KHTN 7 - KNTT - Tai lieu boi duong GV. TTB.pdf

Không thẻ bỏ qua các nhóm để nhận nhiều tài liệu hay 1. Ngữ văn THPT 2. Giáo viên tiếng anh THCS 3. Giáo viên lịch sử 4. Giáo viên hóa học 5. Giáo viên Toán THCS 6. Giáo viên tiểu học 7. Giáo viên ngữ văn THCS 8. Giáo viên tiếng anh tiểu học 9. Giáo viên vật lí CLB HSG Hà Nội xin giới thiệu tới thầy cô và các bạn Bộ sách KHTN 7 (Full 3 bộ). TTB. Đây là tài liệu hay và quý giúp các thầy cô tham khảo trong quá trình dạy học Môn Khoa học tự nhiên lớp 7. Hãy tải ngay Bộ sách KHTN 7 (Full 3 bộ). TTB. Baigiangxanh nơi luôn cập nhật các kiến thức mới nhất. Chúc các bạn thành công !!!!!!!Xem trọn bộ Bộ sách KHTN 7 (Full 3 bộ). TTB. Để tải trọn bộ chỉ với 50k hoặc 200K để sử dụng toàn bộ kho tài liệu, vui lòng liên hệ qua Zalo 0388202311 hoặc Fb: Hương Trần.

Spinning

Đang tải tài liệu...

TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN

SỬ DỤNG SÁCH GIÁO KHOA

môn

KHOA HỌC

TỰ NHIÊN

B



s

á

c

h

:

K

u

t

n

‡

i

t

r

i

t

h

Ÿ

c

v

‘

i

c

u



c

s

‡

n

g

NHÀ XUẤT BẢN GIÁO DỤC VIỆT NAM

NHÀ XUẤT BẢN GIÁO DỤC VIỆT NAM

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

LỚP

7

SÁCH KHÔNG BÁN

(Tài liệu lưu hành nội bộ)

2

BỘ SÁCH: KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG

QUY ƯỚC VIẾT TẮT DÙNG TRONG SÁCH

NXBGDVN: Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam

CT: chương trình

GDPT: giáo dục phổ thông

GV: giáo viên

HS: HS

KHTN: khoa học tự nhiên

NL: năng lực

PC: phẩm chất

SGK: sách giáo khoa

SGV: sách giáo viên

THCS: trung học cơ sở

THPT: trung học phổ thông

CÁCH VIẾT MỘT SỐ THUẬT NGỮ KHOA HỌC

Trong Chương trình môn Khoa học tự nhiên, thuật ngữ hoá học được

sử dụng theo khuyến nghị của Liên minh Quốc tế về Hoá học thuần tuý

và Hoá học ứng dụng (IUPAC – International Union of Pure and Applied

Chemistry) và Tiêu chuẩn Việt Nam (Tiêu chuẩn 5529:2010 và 5530:2010

của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng; Quyết định số 2950–QĐ/

BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ và Công văn 1041/BGDĐT–

GDTrH của Bộ Giáo dục và Đào tạo, kí ngày 18 tháng 3 năm 2016). Trong

trường hợp tiếng Việt đã có thuật ngữ dễ hiểu thì dùng tiếng Việt, cụ thể

sử dụng tên tiếng Việt của 13 nguyên tố ở dạng đơn chất: vàng, bạc, đồng,

chì, sắt, nhôm, kẽm, lưu huỳnh, thiếc, nitơ, natri, kali và thuỷ ngân; đồng

thời ghi chú thuật ngữ tiếng Anh trong ngoặc đơn để tiện tra cứu. Một số

thuật ngữ có nguồn gốc tiếng nước ngoài được chuyển ngữ thống nhất, ví

dụ: “gravitional field”: trường hấp dẫn; “electric field”: trường điện hoặc

theo thói quen dùng là điện trường; “magnettic field”: trường từ hoặc theo

thói quen dùng là từ trường. Khi dùng các thuật ngữ này, người thực hiện

chương trình sử dụng cách chuyển ngữ đồng nhất cho các thuật ngữ đó.

3

TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN SỬ DỤNG SÁCH GIÁO KHOA MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN LỚP 7

Trang

Phần một. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

..................................................................................................................................................

5

1. KHÁI QUÁT VỀ CHƯƠNG TRÌNH MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN LỚP 7

..........................................................................................

5

1.1.

So sánh điểm khác biệt giữa Chương trình giáo dục phổ thông 2018

môn Khoa học tự nhiên lớp 7 và Chương trình giáo dục phổ thông môn học 2006

.........................................................

5

1.1.1. Quan điểm xây dựng Chương trình giáo dục phổ thông 2018 môn Khoa học tự nhiên

.................................................

5

1.1.2. So sánh về yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018

với chuẩn kiến thức, kĩ năng của các phần tương ứng trong Chương trình giáo dục phổ thông 2006

..................

6

1.1.3. So sánh về khối lượng kiến thức

...............................................................................................................................................................

19

1.2.

Định hướng phát triển phẩm chất và năng lực

.................................................................................................................................

23

1.3.

Thời lượng thực hiện

........................................................................................................................................................................................

24

1.4.

Phương pháp dạy học

.....................................................................................................................................................................................

24

1.5.

Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, giáo dục

.....................................................................................................................................

25

2. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ SÁCH GIÁO KHOA MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN LỚP 7

........................................................................

25

2.1. Quan điểm tiếp cận, biên soạn

......................................................................................................................................................................

25

2.2. Giới thiệu, phân tích cấu trúc sách, cấu trúc bài học

..........................................................................................................................

26

2.2.1. Phân tích ma trận Nội dung – Hoạt động – Năng lực

.................................................................................................................

26

2.2.2. Cấu trúc sách giáo khoa Khoa học tự nhiên 7

....................................................................................................................................

35

2.2.3. Cấu trúc bài học

................................................................................................................................................................................................

37

2.3. Phương pháp dạy học/tổ chức hoạt động

...............................................................................................................................................

41

2.3.1. Những yêu cầu cơ bản về phương pháp dạy học môn Khoa học tự nhiên

.........................................................................

41

2.3.2. Hướng dẫn và gợi ý phương pháp, cách thức tổ chức các hoạt động dạy học

..................................................................

42

MỤC LỤC

4

BỘ SÁCH: KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG

2.3.3. Một số lưu ý chung khi tổ chức hoạt động dạy học

........................................................................................................................

43

2.3.4. Minh hoạ cụ thể về đổi mới phương pháp dạy học trong sách giao khoa khoa học tự nhiên 7

.............................

44

2.4.

Hướng dẫn kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Khoa học tự nhiên lớp 7

................................................................

48

2.4.1. Đánh giá theo định hướng tiếp cận phẩm chất và năng lực

......................................................................................................

49

2.4.2. Gợi ý, ví dụ minh hoạ trong sách về đổi mới hình thức, phương pháp kiểm tra, đánh giá, tự đánh giá

.............

49

3. GIỚI THIỆU TÀI LIỆU, NGUỒN TÀI NGUYÊN, HỌC LIỆU ĐIỆN TỬ, THIẾT BỊ GIÁO DỤC

.......................................................

50

3.1.

Giới thiệu, hướng dẫn sử dụng sách giáo viên

..................................................................................................................................

50

3.2.

Giới thiệu, hướng dẫn khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên, học liệu điện tử, thiết bị dạy học

.......................

52

3.2.1. Giới thiệu về Hành trang số

.........................................................................................................................................................................

53

3.2.2. Giới thiệu về Tập huấn

...................................................................................................................................................................................

54

3.2.3. Giới thiệu về nguồn tài nguyên học liệu điện tử

...............................................................................................................................

55

Phần hai. HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG KẾ HOẠCH BÀI DẠY

.................................................................................................

57

1. QUY TRÌNH THIẾT KẾ KẾ HOẠCH BÀI DẠY

.......................................................................................................................................................

57

2. BÀI SOẠN MINH HOẠ

...............................................................................................................................................................................................

57

5

TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN SỬ DỤNG SÁCH GIÁO KHOA MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN LỚP 7

1

KHÁI QUÁT VỀ CHƯƠNG TRÌNH MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN LỚP 7

1.1.

So sánh điểm khác biệt giữa Chương trình giáo dục phổ thông 2018

môn Khoa học tự nhiên lớp 7 và Chương trình giáo dục phổ thông môn học 2006

1.1.1. Quan điểm xây dựng Chương trình giáo dục phổ thông 2018 môn Khoa học

tự nhiên

Nội dung giáo dục môn KHTN được xây dựng dựa trên sự kết hợp các chủ đề khoa

học: Chất và sự biến đổi của chất, vật sống, năng lượng và sự biến đổi, Trái Đất và bầu

trời; các nguyên lí, khái niệm chung về thế giới tự nhiên: sự đa dạng, tính cấu trúc, tính

hệ thống, sự vận động và biến đổi, sự tương tác. Các chủ đề được sắp xếp chủ yếu theo

logic tuyến tính, có kết hợp ở mức độ nhất định với cấu trúc đồng tâm, đồng thời có

thêm một số chủ đề liên môn, tích hợp nhằm hình thành các nguyên lí, quy luật chung

của thế giới tự nhiên.

Chương trình môn KHTN được xây dựng dựa trên sự kết hợp của ba trục cơ bản là:

Chủ đề khoa học, các nguyên lí và khái niệm chung về thế giới tự nhiên, hình thành và

phát triển NL. Các kiến thức, kĩ năng về vật lí, hoá học, sinh học, Trái Đất và bầu trời là

những dữ liệu vừa được tích hợp với các nguyên lí tự nhiên để làm sáng tỏ các nguyên

lí tự nhiên, vừa được tích hợp theo các logic khác nhau trong hoạt động khám phá tự

nhiên, trong giải quyết vấn đề công nghệ, các vấn đề tác động đến đời sống của cá nhân

và xã hội. Sự phù hợp của mỗi chủ đề vật lí, hoá học, sinh học, Trái Đất và bầu trời với

các nguyên lí chung của KHTN được lựa chọn ở các mức độ khác nhau. Hiểu biết về

các nguyên lí của tự nhiên, cùng với hoạt động khám phá tự nhiên, vận dụng kiến thức

KHTN vào giải quyết các vấn đề của thực tiễn là yêu cầu cần thiết để hình thành và

phát triển NL KHTN ở HS.

Hình 1. Sơ đồ minh hoạ cấu trúc của

Chương trình giáo dục phổ thông môn KHTN

P H Ầ N M Ộ T

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

6

BỘ SÁCH: KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG

1.1.2. So sánh về yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực trong Chương trình giáo dục

phổ thông 2018 với chuẩn kiến thức, kĩ năng của các phần tương ứng trong chương

trình giáo dục phổ thông 2006

Chương trình năm 2018

Chương trình năm 2006

1. Nằm trong mạch kiến thức: Năng

lượng và sự biến đổi.

2. Trình bày theo yêu cầu cần đạt về NL.

1. Chương I và II của SGK KHTN7 nằm trong CT 2006 môn Hoá học

lớp 8 và 9.

2. Chương III đến chương VI của SGK KHTN7 nằm trong CT 2006

môn Vật lí lớp 7 và 8.

3. Từ Chương VII đến chương X nằm trong CT 2006 môn Sinh học

từ lớp 6 đến lớp 9.

4. Trình bày theo chuẩn kiến thức và kĩ năng.

– Trong CT GDPT 2006 môn Hoá học, Hoá học chỉ được học bắt đầu ở lớp 8, muộn

hơn so với Vật lí và Sinh học. Trong SGK KHTN7, nội dung Hoá học được trình bày ở

2 chương đầu tiên. Đây là cách tiếp cận khác nhằm phát triển NL HS đồng thời theo

tiêu chí của bộ sách “Kết nối tri thức với cuộc sống”. Qua mỗi bài học HS sẽ được học

quy luật KHTN rồi vận dụng vào những vấn đề có liên quan trong đời sống. Các nội

dung được trình bày ở CT KHTN 7 ở mức độ sơ lược theo cách quan sát, tìm hiểu,

chưa cần đi sâu vào bản chất hay yêu cầu giải thích. Khối lượng kiến thức của CT

GDPT 2006 môn Vật lí lớp 7 ít hơn của CT GDPT 2018 môn KHTN7. Mức độ yêu cầu

của hai CT GDPT 2006 và 2018 không có những khác biệt đáng kể.

– Các thầy cô giáo đã dạy SGK Vật lí THCS (CT GDPT 2006) hoàn toàn có thể dạy

được SGK KHTN 7 (CT GDPT 2018).

– Trong CT GDPT 2006 môn Sinh học bao gồm các vấn đề về vật sống với 4 hoạt

động sống cơ bản là Trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng; Sinh trưởng và phát triển ở

sinh vật, Cảm ứng ở sinh vật, Sinh sản ở sinh vật; nội dung môn Sinh học lớp 7 gồm các

kiến thức về động vật được trình bày theo hướng mô tả tính đa dạng và phong phú của

thế giới động vật, đặc điểm chung của động vật và sự khác nhau giữa động vật và thực

vật, các nội dung này tương đương với phần “đa dạng thế giới sống” trong phần Sinh học

của CT GDPT 2018 môn KHTN lớp 6. Như vậy, về mặt kiến thức phần Sinh học trong

KHTN 7 (CT GDPT 2018) bao gồm cả kiến thức Sinh học 6 và Sinh học 7 và một phần

trong Sinh học 8 (CT GDPT 2006).

Trong CT GDPT 2006 môn Sinh học chủ yếu là dạy kĩ năng quan sát, tìm hiểu thế

giới động vật, trong khi đó CT GDPT 2018 môn KHTN lớp 7 phần Sinh học tiếp cận

theo hướng phát triển NL HS theo tiêu chí của bộ sách là “Kết nối tri thức với cuộc sống”.

Qua mỗi bài học HS sẽ được học các hoạt động sống sau đó vận dụng vào những vấn đề

có liên quan trong đời sống xung quanh, như vậy thông qua các nội dung Sinh học được

trình bày ở CT GDPT môn KHTN lớp 7 nhằm phát triển các kĩ năng nhận biết, tìm hiểu

và vận dụng các kiến thức về vật sống vào thực tiễn.

7

TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN SỬ DỤNG SÁCH GIÁO KHOA MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN LỚP 7

Bảng 1.1. So sánh về yêu cầu cần đạt PC và NL trong CT GDPT 2018 với chuẩn kiến

thức, kĩ năng của các phần tương ứng trong CT GDPT 2006

(Phần chữ in đậm là nội dung chỉ có trong một chương trình)

CT GDPT 2018 môn KHTN 7

Những phần tương ứng của CT GDPT 2006 cấp THCS môn Vật

lí, Hoá học, Sinh học

Tên chương

Yêu cầu cần đạt

Tên chương

Chuẩn kiến thức, kĩ năng

Bài 1. Mở

đầu

– Trình bày và vận dụng được

một số phương pháp và kĩ năng

trong học tập môn KHTN:

+

Phương

pháp

tìm

hiểu

tự

nhiên;

+ Thực hiện được các kĩ năng

tiến trình: quan sát, phân loại,

liên kết, đo, dự báo.

Chương 1.

Nguyên

tử. Sơ lược

bảng tuần

hoàn các

nguyên tố

hoá học

1. Nguyên tử

– Trình bày được mô hình nguyên

tử của Rutherford – Bohr (mô

hình sắp xếp electron trong các

lớp vỏ nguyên tử).

– Nêu được khối lượng của một

nguyên tử theo đơn vị quốc tế

amu (đơn vị khối lượng nguyên

tử).

1. Nguyên tử

(Chương 1 lớp 8)

Kiến thức

Biết được :

– Các chất đều được tạo nên từ các nguyên tử.

– Nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ, trung hoà về

điện, gồm hạt nhân mang điện tích dương và

vỏ nguyên tử là các electron (e) mang điện tích

âm.

– Hạt nhân gồm proton (p) mang điện tích

dương và nơtron (n) không mang điện.

– Vỏ nguyên tử gồm các electron luôn chuyển

động rất nhanh xung quanh hạt nhân và được

sắp xếp thành từng lớp.

