Phiếu học tập Đọc- hiểu môn Ngữ văn 9_CHUYÊN ĐỀ: THƠ VIỆT NAM HIỆN ĐẠI KÌ 2

Để tải trọn bộ chỉ với 50k hoặc 250K để tải không giới hạn kho tài liệu trên web và drive, vui lòng liên hệ Zalo 0388202311 hoặc Liên hệ CLB_HSG_Hà Nội.Để tải trọn bộ chỉ với 50k hoặc 250K để tải không giới hạn kho tài liệu trên web và drive, vui lòng liên hệ Liên hệ CLB_HSG_Hà Nội.

CLB HSG Hà Nội xin giới thiệu Phiếu học tập Đọc- hiểu môn Ngữ văn 9_CHUYÊN ĐỀ: THƠ VIỆT NAM HIỆN ĐẠI KÌ 2. Phiếu học tập Đọc- hiểu môn Ngữ văn 9_CHUYÊN ĐỀ: THƠ VIỆT NAM HIỆN ĐẠI KÌ 2 là tài liệu hay và quý giúp các thầy cô tham khảo trong quá trình dạy Ngữ văn 9. Hãy tải ngay Phiếu học tập Đọc- hiểu môn Ngữ văn 9_CHUYÊN ĐỀ: THƠ VIỆT NAM HIỆN ĐẠI KÌ 2. Baigiangxanh nơi luôn cập nhật các kiến thức mới nhất. Chúc các bạn thành công !!!

Để tải trọn bộ chỉ với 50k hoặc 200K để sử dụng toàn bộ kho tài liệu, vui lòng liên hệ qua Zalo 0898666919 hoặc Fb: Hương Trần.



Để tải trọn bộ chỉ với 50k hoặc 200K để sử dụng toàn bộ kho tài liệu, vui lòng liên hệ qua Zalo 0898666919 hoặc Fb: Hương Trần.

CHUYÊN ĐỀ: THƠ VIỆT NAM HIỆN ĐẠI KÌ 2

 

VĂN BẢN : MÙA XUÂN NHO NHỎ

( Thanh Hải)

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Cho câu thơ sau:

                               Mọc giữa dòng sông xanh

                              …………………………..

Câu 1: Hãy chép chính xác những dòng thơ còn lại để hoàn thiện  khổ thơ? Đoạn thơ trên trích trong bài thơ nào của ai? Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ?

Câu 2: Xác định thể thơ và phương thức biểu đạt chính của khổ thơ em vừa chép?

Câu 3:  Chỉ ra thành phần biệt lập được sử dụng trong khổ thơ vừa chép?

Câu 4:  Tìm và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ?

Câu 5:   Viết đoạn văn(7-10 câu) trình bày cảm nhận về bức tranh thiên nhiên được thể hiện trong đoạn thơ( trong đoạn văn có sử dụng phép thế và gạch chân phép thế đó)

Câu 6: Căn cứ vào sự ra đời của bài thơ, ta thấy nhà thơ Thanh Hải có niềm lạc quan và tình yêu cuộc sống. Em hãy viết đoạn văn khoảng 200 chữ, trình bày suy nghĩ của em về niềm lạc quan và tình yêu cuộc sống.

Gợi ý:

Câu 1: Đoạn thơ được trích trong bài “ Mùa xuân nho nhỏ” của tác giả Thanh Hải

 Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ ra đời tháng 11/ 1980 trong hoàn cảnh đặc biệt:

- Đất nước vừa trải qua cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc, nên kinh tế còn trì trệ, kém phát triển.

- Thanh Hải lúc đó đang nằm trên giường bệnh, sống những ngày tháng cuối cùng của cuộc đời.

Câu 2: – Thể thơ: 5 chữ

- Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm

Câu 3: Từ “ơi” trong câu thơ “ Ơi con chim chiền chiện” thuộc thành phần biệt lập dùng để gọi đáp.

Câu 4:

– Biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác qua câu thơ “ Từng giọt long lanh rơi; Tôi đưa tay tôi hứng”

Tác dụng: Thể hiện cảm xúc say sưa ngây ngất của tác giả trước cảnh đất trời xứ Huế vào xuân. Đồng thời tác giả còn muốn hòa nhập vào thiên nhiên, đất trời. Từ đó cho thấy được tình yêu thiên nhiên của tác giả.

- Nghệ thuật  đảo ngữ qua hai câu thơ “ Mọc giữa dòng sông xanh; Một bông hoa tím biếc”

Tác dụng: Tác giả đặt từ “ mọc” lên đầu câu cho thấy được sức sống mãnh liệt, sự vươn lên trỗi dậy của bông hoa. Từ đó, cho ta thấy được sức sống mãnh liệt của mùa xuân thiên nhiên.

