Ôn tập tiếng việt 8- kì 1---------------Nguyễn Thị Thu- 0368218377
ÔN TẬP : CẤP ĐỘ KHÁI QUÁT CỦA NGHĨA TỪ NGỮ
A. KIẾN THỨC CƠ BẢN
I. Từ ngữ nghĩa rộng, từ ngữ nghĩa hẹp
Trong tiếng Việt, mỗi từ (tiếng, chữ) đều có một nghĩa rõ ràng, cụ thể. Có hiểu
được nghĩa của từ ngữ thì lúc nói, lúc viết mới diễn đạt đúng ý nghĩa, tư tưởng,
tình cảm của mình. Và có nắm được nghĩa của từ ngữ thì lúc nghe người ta nói,
lúc đọc văn bản mới hiểu được nội dung, mục đích của lời nói, văn bản.
Ví dụ:
– Từ hoa mười giờ có nghĩa là: cây cảnh cùng họ vối rau sam, thân bò, lá dây
mập, hoa màu tím hồng thường nở vào khoảng mưòi giơ sáng.
– Từ hú có nghĩa là; cất lên tiếng to, vang, kéo dài để làm hiệu gọi nhau.
Nghĩa của một từ ngữ có thể rộng hơn (khái quát hơn) hoặc hẹp hợn (ít khái quát
hơn) nghĩa của từ ngữ khác.
1, Thế nào là từ ngữ có nghĩa rộng?
Một từ ngữ được coi là cồ nghĩa rộng khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó bao hàm
phạm vi nghĩa của một số từ ngữ khác.
Ví dụ:
– Nghĩa của từ cây bao hàm nghĩa của các từ: lúa, ngô, khoai, sắn; đinh, lim,
sến, táu; xoan, bàng, phượng vĩ, xà cừ; tre, nứa, vầu,…
– Nghĩa của từ hoạt động bao hàm nghĩa của các từ: đi, chạy, nhảy, bò, lăn, bay,
bơi,…
– Nghĩa của từ rộng bao hàm nghĩa của các từ: mênh mông, bao la, bát ngát,
thêng thang, rộng lớn,…
Từ các ví dụ trên, ta có thể kết luận: các từ cây, hoạt động, rộng là những từ có
nghĩa rộng.
2. Thế nào là từ có nghĩa hẹp?
Một từ ngữ được coi là có nghĩa hẹp khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó được bao
hàm trong phạm vi nghĩa của một từ ngữ khác.
Ví dụ:
– Từ băm chỉ hoạt động: chặt liên tiếp và nhanh tay cho nát nhỏ ra (băm thịt,
băm rau lợn…).
Để tải trọn bộ chỉ với 50k, vui lòng liên hệ qua Zalo 0898666919 hoặc Fb: Hương Trần