– Trong nguyên tử, số p bằng số e và điện tích

của 1p bằng điện tích của 1e về giá trị tuyệt

đối nhưng trái dấu, nên nguyên tử trung hoà

về điện.

Kĩ năng

Xác định được số đơn vị điện tích hạt nhân, số

p, số e, số lớp e, số e trong mỗi lớp dựa vào sơ

đồ cấu tạo nguyên tử của một vài nguyên tố cụ

thể (H, C, Cl, Na).

8

BỘ SÁCH: KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG

CT GDPT 2018 môn KHTN 7

Những phần tương ứng của CT GDPT 2006 cấp THCS môn Vật

lí, Hoá học, Sinh học

Tên chương

Yêu cầu cần đạt

Tên chương

Chuẩn kiến thức, kĩ năng

2. Nguyên tố hoá học

– Phát biểu được khái niệm về

nguyên

tố

hoá

học

hiệu

nguyên tố hoá học.

– Viết được công thức hoá học và

đọc được tên của 20 nguyên tố

đầu tiên.

3. Sơ lược về bảng tuần hoàn

các nguyên tố hoá học

– Nêu được các nguyên tắc xây

dựng bảng tuần hoàn các nguyên

tố hoá học.

– Mô tả được cấu tạo bảng tuần

hoàn gồm: ô, nhóm, chu kì.

– Sử dụng được bảng tuần hoàn

để chỉ ra các nhóm nguyên tố/

nguyên tố kim loại,/nguyên tố phi

kim,/nguyên

tố

khí

hiếm

trong

bảng tuần hoàn.

2. Nguyên tố

hoá học

Luyện tập

Thực hành

(Chương 1, lớp

8)

2. Sơ lược về

bảng tuần hoàn

các nguyên tố

hoá học

Thực hành

Luyện tập

(Chương 3 lớp 9)

Kiến thức

Biết được :

– Những nguyên tử có cùng số proton trong

hạt nhân thuộc cùng một nguyên tố hoá học.

Kí hiệu hoá học biểu diễn nguyên tố hoá học.

– Khối lượng nguyên tử và nguyên tử khối.

Kĩ năng

– Đọc được tên một số nguyên tố khi biết kí hiệu

hoá học và ngược lại.

– Tra bảng tìm được nguyên tử khối của một số

nguyên tố cụ thể.

Kiến thức

Biết được :

– Các nguyên tố trong bảng tuần hoàn được

sắp xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt

nhân nguyên tử. Lấy ví dụ minh hoạ.

– Cấu tạo bảng tuần hoàn gồm : Ô nguyên tố,

chu kì, nhóm. Lấy ví dụ minh hoạ.

– Quy luật biến đổi tính kim loại, phi kim

trong chu kì, nhóm. Lấy ví dụ minh hoạ.

– Ý nghĩa của bảng tuần hoàn : Sơ lược về mối

liên hệ giữa cấu tạo nguyên tử, vị trí nguyên tố

trong bảng tuần hoàn và tính chất hoá học cơ

bản của nó.

Kĩ năng

– Quan sát bảng tuần hoàn, ô nguyên tố cụ

thể, nhóm I, VII, chu kì 2, 3 và rút ra nhận xét về

ô nguyên tố, về chu kì, nhóm.

– Từ cấu tạo nguyên tử của một số nguyên tố

điển hình (thuộc 20 nguyên tố đầu tiên) suy ra

vị trí và tính chất hoá học cơ bản của chúng và

ngược lại.

– So sánh tính kim loại hoặc phi kim của

một nguyên tố cụ thể với các nguyên tố lân

cận (trong số 20 nguyên tố đầu tiên).

9

TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN SỬ DỤNG SÁCH GIÁO KHOA MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN LỚP 7

CT GDPT 2018 môn KHTN 7

Những phần tương ứng của CT GDPT 2006 cấp THCS môn Vật

lí, Hoá học, Sinh học

Tên chương

Yêu cầu cần đạt

Tên chương

Chuẩn kiến thức, kĩ năng

Chương II.

Phân tử.

Liên kết hoá

học

1. Phân tử, đơn chất, hợp chất

– Nêu được khái niệm phân tử, đơn

chất, hợp chất. Đưa ra được một số

ví dụ về đơn chất và hợp chất.

– Tính được khối lượng phân tử

theo đơn vị amu.

2. Giới thiệu về liên kết hoá học

Nêu

được

hình

sắp

xếp

electron trong vỏ nguyên tử của

một số nguyên tố khí hiếm;

sự hình thành liên kết cộng hoá

trị theo nguyên tắc dùng chung

electron để tạo ra lớp vỏ electron

của nguyên tố khí hiếm (Áp dụng

được cho các phân tử đơn giản

như H

2

, Cl

2

, NH

3

, H

2

O, CO

2

, N

2

,...).

– Nêu được được sự hình thành

liên kết ion theo nguyên tắc cho

và nhận electron để tạo ra ion có

lớp vỏ electron của nguyên tố khí

hiếm (Áp dụng cho phân tử đơn

giản như NaCl, MgO,...).

– Chỉ ra được sự khác nhau về một

số tính chất của chất ion và chất

cộng hoá trị.

3. Hoá trị và công thức hoá học

– Trình bày được khái niệm về

hoá trị (cho chất cộng hoá trị).

Cách viết công thức hoá học.

– Viết được công thức hoá học của

một số chất và hợp chất đơn giản

thông dụng.

– Nêu được mối liên hệ giữa hoá

trị của nguyên tố với công thức

hoá học.

Đơn chất và hợp

chất.

Phân tử

Thực hành

Luyện tập

(Chương 1 lớp 8)

Hoá trị

(Chương 1, bài

10 lớp 8)

Kiến thức

Nêu được :

Các chất thường tồn tại ở ba trạng thái : Rắn,

lỏng, khí.

– Đơn chất là những chất do một nguyên tố

hoá học cấu tạo nên.

– Hợp chất là những chất được cấu tạo từ hai

nguyên tố hoá học trở lên.

– Phân tử là những hạt đại diện cho chất, gồm

một số nguyên tử liên kết với nhau và thể hiện

các tính chất hoá học của chất đó.

– Phân tử khối bằng tổng nguyên tử khối của

các nguyên tử trong phân tử.

Kĩ năng

– Quan sát mô hình, hình ảnh minh hoạ về ba

trạng thái của chất.

– Tính phân tử khối của một số phân tử đơn

chất và hợp chất.

– Xác định được trạng thái vật lí của một vài

chất cụ thể. Phân biệt một chất là đơn chất hay

hợp chất theo thành phần nguyên tố tạo nên

chất đó.

Công thức hoá học được học trước hoá trị

Hoá trị

Kiến thức

Biết được :

– Hoá trị biểu thị khả năng liên kết của nguyên

tử của nguyên tố này với nguyên tử của nguyên

tố khác hay với nhóm nguyên tử khác.

– Quy ước : Hoá trị của H là I, hoá trị của O là II ;

Cách xác định hoá trị của một nguyên tố trong

hợp chất cụ thể theo hoá trị của H và O.

10

BỘ SÁCH: KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG

CT GDPT 2018 môn KHTN 7

Những phần tương ứng của CT GDPT 2006 cấp THCS môn Vật

lí, Hoá học, Sinh học

Tên chương

Yêu cầu cần đạt

Tên chương

Chuẩn kiến thức, kĩ năng

Tính

được

phần

trăm

(%)

nguyên tố trong hợp chất khi biết

công thức hoá học của hợp chất.

– Xác định được công thức hoá

học của hợp chất dựa vào phần

trăm (%) nguyên tố và

khối lượng phân tử.

Công thức hoá

học

Luyện tập

(Chương 1, bài

9, lớp 8)

– Quy tắc hoá trị :

Trong hợp chất 2 nguyên tố A x By : a.x = b.y (a,

b : hoá trị tương ứng của hai nguyên tố A, B).

– Tính được hoá trị của nguyên tố hoặc nhóm

nguyên tử theo công thức hoá học cụ thể.

– Lập được công thức hoá học của hợp chất

khi biết hoá trị của hai nguyên tố hoá học hoặc

nguyên tố và nhóm nguyên tử tạo nên chất.

Công thức hoá học

Kiến thức

Biết được :

– Công thức hoá học biểu diễn thành phần

phân tử của chất.

– Công thức hoá học của đơn chất chỉ gồm kí

hiệu hoá học của một nguyên tố (kèm theo số

nguyên tử nếu có).

– Công thức hoá học của hợp chất gồm kí hiệu

của hai hay nhiều nguyên tố tạo ra chất kèm

theo số nguyên tử của mỗi nguyên tố tương

ứng.

– Cách viết công thức hoá học đơn chất và hợp

chất.

– Công thức hoá học cho biết : Nguyên tố nào

tạo ra chất, số nguyên tử của mỗi nguyên tố có

trong một phân tử và phân tử khối của nó.

Kĩ năng

– Quan sát công thức hoá học cụ thể, rút ra

được nhận xét về cách viết công thức hoá học

của đơn chất và hợp chất.

– Viết được công thức hoá học của chất cụ thể

khi biết tên các nguyên tố và số nguyên tử của

mỗi nguyên tố tạo nên một phân tử và ngược

lại.

– Nêu được ý nghĩa công thức hoá học của chất

cụ thể.

11

TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN SỬ DỤNG SÁCH GIÁO KHOA MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN LỚP 7

CT GDPT 2018 môn KHTN 7

Những phần tương ứng của CT GDPT 2006 cấp THCS môn Vật

lí, Hoá học, Sinh học

Tên chương

Yêu cầu cần đạt

Tên chương

Chuẩn kiến thức, kĩ năng

Tính theo công

thức hoá học

(chương 3, bài

21, lớp 8)

Kiến thức

Biết được:

– Ý nghĩa của công thức hoá học cụ thể

theo số mol, theo khối lượng hoặc theo

thể tích (nếu là chất khí).

– Các bước tính thành phần phần trăm về khối

lượng mỗi nguyên tố trong hợp chất khi biết

công thức hoá học.

– Các bước lập công thức hoá học của hợp chất

khi biết thành phần phần trăm khối lượng của

các nguyên tố tạo nên hợp chất.

Kĩ năng

– Dựa vào công thức hoá học

+ Tính được tỉ lệ số mol, tỉ lệ khối lượng

giữa các nguyên tố, giữa các nguyên tố và

hợp chất.

+ Tính được thành phần phần trăm về khối

lượng của các nguyên tố khi biết công thức hoá

học của một số hợp chất và ngược lại.

– Xác định được công thức hoá học của hợp

chất khi biết thành phần phần trăm về khối

lượng các nguyên tố tạo nên hợp chất.

Chương III.

Tốc độ

– Tốc độ

trong cuộc

sống

– Đo tốc độ

– Đồ thị

quãng

đường –

thời gian

– Nêu được ý nghĩa vật lí của tốc

độ, xác định được tốc độ qua quãng

đường mà vật đi được trong một

khoảng thời gian tương ứng.

– Mô tả được sơ lược cách đo tốc

độ bằng đồng hồ bấm giây và

cổng quang điện; thiết bị bắn

tốc độ.

– Vẽ được đồ thị quãng đường

– thời gian (cho chuyển động thẳng.

– Từ đồ thị quãng đường – thời

gian tìm được quãng đường hoặc

tốc độ, thời gian.

Lớp 8

Chương I. Cơ học

– Chuyển động

cơ học. Các dạng

chuyển động cơ

học. Tính tương

đối của chuyển

động.

– Vận tốc. Chuyển

động đều, chuyển

động không đều.

Vận tốc

trung bình.

– Nêu được dấu hiệu nhận biết chuyển động

cơ, ví dụ về chuyển động cơ.

– Nêu được ví dụ về tính tương đối của

chuyển động.

– Nêu được ý nghĩa của vận tốc.

– Nêu được vận tốc trung bình là gì và xác

định được vận tốc trung bình.

– Phân biệt được chuyển động đều và không

đều dựa vào vận tốc.

12

BỘ SÁCH: KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG

CT GDPT 2018 môn KHTN 7

Những phần tương ứng của CT GDPT 2006 cấp THCS môn Vật

lí, Hoá học, Sinh học

Tên chương

Yêu cầu cần đạt

Tên chương

Chuẩn kiến thức, kĩ năng

Chương IV.

Âm thanh

– Mô tả

sóng

– Độ to của

âm

– Độ cao của

âm

– Phản xạ

âm

– Thực hiện được thí nghiệm tạo

sóng âm.

– Giải thích được sự truyền sóng

âm trong không khí.

– Từ hình ảnh hoặc đồ thị xác định

được biên độ và tần số của sóng âm.

– Nêu được đơn vị của tần số là

hertz (Hz).

– Nêu được sự liên quan giữa độ

to của âm với biên độ âm.

– Sử dụng nhạc cụ (học liệu điện

tử; dao động kí) chứng tỏ được

độ cao của âm liên quan đến tần

số âm.

– Lấy được ví dụ về vật phản xạ

âm tốt, vật phản xạ âm kém.

Giải

thích

được

một

số

hiện

tượng đơn giản về sóng âm, đề

xuất được phương án đơn giản để

hạn chế tiếng ồn.

Lớp 7

Chương II. Âm

học

– Nguồn âm

– Độ cao, độ to

của âm

– Môi trường

truyền âm

– Phản xạ âm,

tiếng vang

– Chống ô nhiễm

tiếng ồn

– Nhận biết được một số nguồn âm. Nêu được

nguồn âm là một vật dao động.

– Nhận biết được âm cao có tần số lớn, âm thấp

có tần số nhỏ. Nêu được ví dụ.

– Nhận biết được âm to có biên độ lớn, âm nhỏ

có biên độ nhỏ. Nêu được ví dụ.

– Nêu được âm truyền trong chất rắn, lỏng và

khí, không truyền trong chân không.

– Nêu được trong các môi trường truyền âm

khác nhau thì tốc độ truyền âm khác nhau.

– Nêu được tiếng vang là biểu hiện của âm

phản xạ. Nhận biết vật phản xạ âm tốt, phản

xạ âm kém.

– Nêu được ví dụ về ô nhiễm tiếng ồn. Kể được

tên một số vật liệu cách âm dùng để chống ô

nhiễm tiếng ồn.

– Đề ra được các biện pháp chống ô nhiễm

tiếng ồn.

Chương V.

Ánh sáng

– Ánh sáng,

tia sáng

– Sự phản xạ

ánh sáng

– Ảnh của

một vật tạo

bởi gương

phẳng

– Thực hiện thí nghiệm thu được

năng lượng ánh sáng từ đó nêu

được:

Ánh

sáng

một

dạng

năng lượng.

– Tạo ra được mô hình tia sáng bằng

một chùm sáng hẹp song song.

– Vẽ được được hình biểu diễn

vùng tối do nguồn sáng rộng và

vùng tối do nguồn sáng hẹp.

– Phân biệt được phản xạ và khu-

ếch tán.

– Vẽ được hình biểu diễn và nêu

được các khái niệm tia sáng tới,

tia

sáng

phản

xạ,

góc

tới,

góc

phản xạ, mặt phẳng tới, ảnh.

– Sự truyền ánh

sáng

– Định luật

truyền thẳng của

ánh sáng

– Định luật phản

xạ ánh sáng

– Ảnh của một

vật tạo bởi gương

phẳng

– Vẽ ảnh của một

vật tạo bởi gương

phẳng

– Gương cầu

lõm

– Gương cầu lồi

– Nhận biết được ta nhìn thấy vật khi có ánh

sáng từ vật truyền tới mắt ta.

– Nêu được ví dụ về nguồn sáng, vật sáng.

– Phát biểu được định truyền thẳng ánh

sáng.

– Nhận biết được 3 loại chùm sáng.

– Biểu diễn được tia sáng.

– Nêu được ví dụ về hiện tượng phản xạ.

– Phát biểu được định luật phản xạ ánh sáng.

– Nhận biết được tia tới, tia phản xạ, góc tới,

góc phản xạ, đường pháp tuyến.

– Nêu được những đặc điểm chung về ảnh của

một vật tạo bởi gương phẳng.

