PHIẾU BÀI TẬP
§ 3. BIỂU ĐỒ TRANH
A. KIẾN THỨC CẦN NHỚ
1. Biểu đồ tranh sử dụng biểu tượng hoặc hình ảnh để thể hiện dữ liệu. Biểu đồ tranh có tính trực
quan, dễ hiểu. Trong biểu đồ tranh, một biểu tượng (hoặc hình ảnh) có thể thay thế cho một số đối
tượng.
2. Để đọc và mô tả dữ liệu ở dạng biểu đồ tranh, trước hết ta cần xác định một hình ảnh (biểu tượng)
thay thế cho bao nhiêu đối tượng. Từ số lượng hình ảnh (biểu tượng), ta sẽ tính được số đối tượng
tương ứng.
3. Để biểu diễn dữ liệu thống kê từ bảng vào biểu đồ tranh, ta thực hiện các bước sau:
Bước 1. Chuẩn bị:
- Chọn biểu tượng (hoặc hình ảnh) đại diện cho dữ liệu cần biểu diễn.
- Xác định mỗi biểu tượng (hoặc hình ảnh) thay thế cho bao nhiêu đối tượng.
Bước 2. Vẽ biểu đồ tranh :
- Biểu đồ tranh thường gồm hai cột :
+ Cột 1 : Danh sách phân loại đối tượng thống kê.
+ Cột 2 : Vẽ các biểu tượng thay thế đủ số lượng các đối tượng.
- Ghi tên biểu đồ và các chú thích số lượng tương ứng mỗi biểu tượng của biểu đồ tranh.
B. BÀI TẬP CÓ HƯỚNG DẪN.
DẠNG 1: Đọc biểu đồ tranh
Bài 1. Hãy đọc dữ liệu thống kê từ biểu đồ tranh sau đây và ghi vào bảng thống kê tương ứng.
Số học sinh khối 6 đạt điểm 10 môn Toán trong tuần
Ngày
Số học sinh
Thứ Hai
Thứ Ba
Thứ Tư
Thứ Năm
Thứ Sáu
Thứ Bảy
(
= 1 học sinh)
Hướng dẫn:
Xác định mỗi biểu tượng thay thế cho bao nhiêu học sinh, rồi lập bảng thống kê tương ứng.
Bài 2. Hãy đọc dữ liệu thống kê từ biểu đồ tranh và trả lời các câu hỏi bên dưới:
Số cây thông trang trí bán trong tháng 12
Tuần
Số cây thông