4 hình có màu xanh cô ban và

1 hình chia thành 4 hình vuông nhỏ đều nhau

qua tâm, bằng nét kẻ rộng 1 mm, riêng phần

không màu là nét kẻ đứt, 3/4 hình có màu xanh

cô ban), độ dày của vật liệu tối thiểu là 1,2 mm.

2

HÌNH HỌC VÀ ĐO LƯỜNG

2.1

Hình

phẳng

và hình khối

Bộ thiết bị

dạy hình

phẳng và

hình khối

– Giúp GV dạy

hình phẳng và

hình khối.

– Giúp HS thực

hành nhận

dạng hình

phẳng và hình

khối, lắp ghép

xếp hình.

Gồm:

a) Các hình phẳng gồm: 6 hình tam giác đều

cạnh 40 mm; 4 hình tam giác vuông cân có

cạnh góc vuông 50 mm; 2 hình tam giác vuông

2

cạnh

góc

vuông

40

mm

60

mm;

10 hình vuông kích thước (40

×

40) mm; 8 hình

tròn đường kính 40 mm, 2 hình chữ nhật kích

thước (40

×

80) mm. Các hình có độ dày của vật

liệu tối thiểu là 2 mm;

b) 04 hình tứ giác khác nhau (cạnh ngắn nhất

30 mm, cạnh dài nhất 70 mm, độ dày của vật

liệu tối thiểu là 2 mm);

c) 04 khối hộp chữ nhật kích thước

(40

×

40

×

60) mm;

d)

04

khối

lập

phương

kích

thước

(40

×

40

×

40)

mm;

04

khối

trụ

đường

kính

40 mm (trong đó, 2 cái cao 40 mm, 2 cái

cao 60 mm); 4 khối cầu đường kính 40 mm;

4 khối cầu đường kính 60 mm.

2.3

Thời gian

Thiết bị

trong dạy

học về

thời gian

Giúp HS thực

hành xem đồng

hồ.

Mô hình đồng hồ đường kính 300 mm có kim

giờ, kim phút và có thể quay đồng bộ với nhau,

trên mặt đồng hồ có 60 vạch để chỉ 60 phút.

41

III

PHẦN MỀM

1

Hình học và

Đo lường

Phần

mềm toán

học

Phần mềm

toán học hỗ

trợ GV giúp

HS thực hành,

luyện tập các

yếu tố hình

học.

Phần

mềm

toán

học

đảm

bảo

hỗ

trợ

GV

vẽ hình trong dạy học các yếu tố hình học;

Phải

sử

dụng

phần

mềm

không

vi

phạm

bản quyền.

2

Thống kê và

Xác suất

Phần

mềm toán

học

Phần mềm

toán học hỗ

trợ GV giúp

HS thực hành,

luyện tập các

yếu tố thống kê

và xác suất.

Phần mềm toán học đảm bảo hỗ trợ GV vẽ

bảng, biểu đồ; mô tả thí nghiệm ngẫu nhiên

trong dạy học các yếu tố thống kê và xác

suất. Phải sử dụng phần mềm không vi phạm

bản quyền.

42

Tài liệu bồi dưỡng giáo viên môn Toán lớp 3, bộ sách Chân trời sáng tạo

HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

PHẦN THỨ HAI

1. QUY TRÌNH THIẾT KẾ KẾ HOẠCH BÀI DẠY

1.1. Kế hoạch bài dạy (trước đây còn gọi là bài soạn, giáo án) do GV thiết kế bao

gồm các hoạt động của HS và GV trong quá trình dạy học một tiết học/bài học/chủ đề

(sau đây gọi chung là bài học) nhằm giúp học sinh đạt được yêu cầu cần đạt. Kế hoạch

bài dạy được GV thực hiện chủ động, linh hoạt phù hợp với đối tượng HS, điều kiện tổ

chức dạy học, bảo đảm các yêu cầu cần đạt của chương trình đối với môn học, hoạt

động giáo dục để đạt hiệu quả cao nhất; được điều chỉnh, bổ sung thường xuyên cho

phù hợp với đối tượng HS và điều kiện tổ chức dạy học.

