§ 4: BIỂU ĐỒ CỘT – BIỂU ĐỒ CỘT KÉP
A. KIẾN THỨC CẦN NHỚ
1.Ta có thể biểu thị dữ liệu bằng cách vẽ các cột có chiều rộng không đổi, cách đều nhau và có chiều
cao đại diện cho số liệu đã cho. Biểu đồ biểu diễn dữ liệu như vậy được gọi là biểu đồ cột.
2. Khi đọc biểu đồ cột, ta nhìn theo trục ngang để đọc danh sách các đối tượng thống kê và nhìn theo
trục dọc còn lại để đọc số liệu thống kê tương ứng với các đối tượng đó (cần lưu ý thang đo của trục số
liệu khi đọc các số liệu).
3. Để vẽ biểu đồ cột biểu diễn bảng số liệu, ta thực hiện các bước sau:
Bước 1: Vẽ hai trục ngang và dọc vuông góc với nhau.
- Trục ngang: Ghi danh sách đối tượng thống kê.
- Trục dọc: Chọn khoảng chia thích hợp với dữ liệu và ghi số ở các vạch chia.
Bước 2: Tại vị trí các đối tượng trên trục ngang, vẽ những cột hình chữ nhật:
- Cách đều nhau;
- Có cùng chiều rộng;
- Có chiều cao thể hiện số liệu của các đối tượng, tương ứng với khoảng chia trên trục dọc.
Bước 3: Hoàn thiện biểu đồ:
- Ghi tên biểu đồ.
- Ghi tên các trục và ghi số liệu tương ứng trên mỗi cột (nếu cần).
4. Để so sánh một cách trực quan từng cặp số liệu của hai bộ dữ liệu cùng loại, người ta ghép hai biểu
đồ cột thành một biểu đồ cột kép.
5. Đọc biểu đồ cột kép cũng tương tự như đọc biểu đồ cột, nhưng lưu ý với mỗi đối tượng thống kê, ta
thường đọc một cặp số liệu để tiện so sánh sự hơn kém, tăng giảm.
6. Cách vẽ biểu đồ cột kép tương tự như cách vẽ biểu đồ cột. Nhưng tại vị trí ghi mỗi đối tượng trên
trục ngang, ta vẽ hai cột sát cạnh nhau thể hiện hai loại số liệu của đối tượng đó. Các cột thể hiện của
cùng một bộ dữ liệu của các đối tượng thường được tô chung một màu để thuận tiện cho việc đọc biểu
đồ.
B. BÀI TẬP CÓ HƯỚNG DẪN
DẠNG 1: Đọc biểu đồ cột
Bài 1.
Đọc biểu đồ cột dưới đây và ghi dữ liệu đọc được vào bảng thống kê tương ứng.
Dân số (nghìn người)
Cần Thơ
Thành phố Hồ Chí Minh
Đà Nẵng
Hà Nội
2 000
4 000
6 000
8 000
10 000
0
1236
9039
1141
8094
Dân số bốn thành phố lớn của Việt Nam năm 2019
(Nguồn: Niên giám thống kê năm 2019)