– Dựng được ảnh của một vật đặt trước gương

phẳng.

13

TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN SỬ DỤNG SÁCH GIÁO KHOA MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN LỚP 7

CT GDPT 2018 môn KHTN 7

Những phần tương ứng của CT GDPT 2006 cấp THCS môn Vật

lí, Hoá học, Sinh học

Tên chương

Yêu cầu cần đạt

Tên chương

Chuẩn kiến thức, kĩ năng

– Thực hiện được thí nghiệm rút

ra được định luật và phát biểu

được định luật phản xạ ánh sáng.

– Nêu được tính chất ảnh của vật

qua gương phẳng và dựng được

ảnh này.

– Vận dụng được định luật phản

xạ ánh sáng trong một số trường

hợp đơn giản.

Chương VI.

Từ

– Nam châm

– Trường từ

– Trường từ

của Trái Đất

– Nam châm

điện

– Tiến hành thí nghiệm để nêu

được:

+Tác dụng của nam châm đến

các vật liệu khác nhau;

+Sự định hướng của thanh nam

châm (kim nam châm)

– Xác định được cực Bắc và cực

Nam của một thanh nam châm.

– Nêu được vùng không gian bao

quanh một nam châm (hoặc dây

dẫn mang dòng điện), mà vật liệu

từ tính khác đặt trong nó chịu tác

dụng lực từ được gọi là trường từ.

– Nêu được khái niệm từ phổ và

tạo ra từ phổ bằng mạt sắt và

nam châm.

– Nêu được khái niệm đường sức

từ và vẽ được đường sức từ quanh

một thanh nam châm.

– Dựa vào ảnh (hoặc hình vẽ,

đoạn phim khoa học) khẳng

định được Trái Đất có trường từ.

– Nêu được cực Bắc địa từ và cực

Bắc Địa lí không trùng nhau.

– Chế tạo được nam châm điện đơn

giản và làm thay đổi được từ trường

của nó bằng thay đổi cường độ

dòng điện.

– Sử dụng la bàn để tìm được

hướng địa lí.

Lớp 9

1. Từ trường

– Nam châm vĩnh

cửu, nam châm

điện

– Từ trường, từ

phổ, đường sức từ

– Nam châm vĩnh cửu:

+ Thí nghiệm về nam châm có từ tính.

+ Xác định được các từ cực của nam châm.

+ Mô tả được cấu tạo của la bàn. Biết sử dụng

la bàn để tìm hướng địa lí.

– Tác dụng từ của dòng điện, từ trường, đường

sức từ.

+ Mô tả được thí nghiệm Ơ–xtét.

+ Vẽ được đường sức từ của nam châm thẳng,

nam châm hình chữ U.

– Từ trường của ống dây có dòng điện chạy

qua.

+ Vẽ được đường sức từ của ống dây có dòng

điện chạy qua.

+ Phát biểu và vận dụng được quy tắc xác

định chiều của đường sức từ trong ống dây.

– Sự nhiễm từ của sắt thép, nam châm điện.

14

BỘ SÁCH: KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG

CT GDPT 2018 môn KHTN 7

Những phần tương ứng của CT GDPT 2006 cấp THCS môn Vật

lí, Hoá học, Sinh học

Tên chương

Yêu cầu cần đạt

Tên chương

Chuẩn kiến thức, kĩ năng

Chương VII.

Trao đổi

chất và

chuyển hoá

năng lượng

ở sinh vật

– Phát biểu được khái niệm trao

đổi

chất

chuyển

hoá

năng

lượng.

– Nêu được vai trò trao đổi chất

và chuyển hoá năng lượng trong

cơ thể.

– Nêu được khái niệm, nguyên

liệu, sản phẩm của quang hợp.

– Viết được phương trình quang

hợp.

– Nêu được vai trò của lá cây với

chức năng quang hợp.

– Nêu được mối quan hệ giữa

trao đổi chất và chuyển hoá năng

lượng trong quang hợp.

– Vận dụng hiểu biết về quang

hợp để giải thích được ý nghĩa

thực tiễn của việc trồng và bảo vệ

cây xanh.

– Nêu được một số yếu tố chủ yếu

ảnh hưởng đến quang hợp.

Tiến

hành

được

thí

nghiệm

chứng minh quang hợp ở cây xanh.

– Mô tả được một cách tổng quát

quá trình hô hấp ở tế bào (ở thực

vật và động vật).

– Nêu được khái niệm; viết được

phương trình hô hấp dạng chữ

thể hiện hai chiều tổng hợp và

phân giải.

– Nêu được một số yếu tố chủ yếu

ảnh hưởng đến hô hấp tế bào.

– Vận dụng hiểu biết về hô hấp

tế bào trong thực tiễn (ví dụ: bảo

quản hạt cần phơi khô,...)

–Tiến hành được thí nghiệm về

hô hấp tế bào ở thực vật thông

qua sự nảy mầm của hạt.

Sinh học 6

– Tế bào thực vật

– Rễ cây

– Thân cây

– Lá cây

Mô tả được cấu tạo và chức năng của tế bào

thực vật.

– Nêu được cấu tạo của lá.

– Giải thích được quá trình quang hợp.

– Vận dụng được việc trồng cây đúng thời vụ.

– Giải thích được vai trò của chất khoáng đối

với cây.

– Trình bày được cấu tạo khí khổng và sự thoát

hơi nước qua lá.

– Giải thích được quá trình hô hấp của cây

xanh.

15

TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN SỬ DỤNG SÁCH GIÁO KHOA MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN LỚP 7

CT GDPT 2018 môn KHTN 7

Những phần tương ứng của CT GDPT 2006 cấp THCS môn Vật

lí, Hoá học, Sinh học

Tên chương

Yêu cầu cần đạt

Tên chương

Chuẩn kiến thức, kĩ năng

– Sử dụng hình ảnh để mô tả

được quá trình trao đổi khí qua

khí khổng của lá.

– Dựa vào hình vẽ mô tả được

cấu tạo khí khổng, nêu được chức

năng của khí khổng.

– Dựa vào sơ đồ khái quát mô tả

được con đường đi của khí qua các

cơ quan của hệ hô hấp ở động vật

(ví dụ ở người).

– Nêu được vai trò của nước và

các chất dinh dưỡng đối với cơ thể

sinh vật.

– Dựa vào sơ đồ (hoặc mô hình)

nêu được thành phần hoá học và

cấu trúc, tính chất của nước.

– Mô tả được quá trình trao đổi

nước và các chất dinh dưỡng, lấy

được ví dụ ở thực vật và động vật,

cụ thể:

+

Dựa

vào

đồ

đơn

giản

tả được con đường hấp thụ, vận

chuyển nước và khoáng của cây từ

môi trường ngoài vào miền lông

hút, vào rễ, lên thân cây và lá cây.

+ Dựa vào sơ đồ, hình ảnh, phân

biệt được sự vận chuyển các chất

trong mạch gỗ từ rễ lên lá cây (dòng

đi lên) và từ lá xuống các cơ quan

trong mạch rây (dòng đi xuống).

+ Nêu được vai trò thoát hơi nước ở

lá và hoạt động đóng, mở khí khổng

trong quá trình thoát hơi nước.

+ Nêu được một số yếu tố chủ yếu

ảnh hưởng đến trao đổi nước và

các chất dinh dưỡng ở thực vật.

Sinh học 8

– Trao đổi chất

và chuyển hoá

năng lượng

– Tuần hoàn

– Hô hấp

– Tiêu hoá

– Trình bày được cấu tạo và hoạt động của các

hệ cơ quan trong cơ thể người và động vật.

16

BỘ SÁCH: KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG

CT GDPT 2018 môn KHTN 7

Những phần tương ứng của CT GDPT 2006 cấp THCS môn Vật

lí, Hoá học, Sinh học

Tên chương

Yêu cầu cần đạt

Tên chương

Chuẩn kiến thức, kĩ năng

– Vận dụng được những hiểu biết

về trao đổi chất và chuyển hoá

năng lượng ở thực vật vào thực

tiễn

(ví

dụ:

giải

thích

việc

tưới

nước và bón phân hợp lí cho cây).

– Dựa vào sơ đồ khái quát (hoặc

mô hình, tranh ảnh, học liệu điện

tử) mô tả được con đường thu nhận

và tiêu hoá thức ăn trong ống tiêu

hoá ở động vật (đại diện ở người).

tả

được

quá

trình

vận

chuyển các chất ở động vật (thông

qua quan sát tranh, ảnh, mô hình,

học liệu điện tử), lấy ví dụ cụ thể ở

hai vòng tuần hoàn ở người.

– Vận dụng được những hiểu biết

về trao đổi chất và chuyển hoá

năng lượng ở động vật vào thực

tiễn (ví dụ về dinh dưỡng và vệ

sinh ăn uống,...).

Tiến

hành

được

thí

nghiệm

chứng

minh

thân

vận

chuyển

nước và lá thoát hơi nước.

Chương VIII.

Cảm ứng ở

sinh vật

– Phát biểu được khái niệm cảm

ứng ở sinh vật. Lấy được ví dụ về

các hiện tượng cảm ứng ở sinh

vật (ở thực vật và động vật).

–Nêu được vai trò cảm ứng đối

với sinh vật.

– Phát biểu được khái niệm tập

tính ở động vật; lấy được ví dụ

minh hoạ.

– Nêu được vai trò của tập tính

đối với động vật.

– Vận dụng được các kiến thức

cảm ứng vào giải thích một số hiện

tượng trong thực tiễn (ví dụ trong

học tập, chăn nuôi, trồng trọt).

17

TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN SỬ DỤNG SÁCH GIÁO KHOA MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN LỚP 7

CT GDPT 2018 môn KHTN 7

Những phần tương ứng của CT GDPT 2006 cấp THCS môn Vật

lí, Hoá học, Sinh học

Tên chương

Yêu cầu cần đạt

Tên chương

Chuẩn kiến thức, kĩ năng

– Trình bày được cách làm thí

nghiệm

chứng

minh

tính

cảm

ứng ở thực vật (ví dụ: hướng sáng,

hướng nước, hướng tiếp xúc).

– Thực hành: quan sát, ghi chép

và trình bày được kết quả quan

sát một số tập tính của động vật.

Chương IX.

Sinh trưởng

và phát

triển ở sinh

vật

– Phát biểu được khái niệm sinh

trưởng và phát triển ở sinh vật.

– Nêu được mối quan hệ giữa sinh

trưởng và phát triển.

– Chỉ ra được mô phân sinh trên

sơ đồ cắt ngang thân cây Hai lá

mầm và trình bày được chức năng

của mô phân sinh làm cây lớn lên.

– Dựa vào hình vẽ vòng đời của

một sinh vật (một ví dụ về thực vật

và một ví dụ về động vật), trình

bày được các giai đoạn sinh trưởng

và phát triển của sinh vật đó.

– Nêu được các nhân tố chủ yếu

ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát

triển của sinh vật (nhân tố nhiệt độ,

ánh sáng, nước, dinh dưỡng).

– Trình bày được một số ứng dụng

sinh trưởng và phát triển trong

thực

tiễn

(ví

dụ

điều

hoà

sinh

trưởng và phát triển ở sinh vật

bằng sử dụng chất kính thích hoặc

điều khiển yếu tố môi trường).

– Vận dụng được những hiểu biết

về sinh trưởng và phát triển sinh

vật giải thích một số hiện tượng

thực tiễn (tiêu diệt muỗi ở giai

đoạn

ấu

trùng,

phòng

trừ

sâu

bệnh, chăn nuôi).

Sinh học 6

– Tế bào thực vật

– Rễ cây

– Thân cây

– Lá cây

– Hoa

– Quả và hạt

Sinh học 7

Sinh học 8

– Nội tiết

– Trình bày được quá trình dài ra do sự phân

chia của mô phân sinh.

– Trình bày được cấu tạo sơ cấp của thân non.

– Nêu được tầng sinh vỏ và sinh trụ làm thân

to ra.

– Cấu tạo và chức năng các bộ phận của hoa.

– Các điều kiện cho sự nảy mầm của hạt.

– Mô tả cấu tạo các bộ phận của hạt.

– Mô tả được quá trình sinh trưởng và phát

triển của một số ngành động vật

– Nêu được cấu tạo và chức năng của các tuyến

nội tiết

18

BỘ SÁCH: KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG

CT GDPT 2018 môn KHTN 7

Những phần tương ứng của CT GDPT 2006 cấp THCS môn Vật

lí, Hoá học, Sinh học

Tên chương

Yêu cầu cần đạt

Tên chương

Chuẩn kiến thức, kĩ năng

– Thực hành quan sát và mô tả

được sự sinh trưởng, phát triển ở

một số thực vật, động vật.

Chương X.

Sinh sản ở

sinh vật

– Phát biểu được khái niệm sinh

sản ở sinh vật.

– Nêu được khái niệm sinh sản vô

tính ở sinh vật.

– Dựa vào hình ảnh hoặc mẫu vật,

phân biệt được các hình thức sinh

sản sinh dưỡng ở thực vật. Lấy

được ví dụ minh hoạ.

– Dựa vào hình ảnh, phân biệt

được các hình thức sinh sản vô

tính ở động vật. Lấy được ví dụ

minh hoạ.

– Nêu được vai trò của sinh sản vô

tính trong thực tiễn.

– Trình bày được các ứng dụng của

sinh sản vô tính vào thực tiễn (nhân

giống vô tính cây, nuôi cấy mô).

– Nêu được khái niệm sinh sản

hữu tính ở sinh vật.

– Phân biệt được sinh sản vô tính

và sinh sản hữu tính.

– Dựa vào sơ đồ mô tả được quá

trình sinh sản hữu tính ở thực vật.

– Mô tả được các bộ phận của

hoa lưỡng tính, phân biệt với hoa

đơn tính.

– Mô tả được thụ phấn; thụ tinh

và lớn lên của quả.

– Dựa vào sơ đồ (hoặc hình ảnh)

mô tả được khái quát quá trình

sinh sản hữu tính ở động vật (lấy ví

dụ ở động vật đẻ con và đẻ trứng).

Sinh học 6

– Sinh sản sinh

dưỡng

– Hoa và sinh sản

hữu tính

– Quả và hạt

Phát

biểu

được

khái

niệm

sinh

sản

sinh

dưỡng.

– Phân biệt được sinh sản sinh dưỡng tự nhiên

và sinh sản sinh dưỡng do con người.

– Ứng dụng của sinh sản sinh dưỡng.

– Nêu được hiện tượng thụ phấn.

– Phân biệt được giao phấn và tự thụ phấn.

– Trình bày được quá trình thụ tinh, kết hạt và

tạo quả.

19

TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN SỬ DỤNG SÁCH GIÁO KHOA MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN LỚP 7

CT GDPT 2018 môn KHTN 7

Những phần tương ứng của CT GDPT 2006 cấp THCS môn Vật

lí, Hoá học, Sinh học

Tên chương

Yêu cầu cần đạt

Tên chương

Chuẩn kiến thức, kĩ năng

– Nêu được vai trò của sinh sản

hữu

tính

một

số

ứng

dụng

trong thực tiễn.

– Nêu được một số yếu tố ảnh

hưởng đến sinh sản ở sinh vật và

điều hoà, điều khiển sinh sản ở

sinh vật.

– Vận dụng được những hiểu biết

về sinh sản hữu tính trong thực

tiễn đời sống và chăn nuôi (thụ

phấn nhân tạo, điều khiển số con,

giới tính).

– Giải thích được vì sao phải bảo

vệ một số loài côn trùng thụ phấn

cho cây.

– Dựa vào sơ đồ mối quan hệ giữa

tế bào với cơ thể và môi trường

(tế bào – cơ thể – môi trường và

sơ đồ quan hệ giữa các hoạt động

sống:

trao

đổi

chất

chuyển

hoá năng lượng – sinh trưởng,

phát triển – cảm ứng – sinh sản)

chứng minh cơ thể sinh vật là một

thể thống nhất.