1.2. GV căn cứ vào yêu cầu cần đạt được quy định trong chương trình môn học,

hoạt động giáo dục; kế hoạch giáo dục của nhà trường; kế hoạch dạy học các môn

học, hoạt động giáo dục; SGK, thiết bị dạy học để xây dựng kế hoạch bài dạy gồm: Yêu

cầu cần đạt, đồ dùng dạy học cần chuẩn bị, hoạt động dạy học chủ yếu, điều chỉnh

sau bài dạy, cụ thể như sau:

a) Yêu cầu cần đạt của bài học: Trên cơ sở yêu cầu cần đạt của mạch nội dung

được quy định trong chương trình môn học, hoạt động giáo dục, giáo viên chủ động

sử dụng SGK, thiết bị dạy học, học liệu để xác định yêu cầu cần đạt của bài học phù

hợp với đối tượng HS, đặc điểm nhà trường, địa phương. Yêu cầu cần đạt của bài học

cần xác định rõ: HS thực hiện được việc gì; vận dụng được những gì vào giải quyết vấn

đề trong thực tế cuộc sống; có cơ hội hình thành, phát triển phẩm chất, năng lực gì.

b) Đồ dùng dạy học: Các đồ dùng cần chuẩn bị để tổ chức dạy học bài học.

c) Hoạt động dạy học chủ yếu: GV chủ động tổ chức hoạt động dạy học linh hoạt,

sáng tạo, đa dạng theo tính chất bài học (bài kiến thức mới, thực hành, ôn tập), đặc

điểm môn học, hoạt động giáo dục và phù hợp với đối tượng HS.

– Hoạt động học tập của HS bao gồm hoạt động mở đầu (khởi động, kết nối);

hình thành kiến thức mới (trải nghiệm, khám phá; phân tích, hình thành kiến thức

mới); hoạt động luyện tập, thực hành và hoạt động vận dụng (ứng dụng những điều

đã học để phát hiện và giải quyết những vấn đề trong đời sống thực tế). Các hoạt

động học tập (kể cả hoạt động tự nhận xét hay nhận xét sản phẩm học tập của bạn

hay nhóm bạn) của HS, tuỳ theo mục đích, tính chất của mỗi hoạt động, được tổ chức

làm việc cá nhân, theo nhóm hoặc cả lớp; đảm bảo mỗi học sinh được tạo điều kiện

để tự mình thực hiện nhiệm vụ học tập hay trải nghiệm thực tế.

43

– Hoạt động của GV: tổ chức, hướng dẫn, hỗ trợ hoạt động học cho HS, tạo môi

trường học tập thân thiện và những tình huống có vấn đề để khuyến khích HS tích

cực tham gia vào các hoạt động học tập, tự nhận xét hay nhận xét sản phẩm học tập

của bạn hay nhóm bạn, tự phát hiện năng lực, nguyện vọng của bản thân, rèn luyện

thói quen và khả năng tự học, phát huy tiềm năng và những kiến thức, kĩ năng đã tích

luỹ được để phát triển; thực hiện nhận xét, đánh giá trong quá trình tổ chức dạy học

để hướng dẫn, hỗ trợ hoạt động học tập, điều chỉnh các hoạt động dạy học, đảm bảo

sự tiến bộ của từng HS và nâng cao chất lượng giáo dục.

d) Điều chỉnh sau bài dạy: GV ghi những điểm cần rút kinh nghiệm sau khi thực

hiện kế hoạch bài dạy để hoàn thiện phương án dạy học cho các bài học sau: Nội

dung còn bất cập, còn gặp khó khăn trong quá trình thực hiện tổ chức dạy học; nội

dung tâm đắc tổ chức dạy học hiệu quả để trao đổi thảo luận khi tham gia sinh hoạt

chuyên môn.

1.3. GV thực hiện lưu trữ kế hoạch bài dạy theo hình thức phù hợp, khoa học

và báo cáo tổ trưởng chuyên môn, hiệu trưởng nhà trường khi có yêu cầu; có thể sử

dụng kế hoạch bài dạy xây dựng từ năm học trước để thực hiện bổ sung, điều chỉnh

nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức, để tổ chức dạy học hiệu quả. Tổ trưởng

chuyên môn quản lí kế hoạch bài dạy theo nguyên tắc giảm nhẹ áp lực hành chính;

đảm bảo hình thức khoa học, thuận lợi, hiệu quả, tăng cường ứng dụng công nghệ

thông tin trong quản lí trên cơ sở đánh giá đúng thực chất và tôn trọng, động viên

tinh thần đổi mới, sáng tạo của GV.

