Phân tích khổ 3 Tây Tiến hay và đầy đủ nhất

Spinning

Đang tải tài liệu...

Bài văn mẫu hay phân tích khổ 3 Tây Tiến - Quang

Dũng

Mọi cuộc chiến tranh rồi sẽ qua đi, bụi thời gian có thể phủ dày lên hình ảnh của

những anh hùng vô danh nhưng văn học với sứ mệnh thiêng liêng của nó đã khắc

tạc một cách vĩnh viễn vào tâm hồn người đọc hình ảnh những người con anh hùng

của đất nước đã ngã xuống vì nền độc lập của Tổ quốc trong suốt trường kỳ lịch sử.

Ở trong thơ Quang Dũng cũng đã dựng lên một bức tượng đài bất tử như vậy về

người lính cách mạng trong cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp xâm

lược nước ta. Đó là bức tượng đài đã làm cho những người chiến sĩ yêu nước từng

ngã xuống trong những tháng năm gian khổ ấy bất tử cùng thời gian:

"Tây Tiến đoàn quân không mọc tóc

..........................

Sông Mã gầm lên khúc độc hành

"Tây Tiến" của Quang Dũng là dòng hồi ức vô cùng thương nhớ về những đồng

đội của nhà thơ, những người đã từng sống, từng chiến đấu nhưng cũng có người

đã hy sinh, những người đã trở về với đất mẹ yêu thương, nhưng dẫu sao đó cũng

là những người mãi mãi nằm lại nơi biên cương hay miền viễn xứ. Chính vì thế

Quang Dũng không chỉ dựng lại cả một hình ảnh của đoàn binh Tây Tiến trên những

chặng đường hành quân gian khổ hy sinh mà "đời vẫn cứ tươi" như ở 14 dòng thơ

đầu tiên. Và Quang Dũng cũng không chỉ khắc tạc hình ảnh của những người lính

với một đời sống tình cảm hết sức phong phú, những tình cảm lớn lao là tình quân

dân. Quang Dũng đã đặc biệt quan tâm tới ý tưởng dựng tượng đài người lính Tây

Tiến trong tác phẩm của mình. Nhà thơ đã sử dụng hệ thống ngôn ngữ giàu hình

ảnh, hàng loạt những thủ pháp như tương phản, nhân hoá, tăng cấp ý nghĩa để tạo

ấn tượng mạnh để khắc tạc một cách sâu sắc vào tâm trí người đọc hình ảnh những

người con anh hùng của đất nước, của dân tộc. Đó là bức tượng đài sừng sững

giữa núi cao sông sâu, giữa một không gian hùng vĩ như chúng ta đã thấy trong các

câu thơ:

"Tây Tiến đoàn quân ..... khúc độc hành"

Bức tượng đài người lính Tây Tiến trước hết được khắc hoạ lên từ những đường

nét nhằm tô đậm cuộc sống gian khổ của họ. Nếu như ở những đoạn thơ trước đó

người lính mới chỉ hiện ra trong đoàn quân mỏi trong câu: "Sài Khao sương lấp

đoàn quân mỏi", nay trong khung cảnh hết sức lãng mạn trong đêm liên hoan, đêm

lửa trại thắm tình cá nước thì ở đây là hình ảnh đoàn binh không mọc tóc da xanh

như lá rừng. Cảm hứng chân thực của Quang Dũng đã không né tránh việc mô tả

cuộc sống gian khổ mà người lính phải chịu đựng. Những cơn sốt rét rừng làm tóc

họ không thể mọc được (chứ không phải họ cố tình cạo trọc để đánh giáp lá cà cho

dễ như nhiều người từng nói). Cũng vì sốt rét rừng mà da họ xanh như lá cây (chứ

không phải họ xanh màu lá ngụy trang), vẻ ngoài dường như rất tiều tụy. Nhưng thế

giới tinh thần của người lính lại cho thấy họ chính là những người chiến binh anh

hùng, họ còn chứa đựng cả một sức mạnh áp đảo quân thù, họ dũng mãnh như hổ

báo, hùm beo. Cái giỏi của Quang Dũng là mô tả người lính với những nét khắc khổ

tiều tụy nhưng vẫn gợi ra âm hưởng rất hào hùng của cuộc sống. Bởi vì câu thơ

"Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc" với những thanh trắc rơi vào trọng âm đầu của

câu thơ như "tiến", "mọc tóc". Nhờ những thanh trắc ấy mà âm hưởng của câu thơ

vút lên. Chẳng những thế, họ còn là cả một đoàn binh. Hai chữ "đoàn binh" âm Hán

Việt đã gợi ra một khí thế hết sức nghiêm trang, hùng dũng. Và đặc biệt hai chữ

"Tây Tiến" mở đầu câu thơ không chỉ còn là tên gọi của đoàn binh nữa, nó gợi ra

hình ảnh một đoàn binh dù đầu không mọc tóc vẫn đang quả cảm tiến bước về phía

Để tải trọn bộ chỉ với 50k, vui lòng liên hệ qua Zalo 0898666919 hoặc Fb: Hương Trần