Phân tích hình tượng người lính Tây Tiến hay nhất

Spinning

Đang tải tài liệu...

Phân tích hình tượng người lính trong bài thơ Tây Tiến mẫu 1

Bài thơ Tây Tiến ra đời vào năm 1948, khi mà cuộc kháng chiến chống Pháp bước

vào giai đoạn cam go và ác liệt nhất. Nhà thơ Quang Dũng bằng tài năng và trái tim

thương nhớ đồng đội cũ đã khắc họa nên những nét chân thực nhất về hình ảnh

người lính Tây Tiến trong cuộc kháng chiến chống Pháp với hình tượng bi tráng hào

hùng.

Binh đoàn Tây Tiến được thành lập vào năm 1947 có nhiệm vụ phối hợp với bộ độ

Lào bảo vệ biên giới Việt Lào, đánh địch trên tuyến đường rừng núi Tây Bắc từ các

tỉnh từ Lai Châu đến Thanh Hóa. Cuộc sống chiến đấu của những người lính Tây

Tiến vô cùng khổ cực, thiếu thốn. Phần lớn vì vùng núi hiểm trở, chốn rừng thiêng

nước độc, sốt rét hoành hành, thiếu thuốc men. Những người lính Tây Tiến hi sinh

nhiều vì bệnh tật còn nhiều hơn sự hi sinh trên chiến trường.

Những người lính Tây Tiến hầu hết là những thanh niên trí thức Hà Thành, phần

đông là các sinh viên, học sinh còn đang ngồi trên ghế nhà trường. Mặc dù phải

chiến đấu trong hoàn cảnh khắc nghiệt như vậy xong họ vẫn hiện lên với hình tượng

lãng mạn song rất đỗi hào hùng, bi tráng.

Bài thơ có nhan đề Tây Tiến, nhằm nhấn mạnh tên gọi của binh đoàn và để thể hiện

nối nhớ của nhà thơ về 1 thời kháng chiến khó khăn dữ dội nhưng rất đỗi hào hùng,

say mê.

Hình tượng người lính Tây Tiến đã được nhà thơ Quang Dũng khắc họa bằng

những hình ảnh chi tiết vừa tả thực lại vừa lãng mạn, mạch cảm xúc bài thơ là nhớ

thương nên mở đầu bài thơ nhà thơ Quang Dũng đã viết.

“ Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi

Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi”.

Hình ảnh sông Mã anh hùng là hình ảnh đầu tiên mà nhà thơ nhớ đến. Chắc có lẽ

sông Mã là 1 người bạn đồng hành lâu dài cùng các chiến sĩ trên các chặng đường

hành quân chiến đấu. Câu thơ giống như một tiếng gọi tha thiết ám ảnh, khoảng

cách địa lí xa xôi, vời vợi mà nỗi nhớ luôn thường trực ám ảnh. Câu thơ thứ 2 đã sử

dụng tới hai chữ nhớ, ngắt nhịp 4/3 đã diễn tả tinh tế những thổn thức, mong mỏi,

khát khao của tác giả. Cụm từ “ nhớ chơi vơi” nỗi nhớ như lan tỏa trong cả không

gian và thời gian thấm vào nỗi lòng, tạo cảm giác như trống vắng, ám ảnh khôn xiết

về 1 thời hào hùng đã qua. Câu thơ reo vần “ơi” tạo nên sự dịu dàng, nhớ thương

sâu sắc.

“Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi

Mường lát hoa về trong đêm hơi”.

Ta có thể thấy “Sài khao, Mường Lát” là những địa danh của các tỉnh miền núi phía

Bắc nơi mà binh đoàn Tây Tiến đã từng hành quân qua. Chất lãng mạn và chất hiện

thực ở câu thơ này được hòa quyện vào nhau. Viết về đoàn quân mỏi sau cuộc

hành quân dài, nhưng khí chất vẫn rất lãng mạn khi “sương lấp”, “ hoa về”, “ đêm

hơi”.

Bức tranh thiên nhiên vùng núi Tây Bắc được nhà thơ Quang Dũng khắc họa bằng

hình ảnh rất lãng mạn, thông qua cái nhìn của những người lính Tây Tiến, giữa

trùng trùng, điệp điệp của núi non, dựng vách hiểm trở, thế mà qua cái nhìn của

người lính, khung cảnh ấy lại rất đỗi hay ho và vui nhộn như thế này.

“Dốc lên khúc khuỷa, dốc thăm thẳm

Heo hút cồn mây súng ngửi trời”.

Hai câu thơ mang hình tượng khái quát cao diễn tả sinh động về những gian khổ

của người lính , các từ láy “ khúc khuỷa, thăm thẳm” gợi lên không gian được mở ra

nhiều chiều, một không gian thiên nhiên hùng vĩ nhưng nguy hiểm trực tiếp đến tính

Để tải trọn bộ chỉ với 50k, vui lòng liên hệ qua Zalo 0898666919 hoặc Fb: Hương Trần