1.4. Khi tổ chức hoạt động dạy học (thực hiện Kế hoạch bài dạy), GV cần chú ý

một số nội dung sau:

a) Chuyển giao nhiệm vụ học tập: nhiệm vụ học tập rõ ràng và phù hợp với khả

năng của HS, thể hiện ở việc nêu vấn đề, hướng dẫn cách thực hiện và yêu cầu về sản

phẩm mà HS phải hoàn thành khi thực hiện nhiệm vụ; hình thức giao nhiệm vụ sinh

động, hấp dẫn, kích thích được hứng thú học tập của HS; đảm bảo cho tất cả HS tiếp

nhận và sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ.

b) Tổ chức cho HS thực hiện nhiệm vụ học tập: khuyến khích học sinh hợp tác,

giúp đỡ nhau khi thực hiện nhiệm vụ học tập; phát hiện kịp thời những khó khăn của

học sinh và có biện pháp hỗ trợ kịp thời, phù hợp, hiệu quả, không “bỏ quên” HS nào.

c) Tổ chức cho HS trình bày kết quả và thảo luận: hình thức trình bày kết quả

thực hiện nhiệm vụ phù hợp với nội dung học tập và kĩ thuật dạy học tích cực được

sử dụng; khuyến khích cho HS trao đổi, thảo luận với nhau về nội dung học tập; xử lí

những tình huống sư phạm nảy sinh một cách hợp lí.

44

Tài liệu bồi dưỡng giáo viên môn Toán lớp 3, bộ sách Chân trời sáng tạo

d) Nhận xét, đánh giá thực hiện nhiệm vụ học tập: nhận xét về quá trình thực hiện

nhiệm vụ học tập của HS; phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ và

những ý kiến trao đổi, thảo luận của HS nhằm giúp HS có hứng thú, niềm tin trong học

tập, cải thiện được kết quả học tập, chính xác hoá các kiến thức mà HS đã học được

thông qua hoạt động.

1.5. Trong quá trình thực hiện, GV tham khảo khung kế hoạch bài dạy trong phần

dưới đây để xây dựng kế hoạch bài dạy phù hợp với tình hình thực tế, đặc trưng môn

học, hoạt động giáo dục, thuận lợi trong quá trình thực hiện, đảm bảo khoa học, linh

hoạt và hiệu quả.

KHUNG KẾ HOẠCH BÀI DẠY

Môn học/hoạt động giáo dục.............................................; lớp: ..........................

Tên bài học: ...............................................................................; số tiết: .....................

Thời gian thực hiện: ngày…tháng…năm…(hoặc từ …/…/… đến …/…/…)

1. Yêu cầu cần đạt: Nêu cụ thể học sinh thực hiện được việc gì; vận dụng được

những gì vào giải quyết vấn đề trong thực tế cuộc sống; có cơ hội hình thành, phát

triển phẩm chất, năng lực gì.

2. Đồ dùng dạy học: Nêu các thiết bị, học liệu sử dụng trong bài dạy để tổ chức

cho học sinh hoạt động nhằm đạt được yêu cầu cần đạt của bài dạy.

3. Hoạt động dạy học chủ yếu:

– Hoạt động Mở đầu: khởi động, kết nối.

– Hoạt động Hình thành kiến thức mới: trải nghiệm, khám phá, phân tích, hình

thành kiến thức mới (đối với bài hình thành kiến thức mới)

– Hoạt động Luyện tập, thực hành

– Hoạt động Vận dụng, trải nghiệm (nếu có)

4. Điều chỉnh sau bài dạy (nếu có)

2. BÀI SOẠN MINH HOẠ

XẾP HÌNH

(2 tiết – SGK Tập 1, trang 26)

A. Yêu cầu cần đạt

– HS gọi tên các hình phẳng và hình khối đã học; dùng các hình trong bộ xếp

hình để lắp ghép các hình mới (không thể hiện màu sắc tương ứng).

– HS giải quyết vấn đề đơn giản liên quan đến các hình đã học.

