BÀI 47: CHẤT BÉO
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức:
- HS nắm được định nghĩa chất béo.
- Nắm được trạng thái thiên nhiên, TCVL, TCHH và ứng dụng của chất béo.
- Viết được CTPT của glierol, CTTQ của chất béo.
- Viết được sơ đồ PƯ bằng chữ của chất béo.
2. Kỹ năng:
Rèn kỹ năng viết PTPƯ.
3. Thái độ:
Giáo dục lòng say mê nghiên cứu, yêu thích bộ môn.
4. Năng lực có thể hình thành và phát triển
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ, thuật ngữ hóa học, hợp tác nhóm.
- Năng lực phát hiện, giải quyết vấn đề một cách sáng tạo.
II. Chuẩn bị bài học
1.Giáo viên: Tranh vẽ một số thực phẩm có chất béo. Thí nghiệm về tính tan của
chất béo gồm: 2 ống nghiệm, kẹp gỗ, khay, chổi rửa, ống hút, H
2
O, Benzen, Dầu
ăn.
2.Học sinh: Đem dầu ăn + Đọc trước bài.
III. Tiến trình bài học
Hoạt động 1: Khởi động (5 phút)
-
Mục tiêu: Củng cố kiến thức đã học
B1: GV cho HS trả lời câu hỏi: Viết các PTPƯ thực hiện dãy biến hoá sau:
Etilen Rượu etylic Axit axetic Etyaxetat
B2: HS hoạt động cá nhân
B3: HS lên bảng, HS khác nhận xét
B4: GV nhận xét và đánh giá
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức (30 phút)
Mục tiêu: HS biết được
- Chất béo có ở đâu?
- Tính chất vật lí của chất béo.
- Thành phần và cấu tạo của chất béo.
- Tính chất hóa học quan trọng của chất béo.
- Ứng dụng của chất béo.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung, yêu cầu cần đạt
Hoạt động 2.1:
B1: GV yêu cầu HS quan sát hình và cho
biết chất béo có trong loại thực phẩm nào?
B2: HS hoạt động cá nhân
B3: HS trả lời, HS khác nhận xét
B4: GV nhận xét
B1: GV hỏi: Vậy chất béo có ở đâu?
I. CHẤT BÉO CÓ Ở ĐÂU?
+ Chất béo có trong cơ thể người
và động vật gọi là mỡ, tập trung
nhiều ở mô mỡ.
+ Trong cơ thể thực vật gọi
là dầu, tập trung nhiều ở quả, củ
và hạt: Lạc, dừa, vừng.....