BÀI 52: TINH BỘT VÀ XENLULOZƠ
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
Biết được:
- Trạng thái tự nhiên, tính chất vật lí (trạng thái, màu sắc, mùi vị, tính tan).
- Tính chất hóa học: phản ứng màu của hồ tinh bột và iot.
- Ứng dụng: Là chất dinh dưỡng quan trọng của người và động vật, nguyên liệu
quan trọng cho công nghiệp thực phẩm.
- Công thức chung của tinh bột và xenlulozo là (- C
6
H
10
O
5
-)n
- Sự tạo thành tinh bột và xenlulozo trong cây xanh...
2. Kĩ năng
- Quan sát thí nghiệm, hình ảnh, mẫu vật…rút ra nhận xét về tính chất.
- Viết được các PTHH minh họa cho từng tính chất hóa học.
- Giải được các bài tập có liên quan.
- Vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn.
3. Thái độ
- Học tập nghiêm túc, tự giác, hợp tác.
- Yêu thích môn học.
4. Năng lực có thể hình thành và phát triển
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ, thuật ngữ hóa học, hợp tác nhóm.
- Năng lực phát hiện, giải quyết vấn đề một cách sáng tạo.
II. Chuẩn bị bài học
1. Giáo viên:
- Dụng cụ: ống nghiệm, kẹp gỗ, giá thí nghiệm, đèn cồn. Hình ảnh về trạng thái tự
nhiên của tinh bột và xenlulozo trong tự nhiên.
- Hóa chất: Mẫu vật có chứa tinh bột (khoai tây) và mẫu vật có chứa xenlulozơ
(gỗ); dung dịch Iôt; nước.
- Sách giáo khoa, sách bài tập, tài liệu tham khảo.
2. Học sinh:
- Nghiên cứu trước bài mới và sưu tầm 1 số tranh ảnh, mẫu vật theo yêu cầu của
GV.
III. Tiến trình bài học
Hoạt động 1: Khởi động (7 phút)
-
Mục tiêu: Ôn tập kiến thức đã học
B1: GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
- Quả nho và cây mía chứa hợp chât gluxit nào?
- Để phân biệt 2 dung dịch: Glucozơ và Saccarozơ người ta có thể dùng cách
nào?
B2: HS hoạt động cá nhân
B3: HS trả lời, HS khác nhận xét