45

– HS có cơ hội hình thành các năng lực tư duy và lập luận toán học; mô hình hoá

toán học; giao tiếp toán học; sử dụng công cụ, phương tiện học toán và các phẩm

chất chăm chỉ, trách nhiệm, nhân ái, yêu nước.

B. Thiết bị dạy học

GV: Bộ xếp hình, hình vẽ cho bài các bài luyện tập, bài Thử thách và bài Đất nước

em (nếu cần).

HS: Bộ xếp hình.

C. Các hoạt động dạy học chủ yếu

TIẾT 1

HOẠT ĐỘNG GV

HOẠT ĐỘNG HS

I. Khởi động

– GV cho HS kể tên các hình khối đã học (khối

lập phương, khối hộp chữ nhật, khối trụ, khối

cầu).

– Trò chơi ĐIỂM DANH THEO TÊN CÁC HÌNH KHỐI.

GV nói tên bốn hình khối đã học, chẳng hạn:

“khối trụ, khối lập phương, khối cầu, khối hộp

chữ nhật”.

Các mặt của khối lập phương là hình gì?

– Kể tên các hình khối đã học: khối lập phương,

khối hộp chữ nhật, khối trụ, khối cầu.

HS (cả lớp) lần lượt điểm danh theo thứ tự tên

các khối hộp đó: “khối trụ, khối lập phương,

khối cầu, khối hộp chữ nhật – khối trụ, khối lập

phương, khối cầu, khối hộp chữ nhật – …”.

Các bạn điểm danh là khối lập phương trả lời:

Hình vuông.

II. Luyện tập – Thực hành

Bài 1:

– GV cho HS đọc yêu cầu.

– GV treo (hoặc chiếu) hình vẽ.

GV có thể cho HS gọi tên hình.

– Khuyến khích nhiều nhóm nói.

GV giúp HS nhận biết:

– Các hình phẳng và các hình khối.

– HS (nhóm đôi) đọc yêu cầu, thảo luận rồi

trả lời.

– HS trình bày trước lớp (vừa nói vừa chỉ vào

hình vẽ).

Ví dụ: a) Các hình phẳng gồm có 5 hình tam giác

(tím, đỏ, xanh lá, vàng, xanh dương), 1 hình

vuông (xanh da trời), 1 hình tứ giác (cam).

– Nhiều nhóm trình bày.

46

Tài liệu bồi dưỡng giáo viên môn Toán lớp 3, bộ sách Chân trời sáng tạo

III. Vận dụng – Trải nghiệm

Bài 2: Có thể tổ chức như sau:

Tìm hiểu bài.

– Khi sửa bài, GV cho HS thi ghép hình trên

bảng lớp.

Bài 3:

Tìm hiểu bài:

• GV cho HS đọc yêu cầu.

Quan sát hình vẽ, em nhận biết điều gì?

Dùng bộ xếp hình để xếp hình hai bạn vui chơi

– GV cho HS

thảo luận để tìm cách xếp hình.

– Khi sửa bài, khuyến khích HS tưởng tượng

mô tả (kết hợp với ĐDHT).

Lưu ý:

Với các nhóm HS hoàn thành sớm, các em

có thể tưởng tượng và xếp hình một người theo

ý thích.

• HS đọc yêu cầu.

Nhận biết: Các hình phẳng trong bài 1 chính

là các hình trong bộ xếp hình của HS.

– HS thảo luận: Tìm các hình trong bộ xếp hình

cùng hình dạng, kích cỡ với các hình của các câu,

mặc dù khác màu.

– HS thực hiện: nhóm đôi, mỗi HS chọn một

hình để xếp rồi chia sẻ.

Mỗi nhóm / hình (nhóm xếp xong trước và đúng

thì thắng cuộc).

a)

b)

Đọc yêu cầu.

• Người ta dùng bộ xếp hình để xếp hai bạn vui

chơi. Đây là các hình trong bộ xếp hình.

– HS thực hiện theo nhóm đôi:

thảo luận rồi

xếp hình, mỗi HS xếp 1 hình.

– HS tưởng tượng mô tả (kết hợp với ĐDHT.

Ví dụ: Phần đầu là hình vuông, tay – chân –

thân mình là những hình tam giác, …

D. Điều chỉnh sau bài dạy (nếu có)

....................................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................................

