ÔN TẬP TIẾNG VIỆT KÌ 2
ÔN TẬP KHƠI NGỮ
I. Kiến thức cơ bản
a) Khái niệm: Khởi ngữ là thành phần câu đứng trước chủ ngữ (có khi đứng sau
chủ ngữ và trước vị ngữ) và nêu lên đề tài liên quan tới việc được nói trong câu
chứa nó.
Ví dụ
a) Khởi ngữ đứng trước chủ ngữ
- Ba bông hồng vàng này, em vừa hái ở ngoài vườn về sáng sớm hôm nay.
- Đối với những bài thơ hay, ta nên chép vào sổ tay và học thuộc.
- Mặt trời của bắp thì nó nằm trên đồi,
Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng.
b) Khởi ngữ đứng sau chủ ngữ và trước vị ngữ:
- Ông giáo ấy, thuốc không hút, rượu không uống.
- Suốt ngày mẹ em, công việc không bao giờ ngơi tay.
- Chỉ một buổi sáng, hàng chục trai làng kéo đến, cây đu xuân đã dựng xong.
b) Nhận diện khởi ngữ
- Về vị trí: đứng trước chủ ngữ của câu
- Về nội dung: chỉ ra đề tài chính được nói đến trong câu.
- Ngoài ra, trước khởi ngữ có thể thêm các quan hệ từ: về, đối với, còn.
c) Chuyển câu chưa có khởi ngữ thành câu có khởi ngữ
- Khởi ngữ có thể quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp với phần câu còn lại. Vì
vậy, có thể chuyển câu chưa có khởi ngữ thành câu có khởi ngữ.
- Cách chuyển:
+ Đọc kĩ câu đã cho để xác định từ ngữ chứa đề tài của câu.
+ Đưa những từ ngữ chứa đề tài vừa xác định lên trước chủ ngữ của câu và
biến đổi phần còn lại của câu cho phù hợp. Có thể thêm các quan hệ từ : về, đối
với, còn trước khởi ngữ để kiểm chứng.
Ví dụ:
- Bao giờ cũng vậy, đeo kính lên rồi thì thầy giáo mới kiểm tra bài cũ.
- Đối với các loài chim, ta không nên bắn giết.
- Về quyển sách này, mình đọc rồi.
- Đối với các thầy cô giáo, Minh rất kính trọng; đối với các bạn trẻ, Minh rất
khiêm tốn, quý mến và chan hòa.
Ví dụ:
- Bà ấy có hàng kho vàng nhưng bà ấy lại chẳng có đứa con nào.
1
Để tải trọn bộ chỉ với 50k, vui lòng liên hệ qua Zalo 0898666919 hoặc Fb: Hương Trần