1.1.3. So sánh về khối lượng kiến thức

Bài 1. Mở đầu. Phương pháp và kĩ năng học tập môn Khoa học tự nhiên (5 tiết)

Nội dung này không có trong Chương trình giáo dục phổ thông 2006, cung cấp cho

HS những kiến thức cơ bản về phương học tập và các kĩ năng đặc thù của môn KHTN

để nhận biết, tìm hiểu và vận dụng kiến thức vào cuộc sống, định hướng HS chủ động,

hứng thú tham gia vào quá trình học tập với sự say mê tìm tòi, khám phá tự nhiên và

sáng tạo trong các hoạt động học tập.

Chương I. Nguyên tử. Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học

(1) Nội dung Nguyên tử. Nguyên tố hoá học:

– Theo CT GDPT 2006 được học 4 tiết ở lớp 8, các bài luyện tập và thực hành tách riêng.

– Theo CT GDPT 2018 HS được học ở lớp 7 với thời lượng là 9 tiết. HS được tham

20

BỘ SÁCH: KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG

gia vào các hoạt động (khởi động, hình thành kiến thức mới, luyện tập, vận dụng)

để có thể hiểu rõ khái niệm về nguyên tử, nguyên tố hoá học là cơ sở lí thuyết quan

trọng để từ đó vận dụng, suy luận khi học về tính chất và ứng dụng của các chất ở các

lớp sau.

(2) Nội dung về Bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học :

– Theo CT GDPT 2006 có thời lượng 2 tiết và được học ở tiết 39, 40 của lớp 9.

– Theo CT GDPT 2018 có thời lượng là 7 tiết và được học ở lớp 7.

Bảng tuần hoàn đúc kết các quy luật, cơ sở để phân loại và nghiên cứu các chất, vì

vậy đã được CT GDPT 2018 chú trọng, định hướng phương pháp học tập mới cho

môn Hoá học, phát huy NL tư duy logic, sáng tạo, tìm tòi, khám phá và ứng dụng,

tránh việc học thụ động.

Chương II. Phân tử. Liên kết Hoá học

(1) Phân tử, đơn chất, hợp chất

– Theo CT GDPT 2006 có thời lượng 3 tiết và được học ở tiết 7, 8 và tiết 9 thực

hành của lớp 8.

– Theo CT GDPT 2018 có thời lượng là 4 tiết và được học ở lớp 7.

(2) Giới thiệu về liên kết hoá học

CT GDPT

2006 THCS không có nội dung này, lên lớp 10 THPT, HS mới được học.

– CT GDPT 2018 có thời lượng là 4 tiết.

(3) Hoá trị và công thức hoá học

– CT GDPT 2006 có thời lượng là 5 tiết và được học ở (bài 9, bài 10)và chương 3

(bài 21) của chương 1 lớp 8. HS học khái niệm về hoá trị hình thức, xác định qua số

liên kết với nguyên tử hydrogen và oxygen.

– CT GDPT 2018, nội dung này có thời lượng là 3 tiết và HS được học ở lớp 7, sau

khi đã được học về liên kết hoá học liên kết cộng hoá trị và liên kết ion. Khái niệm về

hoá trị của nguyên tố trong hợp chất cộng hoá trị gắn liền với bản chất liên kết, dựa

vào số cặp electron dùng chung.

Chương III. Tốc độ

– Về chuyển động cơ học: CT GDPT 2018 môn KHTN 7 không đưa ra định nghĩa

chuyển động cơ học, tính tương đối của chuyển động. Điều này gây ra những khó

khăn cho việc đề cập đến trong SGK (CT GDPT 2018) cả ở THCS lẫn THPT những

nội dung có liên quan đến vấn đề phân biệt chuyển động và đứng yên, “chuyển động

biểu kiến” và “chuyển động thật”, phân tích chuyển động thành các chuyển động

thành phần vuông góc với nhau,...

21

TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN SỬ DỤNG SÁCH GIÁO KHOA MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN LỚP 7

– Về khái niệm tốc độ:

+ Cả CT GDPT 2018 và CT GDPT 2006 đều nhấn mạnh đến ý nghĩa vật lí của

khái niệm vận tốc/tốc độ, đều dùng công thức

s

v

t

để xác định độ lớn của đại lượng

này và đều gọi v là vận tốc/tốc độ nói chung, không nói rõ đó là vận tốc/tốc độ trung

bình như các SGK của các nước khác. Trong các SGK Toán và Vật lí cơ bản (CT GDPT

2006) chỉ có khái niệm vận tốc, không có khái niệm tốc độ.

+ Trong CT GDPT 2018 và CT GDPT 2006, hai khái niệm tốc độ và vận tốc đều

dùng để đặc trưng cho sự nhanh/chậm của chuyển động nhưng được định nghĩa hoàn

toàn khác nhau:

tốc độ =

quãng đường đi được

thời gian

; còn vận tốc =

tốc độ di chuyển

thời gian

.

+ CT GDPT 2018 và CT GDPT 2006 đều coi chỉ có một cách xác định sự nhanh/

chậm của chuyển động là dùng khái niệm tốc độ, trong khi SGK KHTN 7 quan niệm

trong thực tế đời sống có hai cách dùng để so sánh sự nhanh/chậm của chuyển động

(dùng quãng đường đi được trong cùng một thời gian và dùng thời gian để đi cùng

một quãng đường).

Chương IV. Âm thanh

Sự khác biệt cơ bản trong phần âm thanh giữa hai CT GDPT 2018 và CT GDPT

2006 là ở chỗ CT 2018 yêu cầu sử dụng các phương tiện hiện đại như học liệu điện tử,

dao động kí để khảo sát các thuộc tính của âm thanh, do đó các nguồn âm sử dụng

đều là các nguồn phát đơn âm (các âm thoa), cho các kết quả đo chính xác hơn theo

CT 2006 và SGK (CT 2006).

Chương V. Ánh sáng

– CT KHTN 7 chỉ đề cập đến gương phẳng không đề cập đến gương cầu, CT GDPT

2018 Vật lí THPT cũng không đề cập đến gương cầu. Điều đó có nghĩa là HS phổ

thông không được học về gương cầu. Cũng cần nói thêm là quang học chỉ có trong CT

2018 cấp THCS không có trong CT 2018 cấp THPT.

– Một nội dung gây nhiều tranh cãi là nội dung về bản chất của ánh sáng. CT 2006

cấp THCS không đề cập đến bản chất của ánh sáng, còn CT 2018 cho ánh sáng là một

dạng của năng lượng. Đây là vấn đề không chỉ được tranh cãi ở nước ta mà còn ở khá

nhiều nước khác. Mỗi quan điểm đều có những lí lẽ riêng và chưa đi đến thống nhất.

Tuy nhiên xu hướng coi ánh sáng và cả âm là một dạng năng lượng có vẻ càng ngày

càng được nhiều người sử dụng. Nhóm tác giả SGK cho rằng vấn đề này đang là vấn

đề tranh cãi, không nên đưa vào SGK, tuy nhiên vẫn phải đưa nội dung này vào do yêu

cầu cần đạt của CT 2018.

– Một vấn đề cũng gây bất ngờ cho nhiều người là việc CT GDPT 2018 không đề

cập đến điều kiện để nhận biết ánh sáng, định luật truyền thẳng của ánh sáng,... mà

22

BỘ SÁCH: KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG

vẫn sử dụng nội dung này trong phần quang học, tuy nhiên cần chú ý là các nội dung

này đã được học trong môn Khoa học ở cấp Tiểu học.

Chương VI. Từ

Một số nội dung có liên quan đến từ ở CT 2006 như: từ trường của ống dây; sự

nhiễm từ của sắt, thép; lực điện từ;… không có trong CT 2018.

Giống như trong SGK KHTN 6, phần Vật lí của SGK KHTN 7 cũng không chỉ nhằm

hình thành và phát triển các nội dung kiến thức của lĩnh vực Vật lí mà còn là cơ sở cho

việc hình thành và phát triển các kiến thức và kĩ năng của các lĩnh vực khác của KHTN.

Các kiến thức về chuyển động, tốc độ, âm, quang và từ của Vật lí đều là những kiến thức

cần thiết cho việc tìm hiểu các khái niệm, sự vật, hiện tượng trong các lĩnh vực Hoá học

và Sinh học như chuyển động của các electron, tốc độ phản ứng hoá học trong Hoá học,

hiện tượng quang hợp ở thực vật, hệ vận động của người trong Sinh học,...

Chương VII. Trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng ở sinh vật

So sánh chương VII của KHTN 7 (CT 2018) với chương trình các chương tương

ứng của CT 2006 môn Sinh học, chúng ta thấy các nội dung kiến thức hầu như không

tương đương. CT 2006 chỉ mô tả hình thái, chức năng các bộ phận của cơ thể thực

vật và sự đa dạng của các lớp, ngành động vật. Trong khi đó, chương Trao đổi chất và

chuyển hoá năng lượng ở sinh vật trình bày về quá trình trao đổi chất và chuyển hoá

năng lượng trong cơ thể thực vật và động vật.

Những nội dung này giúp cho HS giải thích được các cơ chế sống, đồng thời giúp GV

vận dụng các phương pháp mới vào việc tổ chức các hoạt động học tập của HS để đáp

ứng mục tiêu phát triển PC và NL tìm hiểu thế giới sống của người học.

Thời lượng cho chương VII trong KHTN 7 là 30 tiết, lượng kiến thức lớn, bao gồm

các kiến thức vai trò trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng, quang hợp, hô hấp tế bào,

trao đổi khí, trao đổi nước và chất dinh dưỡng ở sinh vật.

Chương VIII. Cảm ứng ở sinh vật

Chương VIII của KHTN 7 không có nội dung tương ứng trong CT 2006 cấp THCS.

Kiến thức về cảm ứng trong CT 2006 môn Sinh học được trình bày ở lớp 11. Chương

Cảm ứng của KHTN 7 nói đến cảm ứng của thực vật và động vật bậc cao và con người,

giúp HS vận dụng hiểu biết về cảm ứng trong trồng trọt, chăn nuôi và học tập.

Thời gian dành cho việc học chương VIII chỉ gồm 6 tiết, đòi hỏi GV khái quát hoá

các kiến thức, giúp HS lấy được các ví dụ về cảm ứng, tập tính; vận dụng trong rèn

luyện thói quen sống hằng ngày và áp dụng tri thức đã được học để giải quyết vấn đề

thực tiễn.

Chương IX. Sinh trưởng và phát triển ở sinh vật

Chỉ có một lượng kiến thức rất nhỏ ở CT 2006 môn Sinh học cấp THCS tương ứng

với chương IX trong CT 2018 KHTN 7: Giải thích thân dài ra do đâu và thân to ra do

23

TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN SỬ DỤNG SÁCH GIÁO KHOA MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN LỚP 7

đâu. Phần lớn kiến thức về sinh trưởng và phát triển ở sinh vật trong CT sinh học năm

2006 được học ở lớp 11. Do đó, GV cần cung cấp kiến thức cũng như tổ chức hoạt

động học tập phù hợp với mức độ nhận thức của HS.

Chương X. Sinh sản ở sinh vật

Chương X của KHTN 7 với các chương tương ứng của CT 2006 môn Sinh học có

các nội dung kiến thức gần tương đương. CT 2018 có tính chất sâu hơn về cơ chế của

hoạt động sinh sản của động vật và thực vật trong khi đó yêu cầu của Sinh học 7 trong

CT 2006 chủ yếu mô tả sự sinh sản thực vật tương đối độc lập với động vật và ở mức

độ đơn giản hơn và ít vận dụng các kiến thức này vào trong đời sống.

Thời gian dành cho việc học các nội dung trong KHTN 7 không nhiều, đòi hỏi GV

đi sâu vào việc hướng dẫn vận dụng kiến thức vào các hoạt động nhân giống, chọn

giống vật nuôi và cây trồng tại các địa phương nhằm giải quyết vấn đề thực tiễn trong

các bối cảnh khác nhau.

Yêu cầu cần đạt của CT 2018 môn KHTN 7 nhấn mạnh về NL cần đạt sau khi học,

do đó GV sẽ đề ra những cách đánh giá sự phát triển NL và PC người học qua những

câu hỏi, bài tập hay các sản phẩm học tập về sinh trưởng và phát triển vào thực tiễn

tạo và phát triển giống trong trồng trọt và chăn nuôi.

Khá nhiều nội dung của KHTN 7 là những nội dung mà trước đây phải lên lớp 8,

9, 11 HS mới được học. Cần lưu ý là các nội dung “Em có biết?” trong SGK là các nội

dung mở rộng, không nằm trong yêu cầu cần đạt của CT nên không bắt buộc phải dạy

trên lớp.

1.2. Định hướng phát triển phẩm chất và năng lực

– Thông điệp của SGK KHTN 7 là kết nối tri thức với cuộc sống, do đó các nội dung

trình bày trong SGK đều được cố gắng lựa chọn sao cho thiết thực và gần gũi với cuộc

sống. HS được khám phá khoa học dựa trên các sự vật, hiện tượng của cuộc sống để

rồi vận dụng tri thức đã học được vào chính các tình huống thực tế của cuộc sống, từ

trong gia đình, đến trường học và cộng đồng. Thực hiện thông điệp trên ở nội dung và

phương pháp trình bày, SGK KHTN 7 cố gắng:

+ Tạo cơ hội cho HS tự học.

+ Bồi dưỡng khả năng giao tiếp và hợp tác.

+ Hình thành và phát triển các NL nhận thức KHTN, tìm hiểu tự nhiên, vận dụng

kiến thức và kĩ năng vào giải quyết các vấn đề trong học tập và thực tiễn cuộc sống.

– SGK KHTN 7 có 10 chương và 42 bài học.

Mở đầu mỗi bài là hình ảnh minh hoạ hấp dẫn được kết nối với các câu hỏi nhằm

thu hút chú ý, khơi gợi sự tò mò, đam mê tìm hiểu khoa học của HS.

Các bài học được thiết kế thống nhất bao gồm các hoạt động từ khởi động, đọc hiểu

24

BỘ SÁCH: KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG

để thu thập thông tin, đến xử lí thông tin, vận dụng tri thức học được để trả lời câu

hỏi, làm bài tập, hoạt động thực hành, hoạt động mở rộng kiến thức. Mỗi hoạt động

được chỉ dẫn bằng một kí hiệu riêng mang biểu trưng cho phương pháp và hình thức

tổ chức dạy học.

– Sách được thiết kế 4 màu, hình ảnh đẹp mắt, sinh động, thiết kế mở. Kết hợp hài

hoà kênh chữ và kênh hình.

– Sách được thiết kế đảm bảo yêu cầu đổi mới đánh giá quá trình học tập của HS

bằng cách đa dạng hoá các hình thức đánh giá: GV đánh giá HS, phụ huynh đánh giá

con em mình đến HS tự đánh giá; đánh giá hoạt động cá nhân, hoạt động tập thể; đánh

giá kiến thức, kĩ năng và đánh giá NL thực hành thí nghiệm KHTN. Trong sách còn có

những gợi ý giúp HS tự lực, sáng tạo để tạo ra sản phẩm học tập thiết thực cho cuộc

sống, thể hiện kết quả học tập của mình.

– Vai trò của SGK: SGK viết theo CT GDPT 2006 là sự cụ thể hoá của chuẩn kiến

thức – kĩ năng và chỉ có một bộ SGK dùng cho cả nước. Do có tính “chuẩn mực” và

“đơn nhất” nên SGK có vai trò quan trọng và quyết định trong việc giảng dạy của GV

và học tập của HS. SGK theo CT GDPT 2018 được viết theo yêu cầu cần đạt về NL của

HS và có nhiều bộ SGK cho một môn học để GV lựa chọn. Do đó, SGK không còn có

vai trò “chuẩn mực” và “bắt buộc” trong các hoạt động dạy và học.

– Tính đa dạng và linh hoạt của SGK KHTN 7: SGK mới được viết theo yêu cầu cần

đạt về NL của HS. Các tác giả có thể có nhiều cách khác nhau trong việc lựa chọn và

trình bày nội dung của sách nhằm đáp ứng các yêu cầu về NL của CT.