47

TIẾT 2

HOẠT ĐỘNG GV

HOẠT ĐỘNG HS

I. Khởi động

– Trò chơi TÔI BẢO

Tôi bảo, tôi bảo.

Tôi bảo lấy một hình tam giác để lên bàn.

(GV cũng có thể cho một em HS điều khiển cho

cả lớp chơi.)

Bảo gì? Bảo gì?

Cả lớp thực hiện yêu cầu của GV.

(Tổ nào có đầy đủ các bạn thực hiện đúng yêu

cầu, xong trước nhất thì thắng cuộc.)

II. Luyện tập – Thực hành

Bài 1:

– GV cho HS quan sát hình vẽ, đọc câu hỏi,

thảo luận rồi trả lời.

– Sửa bài.

GV cũng có thể chuẩn bị đồ dùng để tổ chức cho

HS chơi tiếp sức.

– HS (nhóm đôi) quan sát hình vẽ, đọc câu hỏi,

thảo luận rồi trả lời.

– HS nói kết quả và trình bày cách làm (kết hợp

với ĐDHT).

– Nhiều HS trình bày (mỗi nhóm / hình).

HS chơi tiếp sức, thi đua, nhóm nào xếp xong

trước và đúng thì thắng cuộc.

III. Vận dụng – Trải nghiệm

Bài 2:

– Tìm hiểu đề bài: GV giúp HS nhận biết yêu

cầu, xác định nhiệm vụ.

– Tìm cách làm:

Nhận biết số lượng khối lập phương thêm vào

so với hình trước đó.

– Sửa bài: GV gọi vài nhóm đọc kết quả, nói

cách làm.

• Hình thứ hai thêm mấy khối lập phương?

GV dùng trực quan để minh hoạ.

Lưu ý: HS có thể có cách làm khác nhau, lí luận

đúng để tìm được kết quả đúng thì chấp nhận

Hình

thứ

năm

bao

nhiêu

khối

lập

phương?

– HS thảo luận (nhóm đôi).

– HS thực hiện: có thể dùng ĐDHT để giải quyết.

– HS đọc kết quả, nói cách làm.

HS có thể thực hiện như sau:

HS

đếm

viết

số

khối

lập

phương

dưới

các hình

Hình thứ nhất: 1

Hình thứ hai: 3

Hình thứ ba: 6

Hình thứ tư: 10

Hình

thứ

hai

thêm

2

khối

lập

phương

(1 + 2 = 3).

Hình

thứ

ba

thêm

3

khối

lập

phương

(3 + 3 = 6).

48

Tài liệu bồi dưỡng giáo viên môn Toán lớp 3, bộ sách Chân trời sáng tạo

(ví dụ: hình sau sẽ thêm một hàng chéo so với

hình trước. Dựa vào Hình thứ tư, hàng chéo

thêm vào gồm 5 hình).

Thử thách:

– GV cho HS đọc yêu cầu.

– Sửa bài, GV có thể treo (hoặc trình chiếu hình)

cho HS trình bày theo nhóm (mỗi nhóm / cách

đếm), khuyến khích HS tìm cách đếm nhanh.

Hình

thứ

thêm

4

khối

lập

phương

(6 + 4 = 10).

Hình

thứ

năm

thêm

5

khối

lập

phương

(10 + 5 = 15).

– HS đọc yêu cầu.

– HS thảo luận (nhóm bốn) tìm hiểu bài, tìm

cách làm: đếm.

– HS làm cá nhân rồi chia sẻ trong nhóm.

– HS trình bày theo nhóm (mỗi nhóm / cách

đếm), thao tác trên hình và tìm cách đếm nhanh

(lưu ý các mảng tường giống nhau được lặp lại).

Đất nước em

– GV yêu cầu HS đọc nội dung.

– Nếu cần thiết, GV giải thích các từ khó, nêu sự

khác biệt của bờ rào đá và tường rào của trường

em.

– GV giới thiệu vài nét về cao nguyên đá Đồng

Văn – Hà Giang: Vùng đất này là sự kết hợp

ngoạn mục và độc đáo giữa những đỉnh núi cao

vun vút và hẻm vực sâu thăm thẳm tại phần

kéo dài của dãy núi phía đông rặng Himalaya,

với đỉnh cao nhất – Mạc Vạc (1 971 m) và hẻm

sâu nhất – Tu Sản, cũng là hẻm vực sâu nhất của

Đông Nam Á, với chiều sâu vách đá lên tới hơn

700 m.

