§ 10: SỐ NGUYÊN TỐ.HỢP SỐ.
PHÂN TÍCH MỘT SỐ RA THỪA SỐ NGUYÊN TỐ
A. KIẾN THỨC CẦN NHỚ
1.Số nguyên tố.Hợp số
- Số nguyên tố là số tự nhiên lớn hơn 1, chỉ có 2 ước là 1 và chính nó.
- Hợp số là số tự nhiên lớn hơn 1, có nhiều hơn 2 ước
- Chú ý: Số 0 và số 1 không là số nguyên tố, và cũng không là hợp số
2. Phân tích một số ra thừa số nguyên tố
a.Thế nào là phân tích một số ra thừa số nguyên tố
- Phân tích một số tự nhiên lớn hơn 1 ra thừa số nguyên tố là viết số đó dưới dạng một tích các thừa số
nguyên tố
-Chú ý:
+Mọi số tự nhiên lớn hơn 1 đều phân tích được thành tích các thừa số nguyên tố.
+ Mỗi số nguyên tố chỉ có một dạng phân tích ra thừa số nguyên tố là chính số đó.
+Có thể viết gọn dạng phân tích một số ra thừa số nguyên tố bằng cách dùng lũy thừa.
b.Cách phân tích một số ra thừa số nguyên tố.
Ta có thể phân tích một số ra thừa số nguyên tố theo “cột dọc” hoặc “sơ đồ cây”
Chú ý:
- Khi viết kết quả phân tích một số ra thừa số nguyên tố ta thường viết các ước nguyên tố theo thứ tự
từ nhỏ đến lớn.
- Dù phân tích một số ra thừa số nguyên tố bằng cách nào thì ta cũng được cùng một kết quả.
B. BÀI TẬP CÓ HƯỚNG DẪN. (MẪU TỰ LUẬN)
DẠNG 1: Xác định số nguyên tố, hợp số
Bài 1. Các số sau là số nguyên tố hay hợp số ?
36; 37; 69; 75; 3311
Hướng dẫn:
Áp dụng dấu hiệu chia hết để xét xem số đó là nguyên tố hay hợp số
Bài 2. Gọi P là tập hơp các số nguyên tố. Điền kí hiệu
,
hoặc
vào ô trống cho đúng:
∈ ∉
⊂
Hướng dẫn:
Áp dụng định nghĩa số nguyên tố, hợp số và dấu hiệu chia hết để xem các số đã cho là số nguyên tố hay
hợp số
Bài 3. Tổng (hiệu) sau là số nguyên tố hay hợp số?
a) 3.4.5 + 6.7 ; b) 7.9.11.13 – 2.3.4.7
c) 3.5.7 + 11.13.17 ; d) 16 354 + 67 541
Hướng dẫn:
Áp dụng tính chất chia hết của một tổng: - Nếu a
n và b
n thì (a+b)
n
-Nếu a
n và b
n thì (a- b)
n
Bài 4. Thay chữ số vào dấu * để được hợp số:
1*
;
3*