Bài 4: ĐOẠN THẲNG. ĐỘ DÀI ĐOẠN THẲNG
A.
KIẾN THỨC CẦN NHỚ
1. Đoạn thẳng.
- Đoạn thẳng AB là hình gồm hai điểm A, B và tất cả các điểm nằm giữa A và B.
- Đoạn thẳng AB còn gọi là đoạn thẳng BA
.
-
Hai điểm A, B gọi là hai đầu mút ( hoặc hai đầu) của đoạn thẳng AB.
A
B
2. Độ dài đoạn thẳng.
- Mỗi đoạn thẳng có một độ dài. Độ dài đoạn thẳng là một số dương.
- Độ dài đoạn thẳng AB còn gọi là khoảng cách giữa hai điểm A và B.
- Nếu hai điểm trùng nhau thì khoảng cách giữa chúng bằng 0.
- Với điểm M nằm giữa hai điểm A, B ta luôn có AM + MB = AB.
A
B
M
3. So sánh hai đoạn thẳng.
Giả sử ta có ba đoạn thẳng AB = 4cm, CD = 4cm, EF = 6cm (xem hình bên dưới)
4 cm
4 cm
6 cm
A
B
C
D
E
F
- Đoạn thẳng AB bằng đoạn thẳng CD và viết AB = CD.
- Đoạn thẳng EF dài hơn đoạn thẳng AB và viết EF > AB.
- Đoạn thẳng CD ngắn hơn đoạn thẳng EF và viết CD < EF.
4. Một số dụng cụ đo độ dài.
- Thước dây, thước cuộn, thước xếp, thước mét, thước kẻ, …
B. BÀI TẬP CÓ HƯỚNG DẪN. (MẪU TỰ LUẬN)
DẠNG 1: Vẽ đoạn thẳng, đường thẳng, tia.
Bài 1.
Hãy vẽ hình tương ứng trong mỗi trường hợp sau:
a)
Đoạn thẳng AB; b) Đường thẳng AB; c) Tia AB; d) Tia BA.
Hướng dẫn: Chú ý giới hạn của đoạn thẳng, của đường thẳng, của tia.
a)
A
B
b)
A
B
c)
A
B