- Nghệ thuật nhân hóa lời gọi “ơi” và lời hỏi “ chi”

Tác dụng : Câu thơ đã trở thành lời trò truyện trực tiếp với thiên nhiên, bộc lộ sự ngạc nhiên, xúc động trước vẻ đẹp của mùa xuân.

Câu 5

- Về hình thức: Đoạn văn từ 7-10 câu, do không quy định theo cách nào, vậy  các em nên viết theo cách diễn dịch,  có sử dụng có sử dụng phép thế và gạch chân phép thế đó.

- Về nội dung:  Cần trình bày một cách tự nhiên, chân thành những cảm nhận của bản thân về đoạn thơ được trích.

  • Vẻ đẹp trong sáng, đầy sức sống của xứ Huế mùa xuân. Bức tranh được nhà thơ vẽ với màu sắc hài hoà, điểm vào đó là âm thanh cao vút, vui tươi, rộn ràng...
  • Động từ mọc đảo lên đầu câu nhấn mạnh sự sống của bông hoa.

+ Tình cảm của nhà thơ.

+ Tình yêu mùa xuân thể hiện qua bức tranh xuân, qua câu hỏi con chim chiền chiên.

+ Hành động "hứng" giọt long lanh rơi là ẩn dụ chuyển đổi cảm giác. Sự níu giữ, yêu tha thiết mùa xuân, cuộc đời, dồn vào hành động ấy.

 

Đoạn văn tham khảo:

  * Câu mở đoạn: Giới thiệu được tác giả, văn bản, đoạn thơ, nội dung chính của đoạn thơ.

 Đoạn thơ trên được trích trong văn bản “ Mùa xuân nho nhỏ” của tác giả Thanh Hải đã rất thành công trong việc thể hiện bức tranh thiên nhiên mùa xuân xứ Huế thật đẹp và đầy sức sống(1).

* Các câu khai triển:

-  Tác giả đã  sử dụng nghệ thuật đảo ngữ, động từ “mọc” được đặt ở ngay đầu câu thơ cho thấy được sức sống mãnh liệt của bông hoa(2).

-  Không gian cao rộng của bầu trời, rộng dài của dòng sông, màu sắc hài hòa của bông hoa tím biếc và màu xanh của dòng sông- màu sắc đặc trưng của xứ Huế (3). 

- Rộn rã, tươi vui giữa âm thanh của tiếng chim chiền chiện, lan tỏa khắp bầu trời xuân(4). 

- Các từ “ơi”, “ chi”, “ mà” như những lời trò chuyện với thiên nhiên thật trìu mến, thân thương(5). 

- Đặc biệt hình ảnh ẩn dụ chuyển đổi cảm giác “Từng giọt long lanh rơi; Tôi đưa tay tôi hứng” đã thể hiện cảm xúc say xưa, ngây ngất của nhà thơ trước đất trời xứ Huế vào xuân(6). 

* Câu kết đoạn: Khẳng định nghệ thuật và nội dung của đoạn thơ.

Tóm lại,  với việc sử dụng thể thơ ngũ ngôn gần với giọng điệu dân ca miền Trung tạo ra âm hưởng nhẹ nhàng và tha thiết, thấm vào lòng người đoạn thơ cho ta thấy lòng yêu thiên nhiên và tình yêu cuộc sống sâu sắc của nhà thơ(7).   

Câu 6:

* Mở đoạn: Giới thiệu vấn đề

* Thân đoạn:

a) Giải thích:

- Lạc quan là có cái nhìn tích cực về cuộc sống ngay cả trong những hoàn cảnh khó khăn, bế tắc.               

- Tình yêu cuộc sống biểu hiện qua thái độ sống vui vẻ, chan hòa với mọi người xung quanh, luôn muốn mang lại những điều tốt đẹp cho cuộc sống quanh mình.

b) Bàn luận: sức mạnh của niềm lạc quan và tình yêu cuộc sống:

+ Là động lực giúp con người vượt qua khó khắn, bệnh tật; chinh phục thử thách, gặt hái thành công.

+ Nó thôi thúc con người làm nhiều việc tốt, đóng góp cho xã hội ngày càng phát triển.

+ Làm cho mối quan hệ giữa người với người trở nên tốt đẹp hơn.

(Lấy ví dụ cụ thể) 

c) Đánh giá, mở rộng vấn đề     

- Đánh giá: đó là những thái độ sống tích cực, cần được nuôi dưỡng trong mỗi con người.