Giaovienvietnam
Saccarozo: cấu trúc, tính chất vật lý hóa học, ứng dụng và điều chế
1. Cấu tạo Saccarozơ
Saccarozơ có công thức phân tử là: C
12
H
22
O
11
Được viết dưới dạng:
Các bạn cần lưu ý rằng, trong phân tử saccaozơ gốc α – glucozơ và gốc β
– fructozơ liên kết với nhau qua nguyên tử oxi giữa C1 của glucozơ và C2 của
fructozơ (C
1
– O – C
2
) (như hình vẽ).
Nhóm OH – hemiaxetal không còn nên saccarozơ không thể mở vòng tạo
nhóm –CHO. Chính các đặc điểm này cấu thành nên tính chất vật lý của
Saccarozo.
2. Tính chất vật lý
Saccarozơ là chất kết tinh, không màu, dễ tan trong nước, ngọt hơn
glucozơ, nóng chảy ở nhiệt độ 185
o
C.
Trong tự nhiên, Saccacrozo có nhiều trong cây mía. Tiếp đến là củ cải
đường, thốt nốt... Do đó, Saccarozo thường được gọi là đường mía chứ không
phải đường nho hay đường thốt nốt.
Trong đời sống, saccacrozo tồn tại chủ yếu trong các sản phẩm như:
đường phèn, đường kính, đường cát...
Các câu hỏi trắc nghiệm lý thuyết thường rất hay xoáy vào các phần này,
do đó các bạn cần ghi nhớ thật kỹ và tránh nhầm lẫn với các hợp chất tương tự
nhé.
3. Trạng thái tự nhiên Saccarozơ
Như đã đề cập ở phần tính chất vật lý thì saccarozo là một chất kết tinh.
Tuy nhiên khá dễ hòa tan trong nước. Từ đây dễ dàng nhận biết được trạng thái
tự nhiên của hợp chất này rồi nhé.
Để tải trọn bộ chỉ với 50k, vui lòng liên hệ qua Zalo 0898666919 hoặc Fb: Hương Trần