PHẦN LÀM VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
A. Phương pháp làm bài văn nghị luận
1. Bố cục của bài văn nghị luận gồm 3 phần
- Mở bài( đặt vấn đề): giới thiệu vấn đề, tầm quan trọng của vấn đề, nêu được luận điểm
cơ bản cần giải quyết.
- Thân bài( giải quyết vấn đề): triển khai các luận điểm, dùng lí lẽ, dẫn chứng, lập luận
để thuyết phục người nghe theo quan điểm đã trình bày.
- Kết bài( kết thúc vấn đề): khẳng định tầm quan trọng, ý nghĩa của vấn đề n ghị luận.
2. Các bước làm bài văn nghị luận gồm 4 bước:
a. Bước 1. Tìm hiểu đề văn nghị luận
Cần đọc kỹ đề bài, từ đó tìm hiểu luận đề, kiểu bài và phạm vi nghị luận:
- Luận đề: là vấn đề đặt ra trong bài, vấn đề đó đòi hỏi người viết phải huy động kiến
thức để giải quyết trong bài văn nghị luận.
- Kiểu bài: Xác định kiểu bài nghị luận sẽ phải thực hiện( giải thích, chứng minh, bình
luận…)
- Phạm vi nghị luận: là giới hạn mà luận đề nêu ra, có thể rộng hay hẹp, nghị luận xã
hội hay nghị luận văn chương
b, Bước 2. Lập ý cho bài văn nghị luận
Lập ý phải theo một quy trình: xac định luận điểm, tìm luận cứ, xây dựng lập luận.
- Xác định luận điểm: mồi luận đề đặt ratrong đề bài phải được xác định bằng một hệ
thống luận điểm. Có thể xác định luận điểm bằng cách trả lời câu hỏi: luận đề đã nêu có
thể chi tiết hóa bằng những nội dun g cụ thể nào? Ngoài racos thể căn cứ vào kiến thức
văn chương, xã hội hoặc căn cứ vào kiểu bài mà đề yêu cầu để xác định luận điểm cho
phù hợp.
-Tìm luận cứ( lí lẽ, dẫn chứng):văn nghị luận được hình thành ở lí lẽ và dẫn chứng. Lí lẽ
phái sắc bén, đanh thép, hùng hồn( đảm bảo tính khách quan, hợp lý). Dẫn chứng phải
xác thực, chọn lọc, giàu sức thuyết phục.
c, Bước 3: Xây dựng luận điểm thành đoạn văn
Phải tổ chức, sắp xếp các lí lẽ, dẫn chứng theo một trình tự nhất định( quy nạp, diễn
dịch, song hành, móc xích, tam đoạn luận…) để luận điểm của người viết có sức thuyết
phục.
d, Bước 4: Liên kết đoạn thành bài văn
II NHỮNG KIỂU VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
1
Để tải trọn bộ chỉ với 50k, vui lòng liên hệ qua Zalo 0898666919 hoặc Fb: Hương Trần