1.3. Thời lượng thực hiện

– Thời lượng thực hiện CT KHTN lớp 7 là 140 tiết, trong đó có 14 tiết (chiếm 10%)

là kiểm tra, đánh giá.

– Trong CT và SGK KHTN7, các nội dung của các phần Vật lí, Hoá học và Sinh học

được sắp xếp một cách tương đối độc lập với nhau, nên tuỳ theo điều kiện về GV và cơ

sở vật chất của nhà trường, có thể bố trí dạy phần nào trước cũng được, không nhất

thiết phải dạy theo thứ tự của các chương trong SGK; dạy lần lượt từ chương I đến

chương X hoặc dạy đồng thời cả ba chủ đề Chất và sự biến đổi đều được.

1.4. Phương pháp dạy học

– Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS; tránh áp đặt một chiều, ghi nhớ

máy móc; bồi dưỡng NL tự chủ và tự học để HS có thể tiếp tục tìm hiểu, mở rộng vốn

tri thức, tiếp tục phát triển sau khi tốt nghiệp THCS.

– Rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức KHTN để phát hiện và giải quyết các vấn

đề trong thực tiễn; khuyến khích và tạo điều kiện cho HS được trải nghiệm, sáng tạo

trên cơ sở tổ chức cho HS tham gia các hoạt động học tập, tìm tòi, khám phá, vận dụng

kiến thức, kĩ năng.

25

TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN SỬ DỤNG SÁCH GIÁO KHOA MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN LỚP 7

– Vận dụng các phương pháp giáo dục một cách linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với

mục tiêu, nội dung giáo dục, đối tượng HS và điều kiện cụ thể. Tuỳ theo yêu cầu cần

đạt, GV có thể sử dụng phối hợp nhiều phương pháp dạy học trong một chủ đề. Các

phương pháp dạy học truyền thống (thuyết trình, đàm thoại,...) được sử dụng theo

hướng phát huy tính tích cực, chủ động của HS. Tăng cường sử dụng các phương pháp

dạy học hiện đại đề cao vai trò chủ thể học tập của HS (dạy học thực hành, dạy học

dựa trên giải quyết vấn đề, dạy học dựa trên dự án, dạy học dựa trên trải nghiệm, khám

phá; dạy học phân hoá,... cùng những kĩ thuật dạy học phù hợp).

1.5. Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, giáo dục

Căn cứ đánh giá là các yêu cầu cần đạt về PC và NL được quy định trong CT tổng

thể và CT môn học. Phạm vi đánh giá là toàn bộ nội dung và yêu cầu cần đạt của

chương trình môn KHTN lớp 7. Đánh giá dựa trên các minh chứng là quá trình rèn

luyện, học tập và các sản phẩm trong quá trình học tập của HS. Môn KHTN sử dụng

các hình thức đánh giá sau:

– Đánh giá thông qua bài viết: bài tự luận, bài trắc nghiệm khách quan, bài tiểu

luận, báo cáo,...

– Đánh giá thông qua vấn đáp: câu hỏi vấn đáp, phỏng vấn, thuyết trình,...

– Đánh giá thông qua quan sát: quan sát thái độ, hoạt động của HS qua bài thực

hành thí nghiệm, thảo luận nhóm, học ngoài thực địa, tham quan các cơ sở khoa học,

cơ sở sản xuất, thực hiện dự án vận dụng kiến thức vào thực tiễn,... bằng một số công

cụ như sử dụng bảng quan sát, bảng kiểm, hồ sơ học tập,...

2

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ SÁCH GIÁO KHOA

MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN LỚP 7

2.1. Quan điểm tiếp cận, biên soạn

SGK môn KHTN được biên soạn theo các quan điểm chủ đạo sau đây:

– Tuân thủ định hướng đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục phổ thông theo mục

tiêu chuyển nền giáo dục chú trọng truyền thụ tri thức sang nền giáo dục phát triển

toàn diện PC và NL của HS và thực hiện đầy đủ các tiêu chuẩn SGK do Bộ Giáo dục

và Đào tạo ban hành ngày 22/12/2017.

– Tư tưởng chủ đạo, xuyên suốt trong SGK KHTN 7 được thể hiện qua thông điệp

“Kết nối tri thức với cuộc sống”. Theo thông điệp này, các tác giả thể hiện quan điểm

đổi mới SGK theo mô hình coi trọng phát triển PC và NL của người học, nhưng không

xem nhẹ vai trò của kiến thức. Kiến thức trong SGK phải là “chất liệu” quan trọng

nhằm đến mục tiêu của giáo dục là giúp HS hình thành và phát triển các PC và NL cần

có trong cuộc sống hiện tại và tương lai.

Theo cách tiếp cận đó, các kiến thức được lựa chọn để đưa vào sách phải đảm bảo:

26

BỘ SÁCH: KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG

+ Phản ánh những vấn đề của cuộc sống, cập nhật những thành tựu của khoa học,

công nghệ, phù hợp với văn hoá và thực tiễn Việt Nam.

+ Có nhiều ứng dụng thực tế và có tác dụng tích cực đến việc phát triển PC và NL

của HS.

+ Có tính điển hình cao.

+ Có ý nghĩa trong hiện tại và cả trong tương lai.

+ Phù hợp với yêu cầu của CT, với đặc điểm tâm sinh lí và trải nghiệm của lứa tuổi

thiếu niên.

+ Tạo điều kiện thuận lợi để GV có thể tổ chức các hoạt động dạy và học nhằm

phát triển toàn diện PC và NL của HS. Các tác giả coi đây là một trong những ưu tiên

hàng đầu của cuốn sách; cố gắng làm cho các bài học trong sách trở thành một chuỗi

các hoạt động học tập đa dạng từ quan sát, tìm tòi, khám phá, đưa ra dự đoán khoa

học, thực hiện phương án thí nghiệm kiểm tra dự đoán, đến vận dụng kiến thức thu

được vào việc giải quyết các vấn đề của môn học cũng như của thực tế cuộc sống.

– Các kiến thức được lựa chọn được trình bày theo quan điểm tinh giản. Cụ thể là:

+ Tập trung vào nội dung cơ bản.

+ Loại bỏ, lược bỏ những chi tiết phức tạp, chưa thực sự cần thiết cho việc hình

thành kiến thức cơ bản, ít có ứng dụng trong thực tiễn cuộc sống.

+ Không mở rộng phạm vi nội dung kiến thức chính thức của bài ra ngoài các yêu

cầu cần đạt quy định trong CT.

+ Tận dụng tính tích hợp của KHTN để tránh sự trùng lặp các kiến thức cùng có

trong các phân môn khác nhau của KHTN.

+ Đơn giản hoá nội dung kiến thức tới mức tối đa có thể cho phù hợp với trình độ

tiếp thu của HS, với điều kiện dạy và học hiện nay ở nước ta.

2.2. Giới thiệu, phân tích cấu trúc sách, cấu trúc bài học

2.2.1. Phân tích ma trận Nội dung – Hoạt động – Năng lực

Những sự khác biệt của CT 2018 so với các CT 2006 là đề cao việc dạy học hướng

tới xác định được các NL cần được hình thành và phát triển ở người học từ đó lựa

chọn nội dung kiến thức về trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng ở sinh vật một

cách phù hợp để giải thích các hiện tượng sống, nhờ đó giúp HS lựa chọn các hoạt

động học tập tốt nhất.

Việc xây dựng ma trận Nội dung – Hoạt động – Năng lực là cần thiết. Chương trình

KHTN 7 chia các NL cần phải hình thành và phát triển ở HS thành hai nhóm: nhóm

các NL chung và nhóm các NL chuyên ngành. Mỗi NL trong từng nhóm lại được phân

thành các biểu hiện ở những cấp độ khác nhau, khá phức tạp. Trong ma trận Nội dung

27

TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN SỬ DỤNG SÁCH GIÁO KHOA MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN LỚP 7

– Hoạt động – Năng lực chỉ lựa chọn các NL chính và các biểu hiện cũng như mức

độ cơ bản và dễ gặp nhất. Dưới đây là tên gọi các NL và các kí hiệu viết tắt được dùng

trong ma trận:

(1) Nhóm các NL chung (NLC)

i. Năng lực tự chủ, tự học (TC, TH).

ii. Năng lực giao tiếp và hợp tác (GT, HT).

iii. Năng lực giải quyết vấn đề (GQVĐ).

(2) Nhóm các năng lực chuyên ngành Khoa học tự nhiên (NL KHTN)

i. Nhận biết kiến thức khoa học tự nhiên (KH1). Năng lực này có 3 cấp độ biểu hiện

là KH1.1; KH1.2 và KH1.3.

ii. Tìm tòi khám phá khoa học tự nhiên (KH2). Năng lực này cũng có 3 cấp độ:

KH2.1; KH2.2; KH2.3.

iii. Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học (KH3). Năng lực này chỉ có 2 cấp độ là

KH3.1 và KH3.2.

(Có thể đọc chi tiết các tên gọi và các đặc điểm để nhận dạng các NL trình bày ở

trên trong “Chương trình giáo dục phổ thông 2018 môn KHTN)

Bảng 2.1. Ma trận Nội dung – Hoạt động – Năng lực của sách giáo khoa KHTN 7

Nội dung

Hoạt động

Năng lực

KHTN

Năng lực chung

GT,

HT

GQVĐ

TC,

TH

Bài 1. Mở đầu

(5 tiết)

– Trình bày và vận dụng được một số phương pháp và kĩ

năng trong học tập môn KHTN:

+ Phương pháp tìm hiểu tự nhiên;

+ Thực hiện được các kĩ năng tiến trình: quan sát, phân

loại, liên kết, đo, dự báo.

KH1.2;

KH1.3

KH2.1

KH2.2

u

u

u

Chương 1. Nguyên tử. Sơ lược bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học

Bài 2.

Nguyên tử

– Trình bày được mô hình nguyên tử của Rutherford – Bohr

(mô hình sắp xếp electron trong các lớp vỏ nguyên tử).

– Nêu được khối lượng của một nguyên tử theo đơn vị quốc

tế amu (đơn vị khối lượng nguyên tử).

KH1.2

KH1.1

u

u

u

Bài 3. Nguyên

tố hoá học

– Phát biểu được khái niệm về nguyên tố hoá học và kí hiệu

nguyên tố hoá học.

– Viết được công thức hoá học và đọc được tên của 20

nguyên tố đầu tiên.

KH1.2

KH1.3

KH2.1

u

u

u

28

BỘ SÁCH: KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG

Nội dung

Hoạt động

Năng lực

KHTN

Năng lực chung

GT,

HT

GQVĐ

TC,

TH

Bài 4.

Sơ lược về

bảng tuần

hoàn các

nguyên tố

hoá học

– Nêu được các nguyên tắc xây dựng bảng tuần hoàn các

nguyên tố hoá học.

– Mô tả được cấu tạo bảng tuần hoàn gồm: ô, nhóm, chu kì.

– Sử dụng được bảng tuần hoàn để chỉ ra các nhóm nguyên

tố/nguyên tố kim loại, các nhóm nguyên tố/nguyên tố phi

kim, nhóm nguyên tố khí hiếm trong bảng tuần hoàn.

KH1.1

KH1.2

KH1.3

u

u

u

Chương II. Phân tử. Liên kết hoá học

Bài 5.

Phân tử –

Đơn chất –

Hợp chất

– Nêu được khái niệm phân tử, đơn chất, hợp chất. Đưa ra

được một số ví dụ về đơn chất và hợp chất.

– Tính được khối lượng phân tử theo đơn vị amu.

KH1.2

KH2.1

KH1.3

u

u

u

Bài 6.

Giới thiệu về

liên kết hoá

học

– Nêu được mô hình sắp xếp electron trong vỏ nguyên tử

của một số nguyên tố khí hiếm; sự hình thành liên kết cộng

hoá trị theo nguyên tắc dùng chung electron để tạo ra lớp

vỏ electron của nguyên tố khí hiếm (Áp dụng được cho các

phân tử đơn giản như H

2

, Cl

2

, NH

3

, H

2

O, CO

2

, N

2

,...).

– Nêu được được sự hình thành liên kết ion theo nguyên

tắc cho và nhận electron để tạo ra ion có lớp vỏ electron

của nguyên tố khí hiếm (Áp dụng cho phân tử đơn giản như

NaCl, MgO,...).

– Chỉ ra được sự khác nhau về một số tính chất của chất ion

và chất cộng hoá trị.

KH1.2

KH1.3

KH1.2

KH1.3

KH1.1

u

u

u

Bài 7.

Hoá trị và

công thức hoá

học

– Trình bày được khái niệm về hoá trị (cho chất cộng hoá

trị). Cách viết công thức hoá học.

– Viết được công thức hoá học của một số chất và hợp chất

đơn giản thông dụng.

– Nêu được mối liên hệ giữa hoá trị của nguyên tố với công

thức hoá học.

– Tính được phần trăm (%) nguyên tố trong hợp chất khi

biết công thức hoá học của hợp chất.

– Xác định được công thức hoá học của hợp chất dựa vào

phần trăm (%) nguyên tố và khối lượng phân tử.

KH2.1

KH2.2

KH2.2

KH1.3

KH1.3

u

u

u

Chương III. Tốc độ

29

TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN SỬ DỤNG SÁCH GIÁO KHOA MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN LỚP 7

Nội dung

Hoạt động

Năng lực

KHTN

Năng lực chung

GT,

HT

GQVĐ

TC,

TH

Bài 8.

Tốc độ chuyển

động

– Nêu được ý nghĩa vật lí của tốc độ, xác định được tốc

độ qua quãng đường vật đi được trong khoảng thời gian

tương ứng, tốc độ = quãng đường vật đi/thời gian đi quãng

đường đó.

– Liệt kê được một số đơn vị đo tốc độ thường dùng.

KH1.2

KH1.1

u

u

u

Bài 9.

Đo tốc độ

Mô tả được sơ lược cách đo tốc độ bằng đồng hồ bấm giây

và cổng quang điện trong dụng cụ thực hành ở nhà trường;

thiết bị “bắn tốc độ” trong kiểm tra tốc độ các phương tiện

giao thông.

KH1.3

u

u

u

Bài 10.

Đồ thị quãng

đường –

thời gian

Vẽ được đồ thị quãng đường – thời gian cho chuyển

động thẳng.

Từ đồ thị quãng đường – thời gian cho trước, tìm được

quãng đường vật đi (hoặc tốc độ hay thời gian chuyển động

của vật).

KH1.3

KH1.3

u

u

u

Bài 11. Hướng

dẫn giải bài

tập liên quan

đến tốc độ và

thảo luận về

ảnh hưởng

của tốc độ

trong an toàn

giao thông

Dựa vào tranh ảnh (hoặc học liệu điện tử) thảo luận để nêu

được ảnh hưởng của tốc độ trong an toàn giao thông.

KH2.2

u

u

u

Chương IV. Âm thanh

Bài 12. Sóng

âm

Thực hiện thí nghiệm tạo sóng âm (như gảy đàn, gõ vào

thanh kim loại,...) để chứng tỏ được sóng âm có thể truyền

được trong chất rắn, lỏng, khí.

Giải thích được sự truyền sóng âm trong không khí.

KH2.2

KH2.3

u

u

u

Bài 13. Độ cao

và độ to của

âm

– Từ hình ảnh hoặc đồ thị xác định được biên độ và tần số

sóng âm.

– Nêu được đơn vị của tần số là héc (kí hiệu là Hz).

– Nêu được sự liên quan của độ to của âm với biên độ âm.

– Sử dụng nhạc cụ (hoặc dao động kí) chứng tỏ được độ cao

của âm liên hệ với tần số âm.

KH2.1

KH1.1

KH1.2

KH1.3

u

u

u

30

BỘ SÁCH: KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG

Nội dung

Hoạt động

Năng lực

KHTN

Năng lực chung

GT,

HT

GQVĐ

TC,

TH

Bài 14. Phản

xạ âm, chống

ô nhiễm tiếng

ồn

– Lấy được ví dụ về vật phản xạ âm tốt, vật phản xạ âm

kém.

