Phân tích bài thơ Vội Vàng - Mẫu 1
Nhà thơ Thế Lữ, trong lời Tựa cho tập Thơ Thơ của Xuân Diệu, đã có nhận xét khá
tinh tế: “Xuân Diệu là một người của đời, một người ở giữa loài người. Lầu thơ của
ông xây dựng trên đất của một tấm lòng trần gian” . Đã hơn hai mươi năm Xuân
Diệu giã từ chúng ta vào cõi hư vô, nhưng “tấm lòng trần gian” của ông dường như
vẫn còn ở lại. Cứ mỗi lần xuân tới, những trái tim non trẻ của các thế hệ học sinh lại
rung lên những cảm xúc mãnh liệt trước tâm tình của Xuân Diệu gửi gắm với đời
trong bài thơ Vội vàng, gắn với niềm khát khao giao cảm với đất trời, con người tràn
mê đắm của thi nhân, trong mùa xuân diệu kì! Làm thơ xuân vốn là một truyền thống
của thi ca Việt Nam, bao nét xuân đi vào thi ca đều mang một dấu ấn cảm xúc riêng.
Đặc biệt, trong thơ lãng mạn Việt Nam 1932 – 1945, mùa xuân còn gắn với cái tôi cá
nhân cá thể giàu cảm xúc của các nhà thơ mới. Có thể kể đến một Hàn Mặc Tử với
“khách xa gặp lúc mùa xuân chín…”, một Nguyễn Bính với “mùa xuân là cả một mùa
xanh…”. Nhưng có lẽ Xuân Diệu chính là người đã đem vào trong cảm xúc mùa
xuân tất cả cái rạo rực đắm say của tình yêu. Vội vàng là lời tâm tình với mùa xuân
của trái tim thơ tuổi hai mươi căng nhựa sống.
Cái động thái bộc lộ đầy đủ nhất thần thái của Xuân Diệu có lẽ là vội vàng. Ngay từ
hồi viết Thi nhân Việt Nam, Hoài Thanh đã thấy “Xuân Diệu say đắm tình yêu, say
đắm cảnh trời, sống vội vàng, sống cuốn quýt”. Cho nên, đặt cho bài thơ rất đặc
trưng của mình cái tên Vội vàng, hẳn đó phải là một cách tự bạch, tự họa của Xuân
Diệu. Nó cho thấy thi sĩ rất hiểu mình. Thực ra, cái điệu sống vội vàng, cuống quýt
của Xuân Diệu bắt nguồn sâu xa từ ý thức về thời gian, về sự ngắn ngủi của
kiếp người, về cái chết như là một kết cục không tránh khỏi mai hậu. Sống là cả một
hạnh phúc lớn lao diệu kỳ. Mà sống là phải tận hiến và tận hưởng! Đời người là
ngắn ngủi, cần tranh thủ sống. Sống hết mình, sống đã đầy. Thế nên phải chớp lấy
từng khoảnh khắc, phải chạy đua với thời gian. Ý thức ấy luôn giục giã, gấp gáp. Bài
thơ này được viết ra từ cảm niệm triết học ấy. Thông thường, yếu tố chính luận đi
cùng thơ rất khó nhuần nhuyễn. Nhất là lối thơ nghiêng về cảm xúc rất “ngại” đi
cùng chính luận. Ấy thế nhưng nhu cầu phô bày tư tưởng, nhu cầu lập thuyết lại
không thể không dùng đến chính luận. Thơ Xuân Diệu hiển nhiên là loại thơ xúc
cảm. Nhưng đọc kỹ sẽ thấy rằng thơ Xuân Diệu cũng rất giàu chính luận. Nếu như
cảm xúc làm nên cái nội dung hình ảnh, hình tượng sống động như mây trôi, nước
chảy trên bề mặt của văn bản thơ, thì dường như yếu tố chính luận lại ẩn mình, lặn
xuống bề sâu, làm nên cái tứ của thi phẩm. Cho nên mạch thơ luôn có được vẻ tự
nhiên, nhuần nhị. Vội vàng cũng thế. Nó là một dòng cảm xúc dào dạt, bồng bột
cuốn theo bao hình ảnh thi ca như gấm như thêu của cảnh sắc trần gian.
Nhưng nó cũng là một bản tuyên ngôn bằng thơ, trình bày cả một quan niệm nhân
sinh về lẽ sống vội vàng. Có lẽ không phải thơ đang minh họa cho triết học. Mà đó
chính là minh triết của một hồn thơ. Mục đích lập thuyết, dạng thức tuyên ngôn
đã quyết định đến bố cục của Vội vàng. Thi phẩm khá dài nhưng tự nó hình thành
hai phần khá rõ rệt. Cái cột mốc ranh giới giữa hai phần đặt vào ba chữ “Ta muốn
ôm”. Phần trên nghiêng về luận giải cái lí do vì sao cần sống vội vàng. Phần dưới là
bộc lộ cái hành động vội vàng ấy. Nói một cách vui vẻ: trên là lý thuyết, dưới là thực
hành!
Điều rất dễ thấy là thi sĩ chọn cách xưng hô cho từng phần. Ở trên, xưng “tôi”, lập
thuyết đối thoại với đồng loại. Ở dưới, xưng “ta”, đối diện với sự sống. Phần luận lí
có xu hướng cắt xẻ bài thơ. Nhưng hơi thơ bồng bột, giọng thơ dào dạt, sôi nổi
đã xóa mọi cách ngăn, khiến thi phẩm vẫn luôn là một chỉnh thể sống động, tươi tắn
và truyền cảm. Mở đầu bài thơ là một khổ ngũ ngôn thể hiện một ước muốn kì lạ
Để tải trọn bộ chỉ với 50k, vui lòng liên hệ qua Zalo 0898666919 hoặc Fb: Hương Trần