Ngày 3/10/2010, Cao nguyên đá Đồng Văn đã

trở thành công viên địa chất UNESCO đầu tiên

của Việt Nam và thứ hai ở Đông Nam Á.

(https://baoquocte.vn/cong-vien-dia-chat-

toan- cau-unesco - cao -nguyen- da- dong-

van-127077.html)

– HS đọc.

HS tìm vị trí tỉnh Hà Giang trên bản đồ Việt Nam

(SGK trang 96)

D. Điều chỉnh sau bài dạy (nếu có)

....................................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................................

49

CÁC KHẢ NĂNG XẢY RA CỦA MỘT SỰ KIỆN

(1 tiết – SGK Tập 2, trang 46)

A. Yêu cầu cần đạt

– HS làm quen với các khả năng xảy ra (có tính ngẫu nhiên) của một sự kiện khi

thực hiện một lần.

– HS mô tả được các khả năng xảy ra của một sự kiện.

– HS có cơ hội hình thành các năng lực tư duy và lập luận toán học; giao tiếp

toán học; sử dụng công cụ, phương tiện học toán và phẩm chất yêu nước, chăm chỉ,

trách nhiệm.

B. Thiết bị dạy học

GV: đồng xu (hay nút áo 2 mặt có 2 màu khác nhau), bi xanh, bi đỏ, bi vàng, vòng

quay cho nội dung Luyện tập 2 (nếu cần).

HS: đồng xu (hay nút áo 2 mặt có 2 màu khác nhau).

C. Các hoạt động dạy học chủ yếu

HOẠT ĐỘNG GV

HOẠT ĐỘNG HS

I. Khởi động

Trò chơi TẬP TẦM VÔNG

GV dạy HS bài đồng dao, nói luật chơi và tổ chức

cho HS chơi theo nhóm đôi.

Sau khi chơi, GV vấn đáp giúp HS nhận biết:

• Khi dự đoán, có thể đoán đúng và cũng có thể

đoán sai  Có hai khả năng xảy ra.

Ví dụ: Khi dự đoán, em có chắc chắn mình đoán

đúng được mỗi khi bạn đố không?

HS chơi theo nhóm đôi.

• Người đố giấu một nút trong lòng một bàn tay

và nắm cả hai tay lại rồi hát

Tập tầm vông

Tay không tay có

Tập tầm vó

Tay có tay không

Tay nào có, tay nào không?

• Người đoán chỉ vào một tay của người đố. Nếu

đoán đúng, người đoán trở thành người đố, trò

chơi lại tiếp tục.

Không thể chắc chắn, có lần đoán đúng, có lần

đoán không đúng

50

Tài liệu bồi dưỡng giáo viên môn Toán lớp 3, bộ sách Chân trời sáng tạo

II. Khám phá hình thành kiến thức mới

Các khả năng xảy ra: mặt sấp xuất hiện

hay mặt ngửa xuất hiện

– GV cho HS tung đồng xu và gợi ý:

Có những khả năng nào xảy ra?

– GV gọi vài nhóm trình bày, sau đó vấn đáp.

Ví dụ:

Có bao nhiêu nhóm tung được mặt sấp?

Có bao nhiêu nhóm tung được mặt ngửa?

Có nhóm nào tung một lần mà vừa được mặt

sấp vừa được mặt ngửa luôn không?

– GV chốt:

Đồng xu có hai mặt: mặt sấp và mặt ngửa nên

khi tung đồng xu một lần sẽ xảy ra một trong

hai khả năng: mặt sấp có thể xuất hiện hoặc mặt

ngửa có thể xuất hiện.

HS (nhóm đôi) tung đồng xu.

HS trình bày theo nhóm.

HS giơ tay (theo nhóm).

III. Luyện tập – Thực hành

Bài 1:

Nếu có thể, nên dùng vật thật để HS thực hành.

Tìm hiểu mẫu, nhận biết:

• Có hai quả bóng (đỏ và xanh) ở trong hộp.

– Khi sửa bài, GV khuyến khích HS giải thích

tại sao nói như vậy.