– Giải thích được một số hiện tượng đơn giản thường gặp

trong thực tế về sóng âm; đề xuất được phương án đơn giản

để hạn chế tiếng ồn ảnh hưởng đến sức khoẻ.

KH1.3

KH1.3

u

u

u

Chương V. Ánh sáng

Bài 15. Năng

lượng ánh

sáng. Tia sáng,

vùng tối

– Thực hiện thí nghiệm thu được năng lượng ánh sáng; từ

đó, nêu được ánh sáng là một dạng của năng lượng.

– Thực hiện được thí nghiệm tạo ra mô hình tia sáng bằng

một chùm sáng hẹp song song.

– Vẽ được hình biểu diễn vùng tối do nguồn sáng rộng và

vùng tối do nguồn sáng hẹp.

KH2.2

KH2.2

KH1.3

u

u

u

Bài 16. Sự

phản xạ ánh

sáng

– Vẽ được hình biểu diễn và nêu được các khái niệm: tia

sáng tới, tia sáng phản xạ, pháp tuyến, góc tới, góc phản

xạ, mặt phẳng tới.

– Thực hiện được thí nghiệm rút ra định luật và phát biểu

được nội dung của định luật phản xạ ánh sáng.

– Phân biệt được phản xạ và phản xạ khuếch tán.

KH1.2

KH2.2

KH1.2

u

u

u

Bài 17. Ảnh

của vật qua

gương phẳng

– Vẽ được hình biển diễn và nêu được tính chất ảnh của vật

qua gương phẳng.

– Dựng được ảnh của một vật qua gương phẳng.

– Vận dụng được định luật phản xạ trong một số trường

hợp đơn giản.

KH1.3

KH1.3

KH1.3

u

u

u

Chương VI. Từ

Bài 18. Nam

châm

– Tiến hành thí nghiệm để nêu được: tác dụng của nam

châm đến các vật liệu khác nhau; sự định hướng của thanh

nam châm (kim nam châm).

– Xác định được cực Bắc và cực Nam của một thanh nam

châm.

KH2.2

KH2.3

u

u

u

31

TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN SỬ DỤNG SÁCH GIÁO KHOA MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN LỚP 7

Nội dung

Hoạt động

Năng lực

KHTN

Năng lực chung

GT,

HT

GQVĐ

TC,

TH

Bài 19. Từ

trường

– Nêu được vùng không gian bao quanh một nam châm

(hoặc dây dẫn mang dòng điện), mà vật liệu có tính chất từ

đặt trong nó chịu tác dụng lực từ, được gọi là từ trường.

– Nêu được khái niệm từ phổ và tạo được từ phổ bằng mạt

sắt và nam châm.

– Nêu được khái niệm đường sức từ và vẽ được đường sức

từ quanh một nam châm.

– Dựa vào ảnh hoặc hình vẽ khẳng định được Trái Đất có

từ trường.

– Nêu được cực Bắc địa từ và cực Bắc địa lí

không trùng nhau.

– Sử dụng la bàn để tìm hướng địa lí.

KH1.1

KH1.1

KH1.2

KH1.3

u

u

u

Bài 20. Chế

tạo nam châm

điện đơn giản

– Tiến hành thí nghiệm để nêu được: tác dụng của nam

châm đến các vật liệu khác nhau; sự định hướng của thanh

nam châm (kim nam châm).

– Xác định được cực Bắc và cực Nam của một thanh

nam châm.

KH2.2

KH2.3

u

u

u

Chương VII. Trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng ở sinh vật

Bài 21. Khái

quát về trao

đổi chất và

chuyển hoá

năng lượng.

– Phát biểu được khái niệm trao đổi chất và chuyển hoá

năng lượng.

– Nêu được vai trò của trao đổi chất và chuyển hoá năng

lượng.

KH1.1

KH2.2

u

u

Bài 22. Quang

hợp ở thực vật

– Nêu được khái niệm, nguyên liệu, sản phẩm của quang hợp.

– Viết được phương trình quang hợp.

– Nêu được mối quan hệ giữa trao đổi chất và chuyển hoá

năng lượng trong quang hợp.

– Nêu được vai trò của lá cây với chức năng quang hợp.

KH2.1

KH2.2

KH3.1

u

u

u

Bài 23. Một

số yếu tố ảnh

hưởng đến

quang hợp

– Vận dụng hiểu biết về quang hợp để giải thích được ý

nghĩa thực tiễn của việc trồng và bảo vệ cây xanh.

Nêu

được

một

số

yếu

tố

chủ

yếu

ảnh

hưởng

đến

quang hợp.

KH2.1

KH

3.1/3.2

u

u

u

32

BỘ SÁCH: KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG

Nội dung

Hoạt động

Năng lực

KHTN

Năng lực chung

GT,

HT

GQVĐ

TC,

TH

Bài 24. Thực

hành: Chứng

minh quang

hợp ở cây

xanh

Tiến hành thí nghiệm chứng minh quang hợp ở cây xanh.

KH3.1

u

u

u

Bài 25. Hô hấp

tế bào

Mô tả được một cách tổng quát quá trình hô hấp ở tế bào (ở

thực vật và ở động vật):

– Nêu được khái niệm.

– Viết được phương trình hô hấp dạng chữ.

– Thể hiện được hai chiều tổng hợp và phân giải chất hữu

cơ ở tế bào.

KH2.1

KH3.1

u

u

u

Bài 26. Một

số yếu tố ảnh

hưởng đến hô

hấp tế bào

– Nêu được một số yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến hô hấp

tế bào.

– Vận dụng hiểu biết về hô hấp tế bào để giải thích một số

hiện tượng trong thực tiễn.

KH3.1

KH3.2

u

u

u

Bài 27. Thực

hành: Hô hấp

tế bào ở thực

vật

Tiến hành được thí nghiệm về hô hấp tế bào ở thực vật thông

qua sự nảy mầm của hạt.

KH3.1

u

u

u

Bài 28. Trao

đổi khí ở sinh

vật

– Sử dụng hình ảnh để mô tả được quá trình trao đổi khí qua

tế bào khí khổng ở lá.

– Dựa vào hình vẽ, mô tả được cấu tạo khí khổng và nêu

được chức năng của khí khổng.

– Dựa vào sơ đồ khái quát, mô tả được đường đi của khí qua

các cơ quan của hệ hô hấp ở động vật (ví dụ ở người).

KH3.2

u

u

u

Bài 29. Vai

trò của nước

và chất dinh

dưỡng đối với

sinh vật

– Dựa vào sơ đồ (hoặc mô hình), nêu được thành phần hoá

học, cấu trúc và tính chất của nước.

– Nêu được vai trò của nước và các chất dinh dưỡng đối với

cơ thể sinh vật.

KH2.1

KH2.2

u

u

u

33

TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN SỬ DỤNG SÁCH GIÁO KHOA MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN LỚP 7

Nội dung

Hoạt động

Năng lực

KHTN

Năng lực chung

GT,

HT

GQVĐ

TC,

TH

Bài 30. Trao

đổi nước và

chất dinh

dưỡng ở thực

vật

– Dựa vào sơ đồ đơn giản mô tả được con đường hấp thụ,

vận chuyển nước và chất khoáng từ môi trường ngoài vào

miền lông hút, vào rễ, lên thân và lá cây.

– Dựa vào sơ đồ, hình ảnh phân biệt được sự vận chuyển các

chất trong mạch gỗ từ rễ lên lá cây và từ lá xuống các cơ quan

trong mạch rây.

– Nêu được vai trò của thoát hơi nước ở lá và hoạt động

đóng, mở khí khổng.

– Nêu được một số yếu tố ảnh hưởng đến sự trao đổi nước và

chất dinh dưỡng ở thực vật.

– Vận dụng được những hiểu biết về trao đổi chất và chuyển

hoá năng lượng ở thực vật vào thực tiễn (ví dụ: giải thích việc

tưới nước và bón phân hợp lí cho cây).

KH2.2.

KH3.1

KH3.2

u

u

u

Bài 31. Trao

đổi nước và

chất dinh

dưỡng ở động

vật

– Dựa vào sơ đồ khái quát, mô tả được con đường thu nhận

và tiêu hoá thức ăn trong ống tiêu hoá ở động vật (đại diện

ở người).

– Trình bày được con đường trao đổi nước và nhu cầu sử

dụng nước ở động vật.

– Mô tả được quá trình vận chuyển các chất ở động vật, lấy

ví dụ cụ thể hai vòng tuần hoàn ở người.

– Vận dụng những hiểu biết về trao đổi chất và năng lượng

ở động vật vào thực tiễn (ví dụ về dinh dưỡng và vệ sinh ăn

uống,...)

KH3.2

u

u

u

Bài 32. Thực

hành: Chứng

minh thân vận

chuyển nước

và lá thoát hơi

nước

– Tiến hành được thí nghiệm chứng minh thân vận chuyển

nước và lá thoát hơi nước.

KH3.1

u

u

u

Chương VIII. Cảm ứng ở sinh vật

Bài 33. Cảm

ứng ở sinh vật

và tập tính ở

động vật

– Phát biểu được khái niệm

– Lấy được ví dụ

– Nêu được vai trò

KH

3.1/3.2

u

u

u

34

BỘ SÁCH: KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG

Nội dung

Hoạt động

Năng lực

KHTN

Năng lực chung

GT,

HT

GQVĐ

TC,

TH

Bài 34. Vận

dụng hiện

tượng cảm

ứng ở sinh vật

vào thực tiễn

Vận dụng được kiến thức về cảm ứng vào thực tiễn

KH3.1

u

u

u

Bài 35. Thực

hành: Cảm

ứng ở sinh vật

– Trình bày được cách làm thí nghiệm.

– Thực hành quan sát, ghi chép và trình bày được kết quả

quan sát.

KH2.1

KH3.1

u

u

u

Chương IX. Sinh trưởng và phát triển ở sinh vật

Bài 36. Khái

quát về sinh

trưởng và phát

triển của sinh

vật

– Phát biểu được khái niệm sinh trưởng và phát triển

ở sinh vật.

– Nêu được mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển.

– Chỉ ra được mô phân sinh trên sơ đồ cắt ngang thân cây

hai lá mầm và trình bày được chức năng của mô phân sinh

làm cây lớn lên.

– Dựa vào hình vẽ vòng đời của một sinh vật, trình bày

được các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của sinh vật đó.

KH

3.1/3.2

u

u

u

Bài 37. Ứng

dụng sinh

trưởng và phát

triển ở sinh

vật vào thực

tiễn

– Nêu được các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến sinh trưởng

và phát triển ở sinh vật (nhân tố nhiệt độ, ánh sáng, nước,

chất dinh dưỡng).

– Trình bày được một số ứng dụng sinh trưởng và phát triển

trong thực tiễn (ví dụ: điều hoà sinh trưởng và phát triển ở

sinh vật bằng cách sử dụng chất kích thích hoặc điều khiển

yếu tố môi trường).

– Vận dụng được những hiểu biết về sinh trưởng và phát

triển của sinh vật để giải thích một số hiện tượng thực tiễn

(ví dụ: tiêu diệt muỗi ở giai đoạn ấu trùng, phòng trừ sâu

bệnh, chăn nuôi).

KH3.1

u

u

u

Bài 38. Thực

hành: Quan

sát, mô tả sự

sinh trưởng

và phát triển

ở một số sinh

vật

– Thực hành quan sát và mô tả được sự sinh trưởng, phát

triển ở một số thực vật, động vật.

– Tiến hành được thí nghiệm chứng minh cây có sự sinh

trưởng

KH2.1

KH3.1

u

u

u

35

TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN SỬ DỤNG SÁCH GIÁO KHOA MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN LỚP 7

Nội dung

Hoạt động

Năng lực

KHTN

Năng lực chung

GT,

HT

GQVĐ

TC,

TH

Chương X. Sinh sản ở sinh vật

Bài 39. Sinh

sản vô tính ở

sinh vật

– Phát biểu được khái niệm.

– Phân biệt được các hình thức sinh sản sinh dưỡng ở

thực vật

– Lấy được ví dụ.

– Nêu được vai trò.

– Trình bày được ứng dụng.

KH.2

u

u

u

Bài 40. Sinh

sản hữu tính ở

sinh vật

– Nêu được khái niệm.

– Phân biệt được các hình thức sinh sản.

– Mô tả được quá trình sinh sản hữu tính ở thực vật.

– Mô tả được cấu tạo và hoạt động các cơ quan sinh sản của

sinh vật.

– Mô tả được khái quát quá trình sinh sản.

– Nêu được vai trò của sinh sản hữu tính.

KH3.1

u

u

u

Bài 41. Một

số yếu tố ảnh

hưởng và

điều hoà, điều

khiển sinh sản

ở sinh vật

– Nêu được yếu tố ảnh hưởng đến sinh sản.

– Vận dụng vào trong thực tiễn đời sống.

KH2.1

u

u

u

Bài 42. Cơ thể

sinh vật là

một thể thống

nhất

Dựa vào sơ đồ chứng minh cơ thể sinh vật là một thể

thống nhất.

KH2.2

u

u

u

2.2.2. Cấu trúc sách giáo khoa Khoa học tự nhiên 7

Cuốn SGK KHTN 7 gồm 10 chương và 42 bài học. Bài mở đầu là phương pháp và

kĩ năng học tập môn KHTN. 41 bài học được phân theo các mạch nội dung quy định

trong CT, tập hợp theo ba nhóm chủ đề là: Chất và sự biến đổi chất (chương I, II);

Năng lượng và sự biến đổi (chương III, IV, V, VI); Vật sống (chương VII, VIII, IX, X).

Cuối sách là phần Giải thích một số thuật ngữ dùng trong sách.

Các hình ảnh, biểu bảng, sơ đồ đưa ra ý tưởng và là một phần nội dung trong việc

trình bày kiến thức.

36

BỘ SÁCH: KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG

Bảng 2.2. Cấu trúc sách giáo khoa KHTN 7 và khung kế hoạch bài học

Tên chương

Tên bài học

Số tiết

Mở đầu

(5 tiết)

Bài 1. Phương pháp và kĩ năng học tập môn KHTN

5

CHỦ ĐỀ: CHẤT VÀ SỰ BIẾN ĐỔI CHẤT

Chương I – Nguyên

tử. Sơ lược về bảng

tuần hoàn các

nguyên tố hoá học

(16 tiết)

Bài 2. Nguyên tử

6

Bài 3. Nguyên tố hoá học

3

Bài 4. Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học

7

Chương II – Phân tử

Liên kết hoá học

(11 tiết)

Bài 5. Phân tử – Đơn chất – Hợp chất

4

Bài 6. Giới thiệu về liên kết hoá học

4

Bài 7. Hoá trị và công thức hoá học

3

CHỦ ĐỀ: NĂNG LƯỢNG VÀ SỰ BIẾN ĐỔI

Chương III – Tốc độ

(11 tiết)

Bài 8. Tốc độ chuyển động

2

Bài 9. Đo tốc độ

3

Bài 10. Đồ thị quãng đường – thời gian

2

Bài 11. Hướng dẫn giải bài tập liên quan đến tốc độ và thảo luận về ảnh hưởng

của tốc độ trong an toàn giao thông

4

Chương IV – Âm

thanh

(10 tiết)

Bài 12. Sóng âm

3

Bài 13. Độ cao và độ to của âm

3

Bài 14. Phản xạ âm, chống ô nhiễm tiếng ồn

4

Chương V – Ánh sáng

(10 tiết)

Bài 15. Năng lượng ánh sáng. Tia sáng, vùng tối

3

Bài 16. Sự phản xạ ánh sáng

3

Bài 17. Ảnh của vật qua gương phẳng

4

Chương VI – Từ

(10 tiết)

Bài 18. Nam châm

3

Bài 19. Từ trường

4

Bài 20. Chế tạo nam châm điện đơn giản

3

37

TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN SỬ DỤNG SÁCH GIÁO KHOA MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN LỚP 7

Tên chương

Tên bài học

Số tiết

CHỦ ĐỀ: VẬT SỐNG

Chương VII – Trao đổi

chất và chuyển hoá

năng lượng ở sinh

vật (30 tiết)

Bài 21. Khái quát về trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng

2

Bài 22. Quang hợp ở thực vật

2

Bài 23. Một số yếu tố ảnh hưởng đến quang hợp

2

Bài 24. Thực hành: Chứng minh quang hợp ở cây xanh

2

Bài 25. Hô hấp tế bào

2

Bài 26. Một số yếu tố ảnh hưởng đến hô hấp tế bào

2

Bài 27. Thực hành: Hô hấp tế bào ở thực vật

2

Bài 28. Trao đổi khí ở sinh vật

3

Bài 29. Vai trò của nước và chất dinh dưỡng đối với sinh vật

3

Bài 30. Trao đổi nước và chất dinh dưỡng ở thực vật

4

Bài 31. Trao đổi nước và chất dinh dưỡng ở động vật

4

Bài 32. Thực hành: Chứng minh thân vận chuyển nước và lá thoát hơi nước

2

Chương VIII – Cảm

ứng ở sinh vật

(6 tiết)

Bài 33. Cảm ứng ở sinh vật và tập tính ở động vật

2

Bài 34. Vận dụng hiện tượng cảm ứng ở sinh vật vào thực tiễn

2

Bài 35. Thực hành: Cảm ứng ở sinh vật

2

Chương IX– Sinh

trưởng và phát triển

ở sinh vật (7 tiết)

Bài 36. Khái quát về sinh trưởng và phát triển của sinh vật

2

Bài 37. Ứng dụng sinh trưởng và phát triển ở sinh vật vào thực tiễn

3

Bài 38. Thực hành: Quan sát, mô tả sự sinh trưởng và phát triển ở một số

sinh vật

2

Chương X – Sinh sản

ở sinh vật (10 tiết)

Bài 39. Sinh sản vô tính ở sinh vật

3

Bài 40. Sinh sản hữu tính ở sinh vật

3

Bài 41. Một số yếu tố ảnh hưởng và điều hoà, điều khiển sinh sản ở sinh vật

3

Bài 42. Cơ thể sinh vật là một thể thống nhất

1

Kiểm tra, đánh giá

14

2.2.3. Cấu trúc bài học

Các bài học trong SGK KHTN 7 cũng có cấu trúc chung 3 phần giống các bài trong

SGK KHTN 6:

Mở đầu: Hoạt động khởi động có sự tham gia của HS nhằm phản ánh nội dung

38

BỘ SÁCH: KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG

sẽ học; nêu tình huống có vấn đề của bài; khơi dậy trí tò mò của HS; làm bộc lộ các ý

niệm ban đầu chưa chính xác, chưa đầy đủ của HS về nội dung sẽ học.

Thân bài: Trình bày các hoạt động học tập đa dạng về nội dung và hình thức giúp

HS tìm tòi, khám phá kiến thức mới và vận dụng vào việc giải quyết những vấn đề của

học tập cũng như của đời sống.

– Kết thúc bài: Chốt về kiến thức và phát triển năng lực.

Ví dụ minh hoạ:

– Mở đầu:

39

TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN SỬ DỤNG SÁCH GIÁO KHOA MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN LỚP 7

+ Phản ánh nội dung sẽ học trong bài: Bài 8. Tốc độ chuyển động

+ Nêu tình huống có vấn đề: Bài 10. Đồ thị quãng đường – thời gian

+ Khơi dậy trí tò mò của HS: Bài 12. Sóng âm

+ Làm bộc lộ ý niệm ban đầu của HS: Bài 20. Chế tạo nam châm điện đơn giản

– Thân bài: Ví dụ về tổ chức các hoạt động học tập để giúp HS phát hiện ra kiến thức

mới: Bài 17. Ảnh của vật qua gương phẳng.

40

BỘ SÁCH: KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG

– Kết thúc bài: Bài 9. Đo tốc độ

41

TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN SỬ DỤNG SÁCH GIÁO KHOA MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN LỚP 7

2.3. Phương pháp dạy học/tổ chức hoạt động

2.3.1. Những yêu cầu cơ bản về phương pháp dạy học môn KHTN

Các nhóm NL chung cũng như NL đặc thù của môn KHTN chỉ có thể hình thành

và phát triển tốt với các phương pháp và hình thức dạy học tích cực theo các định

hướng sau đây:

– Để phát triển NL nhận thức KHTN cần tạo cho HS cơ hội huy động những hiểu

biết, kinh nghiệm sẵn có để tham gia hình thành kiến thức mới. Chú ý tổ chức các hoạt

động trong đó HS có thể diễn đạt hiểu biết của mình bằng cách so sánh, phân loại, hệ

thống hoá kiến thức, vận dụng kiến thức đã học để giải thích các sự vật, hiện tượng,

giải quyết vấn đề qua đó kết nối được kiến thức mới với hệ thống kiến thức đã có.

– Để phát triển NL tìm hiểu, khám phá tự nhiên cần tạo điều kiện cho HS đưa ra

câu hỏi, nêu vấn đề cần tìm hiểu, tạo cơ hội để HS tham gia vào quá trình khám phá

kiến thức mới, từ thu thập sự kiện, số liệu đến đề xuất và kiểm tra sự đoán, xử lí và

đánh giá kết quả thu được.

GV cần vận dụng một số phương pháp dạy học đặc thù có ưu thế trong việc phát

triển thành phần NL này như: Dạy học tìm tòi, khám phá; Dạy học nêu vấn đề; Dạy

học theo dự án; Phương pháp thực nghiệm;… Việc phát triển thành phần NL này

cũng đòi hỏi GV tạo cơ hội cho HS hình thành và phát triển kĩ năng lập kế hoạch, hợp

tác trong hoạt động nhóm, kĩ năng giao tiếp, thảo luận, tranh luận, báo cáo,...

– Để phát triển NL vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học, GV cần tạo cơ hội cho HS

đề xuất, tiếp cận với các tình huống thực tiễn, đọc, thu thập các thông tin về các vấn đề

thực tiễn có liên quan đến những kiến thức và kĩ năng đã học để có thể sử dụng những

kiến thức và kĩ năng này trong việc giải thích, đưa ra giải pháp giải quyết vấn đề.

42

BỘ SÁCH: KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG

– Các phương pháp dạy học có ưu thế trong việc hình thành và phát triển thành

phần NL này cũng chính là các phương pháp dạy học vừa nêu ở trên. Cần chú ý tạo

điều kiện cho HS cơ hội liên hệ vận dụng kiến thức, kĩ năng tích hợp trong KHTN

cũng như kiến thức, kĩ năng của các môn học khác, đặc biệt là Toán và Công nghệ vào

việc giải quyết các vấn đề thực tiễn. Giáo dục STEM cần được coi là biện pháp hữu

hiệu để thực hiện yêu cầu trên.

2.3.2. Hướng dẫn và gợi ý phương pháp, cách thức tổ chức các hoạt động dạy học

– Dạy học tìm tòi, khám phá (DHTTKP) là phương pháp dạy học nhằm cung cấp

cho HS cơ hội trải nghiệm quá trình nghiên cứu khoa học, từ quan sát, thu thập dữ

liệu, đề xuất giả thuyết, xây dựng phương án thí nghiệm và thực hiện thí nghiệm để

kiểm tra giả thuyết, rút ra kết luận. Thông qua hoạt động này HS sẽ tự điều chỉnh quan

niệm trước đó của mình về các sự vật, hiện tượng để hình thành kiến thức mới.

Các bước của DHTTKP gồm:

1. Đặt ra các câu hỏi khoa học.

2. Đưa ra giả thuyết/dự đoán khoa học làm cơ sở cho việc trả lời câu hỏi khoa học.

3. Tiến hành thí nghiệm kiểm tra giả thuyết/dự đoán khoa học.

4. Rút ra kết luận.

5. Báo cáo, bảo vệ kết quả nghiên cứu.

– Dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề (DHPH&GQVĐ) là phương pháp dạy học

yêu cầu HS học cách phát hiện và giải quyết vấn đề một cách khoa học. Các bước của

DHPH&GQVĐ gồm:

1. Phát hiện vấn đề và phát biểu vấn đề cần nghiên cứu.

2. Đề xuất giải pháp giải quyết vấn đề.

3. Thực hiện giải quyết vấn đề theo giải pháp đã đề xuất.

4. Thảo luận và rút ra kết luận.

5. Báo cáo kết quả nghiên cứu.

– Dạy học dự án (DHDA) được coi là phương pháp dạy học của kiểu học tích

hợp việc học để biết với việc học để làm. Trong phương pháp dạy học này GV không

những phải tạo điều kiện cho HS hình thành và phát triển kiến thức và kĩ năng thông

qua nội dung chương trình học tập, mà còn áp dụng những gì họ đã học tập vào việc

giải quyết vấn đề thiết thực của cuộc sống, tạo ra sản phẩm có ý nghĩa. Các bước của

DHDA gồm:

43

TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN SỬ DỤNG SÁCH GIÁO KHOA MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN LỚP 7

1. Lập kế hoạch dự án (đề xuất ý tưởng, chọn dự án, xác định mục tiêu, kế hoạch

triển khai, phân công công việc trong nhóm).

2. Thực hiện dự án.

3. Trình bày, bảo vệ dự án (Báo cáo về sản phẩm, đánh giá sản phẩm,...).

2.3.3. Một số lưu ý chung khi tổ chức hoạt động dạy học

Tổ chức dạy học: Môn KHTN là sự tích hợp của 3 môn: Vật lí, Hoá học và Sinh học.

Cho tới nay, các trường sư phạm của chúng ta vẫn chưa đào tạo được GV dạy tích hợp

3 môn và cũng chưa có những lớp tập huấn dài ngày để giúp các GV Lí, Hoá, Sinh trở

thành GV dạy môn KHTN. Do đó trong giai đoạn trước mắt, GV dạy môn nào sẽ dạy

những chương của SGK KHTN 7 có nội dung thuộc lĩnh vực của bộ môn đó. Riêng Bài

1 là nội dung tích hợp kiến thức của cả ba phân môn Hoá học – Vật lí – Sinh học, nên

GV ba phân môn phối hợp thực hiện.

Tổ chức dạy học thí nghiệm: Việc bồi dưỡng cho HS phương pháp nhận thức được

dùng phổ biến trong nghiên cứu khoa học là thành phần quan trọng trong việc hình

thành những kiến thức cơ bản về KHTN ở trường phổ thông. Thí nghiệm là một bộ

phận của phương pháp thực nghiệm, trong quá trình tiến hành thí nghiệm, HS sẽ

được làm quen và vận dụng các phương pháp nghiên cứu để khám phá thế giới tự

nhiên. Hoạt động thực hành thí nghiệm hiện nay thường hướng dẫn HS tiến hành

thí nghiệm theo các bước và các thao tác cụ thể, nên việc sử dụng thí nghiệm trong

dạy học chưa thực hiện đúng vai trò của nó. Những đổi mới hoạt động thực hành thí

nghiệm theo hướng tìm tòi, tạo điều kiện cho HS trải qua các giai đoạn của các giai

đoạn nghiên cứu theo các nhà khoa học, để HS khám phá ra các kiến thức, tái tạo lại,

biến chúng thành năng lực của bản thân. Các hoạt động thực hành thí nghiệm cần chú

ý đến phát triển của kĩ năng như: quan sát hiện tượng, phát hiện vấn đề nghiên cứu,

đặt câu hỏi nghiên cứu, đề xuất giả thuyết, thiết kế phương án thí nghiệm, tiến hành

thí nghiệm, xử lí kết quả thu được từ thí nghiệm. Khi HS chưa có hoặc có ít hiểu biết

về các thiết bị thí nghiệm thì cần trang bị cho HS kiến thức về chức năng, nguyên lí

hoạt động của các thiết bị thí nghiệm và biết cách sử dụng các thiết bị đó để đo các

đại lượng. Trên cơ sở đó, HS tiến hành các hoạt động như: thiết kế phương án, lập kế

hoạch thí nghiệm, thu thập và xử lí số liệu và khái quát những tính chất, mối liên hệ

phổ biến, có tính chất quy luật của quá trình tự nhiên được nghiên cứu. Thông qua

hoạt động thực hành thí nghiệm bồi dưỡng năng lực sáng tạo của HS, khơi gợi sự

hứng thú, lòng ham muốn nghiên cứu, tạo niềm vui của sự thành công khi giải quyết

được nhiệm vụ đặt ra, góp phần tạo động lực quá trình học tập của HS.

44

BỘ SÁCH: KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG

Thời lượng dành cho một bài học: Vì có nhiều bài trong SGK KHTN7 được viết để

dạy trong 2 tiết, nhiều bài phối hợp lí thuyết và thực hành cần nhiều thời gian, nên cần

sắp xếp thời khoá biểu môn KHTN thuận lợi cho một bài học.

Thiết bị và phương tiện dạy học: Đây là những yếu tố mang tính quyết định đến

chất lượng dạy và học môn KHTN.

2.3.4. Minh hoạ cụ thể về đổi mới phương pháp dạy học trong sách giáo khoa

Khoa học tự nhiên 7

a) Việc đổi mới phương pháp dạy học trong SGK KHTN 7 được thực hiện theo

những định hướng sau:

(1) Dạy học thông qua các hoạt động nhằm tích cực hoá quá trình học tập của HS,

rèn luyện tư duy sáng tạo cho HS. Cụ thể là:

– Kích thích óc tò mò khoa học, ham hiểu biết của HS bằng cách tạo ra các tình

huống có vấn đề (Dạy học nêu vấn đề).

– Thay đổi, phát triển những ý niệm, hiểu biết ban đầu thường chưa được đầy đủ và

chính xác của HS để đạt được kiến thức mới đầy đủ và chính xác hơn (Dạy học kiến tạo).

– Giảm thuyết trình, tăng cường hỏi đáp tìm tòi, tạo ra các tình huống thảo luận,

tranh luận (Dạy học vấn đáp tìm tòi).

– Tăng cường các hoạt động thí nghiệm minh hoạ, chứng minh và thực hành, sử

dụng các phương tiện thông tin hiện đại.

(2) Dạy học coi trọng việc rèn luyện kĩ năng tự học cho HS.

(3) Dạy học kết hợp hài hoà giữa học tập cá nhân và học tập hợp tác theo nhóm.

(4) Dạy học phối hợp các hình thức hoạt động học tập trong và ngoài nhà trường,

trên lớp và ở nhà.

(5) Đa dạng hoá việc đánh giá kết quả học tập của HS.

b) Sau đây là một ví dụ đơn giản về đổi mới phương pháp dạy học trong việc hình

thành một khái niệm vật lí: khái niệm tốc độ. Trong đó, giới thiệu cách hình thành

khái niệm tốc độ/vận tốc trong SGK Vật lí 8 (CT GDPT 2006) và SGK KHTN 7 (CT

GDPT 2018).

SGK Vật lí 8 (CT GDPT 2006) :

45

TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN SỬ DỤNG SÁCH GIÁO KHOA MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN LỚP 7

– Phần mở đầu chỉ là sự thông báo về nội dung của bài mới, không phải là một hoạt

động yêu cầu HS tham gia.

– Phần hình thành khái niệm vận tốc (khái niệm vận tốc trong SGK Vật lí 8 (CT

2006) đã được sửa thành khái niệm tốc độ trong CT 2018). Các hoạt động học tập của

bài này được tổ chức dựa vào bảng 2.1 ghi kết quả chạy 60 m trong tiết Thể dục của một

nhóm HS. Câu hỏi dùng cho hoạt động này quá dễ (HS đã học ở môn Toán lớp 5), chưa

đủ để phát huy tính tích cực học tập của HS, chưa đủ để HS hiểu ý nghĩa vật lí của khái

niệm tốc độ. HS gần như không thu được kiến thức mới trong hoạt động này.

– Khái niệm vận tốc được hình thành từ bảng 2.1 là dựa vào sự so sánh thời gian

để chạy cùng một quãng đường 60 m không phù hợp với cách hình thành khái niệm

vận tốc trong vật lí là so sánh quãng đường đi được trong cùng một khoảng thời gian.