• Không nhìn vào hộp, HS lấy một quả bóng và

nói khả năng xảy ra “xảy ra một trong hai khả

năng: quả bóng lấy ra có thể màu đỏ, có thể màu

xanh, quả bóng lấy ra không thể màu vàng”.

– HS (nhóm bốn) cá nhân lần lượt thực hiện, rồi

nói cho bạn nghe.

HS

giải thích, chẳng hạn:

a) Xảy ra một trong hai khả năng: quả bóng lấy

ra có thể màu đỏ hoặc có thể màu vàng (vì trong

hộp có một quả bóng màu đỏ và một quả bóng

màu vàng).

b) Xảy ra một khả năng: quả bóng lấy ra chắc

chắn màu xanh (vì cả hai quả bóng trong hộp

đều màu xanh).

51

IV. Vận dụng – Trải nghiệm

Bài 1:

– GV nêu yêu cầu: có mấy khả năng xảy ra?

– Khi sửa bài, GV khuyến khích HS giải thích

cách làm.

Bài 2:

Có thể tiến hành như Bài 1.

– Khi sửa bài, GV có thể cho HS chơi vòng quay

để HS có thể giải thích tường minh câu trả lời

của mình.

GV chốt: có ba khả năng xảy ra vì trên vòng quay

có ba màu.

HS

(nhóm

đôi)

thảo

luận,

tìm

hiểu

bài,

nhận biết: có ba khả năng xảy ra.

– HS (nhóm đôi) thực hiện cá nhân rồi chia sẻ

với bạn.

– HS

giải thích tại sao nói như vậy, chẳng hạn:

a) Đúng. (Vì trong hộp có ba thẻ mang số 2; 3

và 4; nên lấy ra một thẻ thì có thể lấy được thẻ

mang số 3.)

b) Sai. (Vì có thể lấy được thẻ mang số 4.)

c) Đúng. (Vì trong hộp không có thẻ mang số 1.)

– HS chơi vòng quay theo hiệu lệnh của GV rồi

trả lời.

D. Điều chỉnh sau bài dạy (nếu có)

....................................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................................

52

Chịu trách nhiệm xuất bản

Chủ tịch Hội đồng Thành viên NGUYỄN ĐỨC THÁI

Tổng Giám đốc HOÀNG LÊ BÁCH

Chịu trách nhiệm nội dung

Tổng biên tập PHẠM VĨNH THÁI

Tổ chức và chịu trách nhiệm bản thảo:

Phó Tổng biên tập TRẦN QUANG VINH

Giám đốc Công ty cổ phần Dịch vụ xuất bản giáo dục Gia Định

TRẦN THỊ KIM NHUNG

Biên tập nội dung: TRẦN THANH HÀ

Thiết kế sách: NGUYỄN NGỌC ĐAN THANH

Trình bày bìa: NGUYỄN MẠNH HÙNG

Sửa bản in: TRẦN THANH HÀ

Chế bản: Công ty CP Dịch vụ xuất bản giáo dục Gia Định

Địa chỉ sách điện tử và tập huấn qua mạng:

- Sách điện tử: nxbgd.vn/sachdientu

- Tập huấn online: nxbgd.vn/taphuan

Bản quyền thuộc Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.

Tất cả các phần của nội dung cuốn sách này đều không được sao chép, lưu trữ, chuyển thể dưới bất kì

hình thức nào khi chưa có sự cho phép bằng văn bản của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam và Công ty

cổ phần Dịch vụ xuất bản giáo dục Gia Định.

TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN MÔN TOÁN LỚP 3

BỘ SÁCH CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Mã số: ...

In ................... bản, (QĐ ) khổ 19 x 26,5 cm.

Đơn vị in: .................... địa chỉ ........

Cơ sở in: .................... địa chỉ ........

Số ĐKXB: .../CXBIPH/. GD.

Số QĐXB: .../QĐ– GD – HN ngày ... tháng ... năm 20...

In xong và nộp lưu chiểu tháng ... năm 20...

Mã số ISBN: ...............................................................

Sách không bán

NHÀ XUẤT BẢN GIÁO DỤC VIỆT NAM

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NHÀ XUẤT BẢN GIÁO DỤC VIỆT NAM

TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN

3

lớp

(Tài liệu lưu hành nội bộ)

MÔN

T R Â N T R Ọ N G

G I Ớ I T H I Ệ U