– Khái niệm vận tốc được hình thành hơi đột ngột: Yêu cầu HS từ bảng 2.1 tính

quãng đường chạy được trong 1 giây và thông báo: “Trong trường hợp này quãng

đường chạy được trong 1 giây gọi là vận tốc”. Nội dung này HS đã được học ở môn

Toán lớp 5. HS chưa thể hiểu tại sao gọi quãng đường chạy được trong 1 s là vận tốc.

– Phương pháp dạy học có đổi mới.

46

BỘ SÁCH: KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG

✳ SGK KHTN 7 (CT GDPT 2018):

Bạn A chạy 120 m hết 35 s. Bạn B chạy 140 m hết 40 s. Ai chạy nhanh hơn?

II – Đơn vị đo tốc độ

v

s

t

nên đơn vị đo tốc độ phụ thuộc vào đơn vị đo độ dài và đơn vị đo thời gian.

Bảng 8.1. Các đơn vị đo tốc độ thường dùng

Đơn vị đo độ dài

Mét (m)

Kilômét (km)

Đơn vị đo thời gian

Giây (s)

Giờ (h)

Đơn vị đo tốc độ

Mét trên giây (m/s)

Kilômét trên giờ (km/h)

Trong Hệ đo lường chính thức của nước ta, đơn vị đo tốc độ là m/s và km/h.

1 km/h =

1000

3600

1

3 6

m

s

,

m/s ≈ 0,28 m/s

1 m/s = 3,6 km/h.

– Trong thực tế, tốc độ chuyển động của một vật thường thay đổi nên đại lượng v =

s

t

còn được gọi một

cách đầy đủ là tốc độ trung bình của chuyển động.

– Mối quan hệ giữa 3 đại lượng trong công thức (8.1) được biểu diễn trong sơ đồ Hình 8.1: Từ hình này,

dễ dàng thấy

s

v t

.

;

v

s

t

;

t

s

v

.

Hình 8.1

Sơ đồ mối liên hệ quãng đường, vận tốc, thời gian

Bảng 8.2. Một số tốc độ thường gặp

Vật chuyển động

Tốc độ

(m/s)

Vật chuyển động

Tốc độ

(m/s)

Con rùa

0,055

Xe máy điện

7

Người đi bộ

1,5

Ô tô

14

Người đi xe đạp

4

Máy bay

200

s

v

t

Thương số

s

t

đặc trưng cho sự nhanh, chậm của chuyển động được gọi là tốc độ

chuyển động, gọi tắt là tốc độ.

46

– Phần mở đầu là một hoạt động yêu cầu mọi HS tham gia dưới hình thức hoạt

động nhóm. Hoạt động này được tổ chức dựa trên phương pháp dạy học kiến tạo

nhằm tìm hiểu những ý niệm, hiểu biết ban đầu mà HS có thể có về ý nghĩa của khái

niệm tốc độ mặc dù chưa được học nội dung này. Thực tế cho thấy không có HS nào

biết tốc độ là đại lượng đặc trưng cho sự nhanh/chậm của chuyển động khi chưa có gợi

ý của GV; đa số HS cho ý nghĩa của tốc độ nằm trong việc dùng đế tính quãng đường

đi được hoặc thời gian đi,... Nhiều HS đồng nhất hai khái niệm tốc độ và vận tốc.

– Phần tiếp theo là một chuỗi các hoạt động học tập (nhóm và cá nhân) giúp HS

phát hiện ra ý nghĩa và công thức tính tốc độ:

Hoạt động 1: Thông báo cho HS biết không phải chỉ có một cách mà có hai cách

xác định sự nhanh/chậm của chuyển động. Đây là hoạt động nhằm làm cho kiến thức

mà các em sẽ học gắn với kinh nghiệm sống hằng ngày. Mọi người đều biết trong cùng

một thời gian, ai đi được quãng đường dài hơn là người đó đi nhanh hơn; ai đi cùng

một quãng đường hết nhiều thời gian hơn là người đó đi chậm hơn. Để HS thấy được

47

TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN SỬ DỤNG SÁCH GIÁO KHOA MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN LỚP 7

ý nghĩa của hai cách làm này, SGK yêu cầu HS tìm thêm ví dụ về hai cách xác định sự

nhanh/chậm của chuyển động trong cuộc sống hằng ngày. Các em sẽ bất ngờ khi thấy

trong thực tế người ta dùng cách thứ hai nhiều hơn cách thứ nhất, nghĩa là khái niệm

tốc độ không phải là khái niệm được dùng nhiều trong cuộc sống.

Hoạt động 2: Hình thành khái niệm tốc độ

Tuỳ theo trình độ HS, GV có thể chọn cách hình thành khái niệm tốc độ khác nhau.

SGK KHTN 7 chọn cách trình bày đơn giản cho cả HS trung bình và dưới trung

bình: thông báo cho HS biết trong khoa học người ta dùng cách thứ nhất để xác định

sự nhanh/chậm của chuyển động, từ đó dẫn đến công thức tính tốc độ. Như vậy là

khái niệm tốc độ được hình thành gắn với sự nhanh/chậm của chuyển động theo quan

niệm hằng ngày. Đó chính là điều mà SGK muốn tập trung làm rõ.

Đối với những lớp khá và giỏi có thể nêu vấn đề để HS thảo luận xem tại sao khái

niệm tốc độ

s

v

t

mà các em học trong môn Toán lại là đại lượng đặc trưng cho sự

nhanh/chậm của chuyển động.

Hoạt động 3: Vận dụng

Yêu cầu HS giải một bài toán nhỏ bằng cả hai cách xác định sự nhanh/chậm của

chuyển động nêu trên.

Như vậy chỉ trong một đơn vị kiến thức nhỏ các phương pháp dạy học sau đây đã

được sử dụng:

– Phương pháp dạy học kiến tạo trong hoạt động khởi động.

– Phương pháp dạy học nêu vấn đề trong tình huống có hai cách xác định sự nhanh/

chậm của chuyển động và cách 2 lại là cách thông dụng.

– Phương pháp dạy học theo nhóm.

Còn một đổi mới phương pháp dạy học không được trình bày tường minh trong

SGK KHTN 7, chỉ được trình bày trong SGV KHTN 7. Đó là việc coi trọng việc hình

thành và phát triển các kĩ năng cần thiết trong việc học tập Vật lí. Ở đây là kĩ năng so

sánh các đại lượng vật lí và kĩ năng hình thành các đại lượng biến thiên theo thời gian.

– Việc so sánh các đại lượng vật lí chỉ có một thông số như độ dài, thời gian, thể

tích,... thì đơn giản, nhưng việc so sánh các đại lượng phụ thuộc vào nhiều thông số

như tốc độ, khối lượng riêng, áp suất,... thì phải tuân theo những quy tắc nhất định.

Trong việc hình thành khái niệm tốc độ, SGK đã đề cập đến một trong các quy tắc này:

“Để so sánh các đại lượng, các thuộc tính,... phụ thuộc nhiều thông số thì chỉ có thể

so sánh từng thông số một trong khi giữ các thông số còn lại không đổi (giống nhau).

Ví dụ, để so sánh sự nhanh/chậm của chuyển động thì không thể so sánh đồng thời

cả quãng đường đi được và thời gian, chỉ có thể so sánh một trong hai thông số trên,

thông số còn lại phải giống nhau. Đó chính là cách SGK trình bày trong phần đọc hiểu

của đơn vị kiến thức tốc độ.

48

BỘ SÁCH: KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG

Kĩ năng này rất cần thiết cho HS đặc biệt là trong việc thiết kế các phương án thí

nghiệm để tìm hiểu một đại lượng phụ thuộc nhiều thông số.

– Cách tìm hiểu các đại lượng biến thiên theo thời gian. Để xác định sự nhanh/

chậm trong việc thay đổi một đại lượng theo thời gian người ta dùng thương của đại

lượng đó và thời gian. Ví dụ, để xác định sự nhanh/chậm của chuyển động, tức sự

nhanh/chậm của việc thay đổi quãng đường đi được theo thời gian, người ta dùng

thương

; để xác định sự nhanh/chậm của việc thực hiện công, người ta dùng khái

niệm công suất

; … Nếu HS đã nắm chắc kĩ năng này thì sẽ không gặp khó khăn

khi học các khái niệm khác tương tự.

c) Đổi mới trong việc tổ chức dạy học thí nghiệm

Việc bồi dưỡng cho HS phương pháp nhận thức được dùng phổ biến trong nghiên

cứu khoa học là thành phần quan trọng trong việc hình thành những kiến thức cơ

bản về KHTN ở trường phổ thông. Thí nghiệm là một bộ phận của phương pháp thực

nghiệm, trong quá trình tiến hành thí nghiệm, HS sẽ được làm quen và vận dụng các

phương pháp nghiên cứu để khám phá thế giới tự nhiên. Hoạt động thực hành thí

nghiệm hiện nay thường hướng dẫn HS tiến hành thí nghiệm theo các bước và các

thao tác cụ thể, nên việc sử dụng thí nghiệm trong dạy học chưa thực hiện đúng vai trò

của nó. Những đổi mới hoạt động thực hành thí nghiệm theo hướng tìm tòi, tạo điều

kiện cho HS trải qua các giai đoạn của các giai đoạn nghiên cứu theo các nhà khoa

học, để HS khám phá ra các kiến thức, tái tạo lại, biến chúng thành năng lực của bản

thân. Các hoạt động thực hành thí nghiệm cần chú ý đến phát triển của kĩ năng như:

quan sát hiện tượng, phát hiện vấn đề nghiên cứu, đặt câu hỏi nghiên cứu, đề xuất giả

thuyết, thiết kế phương án thí nghiệm, tiến hành thí nghiệm, xử lí kết quả thu được từ

thí nghiệm. Khi HS chưa có hoặc có ít hiểu biết về các thiết bị thí nghiệm thì cần trang

bị cho HS kiến thức về chức năng, nguyên lí hoạt động của các thiết bị thí nghiệm và

biết cách sử dụng các thiết bị đó để đo các đại lượng. Trên cơ sở đó, HS tiến hành các

hoạt động như: thiết kế phương án, lập kế hoạch thí nghiệm, thu thập và xử lí số liệu

và khái quát những tính chất, mối liên hệ phổ biến, có tính chất quy luật của quá trình

tự nhiên được nghiên cứu. Thông qua hoạt động thực hành thí nghiệm bồi dưỡng

năng lực sáng tạo của HS, khơi gợi sự hứng thú, lòng ham muốn nghiên cứu, tạo niềm

vui của sự thành công khi giải quyết được nhiệm vụ đặt ra, góp phần tạo động lực quá

trình học tập của HS.

2.4. Hướng dẫn kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Khoa học tự nhiên lớp 7

2.4.1. Đánh giá theo định hướng tiếp cận phẩm chất và năng lực

Mục đích của đánh giá là thu thập thông tin chính xác, hợp thời về mức độ đạt tiêu

chuẩn kiến thức, kĩ năng, yêu cầu cần đạt về PC, NL của CT về sự tiến bộ của HS để

hướng dẫn hoạt động học tập của HS, điều chỉnh hoạt động của GV để bảo đảm sự

tiến bộ của từng HS, nâng cao chất lượng giảng dạy.

49

TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN SỬ DỤNG SÁCH GIÁO KHOA MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN LỚP 7

Căn cứ đánh giá là các yêu cầu cần đạt về kiến thức, kĩ năng, PC và NL quy định

trong CT môn KHTN.

Hình thức đánh giá là kết hợp đánh giá định tính và định lượng, đánh giá quá trình

và đánh giá giai đoạn, đánh giá thường xuyên, tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng,

đánh giá NL chung và năng lực đặc thù, năng lực tích hợp. Chú ý đúng mức đến đánh

giá kĩ năng thực hành KHTN của HS.

Phương pháp đánh giá phải đảm bảo độ tin cậy, tính khách quan, phù hợp với lứa

tuổi, không gây áp lực lên HS.

2.4.2. Gợi ý, ví dụ minh hoạ trong sách về đổi mới hình thức, phương pháp kiểm tra,

đánh giá, tự đánh giá

a) Kiểm tra, đánh giá thường xuyên:

– Kiểm tra, đánh giá thường xuyên được thực hiện trong quá trình dạy học và giáo

dục, nhằm kiểm tra, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện các nhiệm vụ học tập,

rèn luyện của HS theo chương trình môn học, hoạt động giáo dục trong CT GDPT

do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành;

– Kiểm tra, đánh giá thường xuyên được thực hiện theo hình thức trực tiếp hoặc

trực tuyến thông qua: hỏi – đáp, viết, thuyết trình, thực hành, thí nghiệm, sản phẩm

học tập;

– Đánh giá thông qua vấn đáp: trả lời các câu hỏi của GV trên lớp, thuyết trình, thảo

luận và tranh luận trên lớp,... Các câu hỏi trong phân Câu hỏi

và Hoạt động

trong SGK KHTN 7 đều có thể dùng để đánh giá trình độ của HS. Trong mỗi bài của

SGV KHTN 7 đều có mục hướng dẫn GV đánh giá HS qua từng câu hỏi và hoạt động

có trong SGK theo bốn mức độ từ thấp đến cao là: biết (B), hiểu (H), vận dụng 1 (VD1)

và vận dụng 2 (VD2).

– Đánh giá thông qua quan sát: quan sát thái độ, hoạt động của HS qua việc tham

gia các hoạt động học tập trong lớp, trong phòng thực nghiệm thực hành, học tập trên

thực địa, tham gia các cơ sở khoa học, sản xuất, thực hiện các dự án học tập,...

Các mức độ đánh giá được phân theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo và

được kí hiệu như sau:

Mức độ 1: Nhận biết (B).

Mức độ 2: Hiểu (H).

Mức độ 3: Vận dụng (VD1 và VD2), VD2 là vận dụng đòi hỏi có sáng tạo.

Các câu hỏi, câu lệnh, hoạt động, phiếu đánh giá một hoạt động, phiếu đánh giá một

bài, bài kiểm tra cuối chương,... đều được trình bày và hướng dẫn chi tiết trong SGV.

50

BỘ SÁCH: KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG

b) Kiểm tra, đánh giá định kì (Mỗi học kì có 1 điểm đánh giá giữa kì (ĐĐGgk)và 1

điểm đánh giá cuối kì (ĐĐGck)

– Đánh giá thông qua bài viết: bài tự luận, bài trắc nghiệm khách quan, bài tiểu

luận, báo cáo thực hành thí nghiệm, báo cáo tìm tòi khám phá, học tập trên thực địa,

tham gia các cơ sở khoa học, sản xuất, thực hiện các dự án học tập,...

ĐTBmhk =

9

˜

˜

˜

tx

gk

ck

4 §§G

+ 2 §§G

+ 3 §§G

ĐTBmhk: điểm trung bình môn học kì;

ĐĐG tx: điểm đánh giá thường xuyên.

3

GIỚI THIỆU TÀI LIỆU, NGUỒN TÀI NGUYÊN, HỌC LIỆU ĐIỆN TỬ,

THIẾT BỊ GIÁO DỤC

3.1. Giới thiệu, hướng dẫn sử dụng sách giáo viên

SGV KHTN 7 giới thiệu và hướng dẫn GV triển khai các phương án dạy các bài học

trong SGK KHTN 7 theo hướng tổ chức các hoạt động học tập mang tính khám phá

xuất phát từ những tình huống thực tiễn của cuộc sống, giúp HS mở rộng tri thức về

thế giới tự nhiên, trau dồi PC và phát triển NL.

Sách gồm hai phần:

Phần một. Hướng dẫn chung

Phần này giúp GV tìm hiểu:

– Những đặc điểm cơ bản của chương trình môn KHTN 7: quan điểm xây dựng CT,

mục tiêu CT, yêu cầu cần đạt về NL và PC của CT.

– Những đặc điểm cơ bản của SGK KHTN 7: quan điểm biên soạn, cấu trúc nội

dung và hình thức trình bày.

Phần hai. Hướng dẫn dạy từng bài

Phần này mở đầu bằng việc giới thiệu cấu trúc chung của một bài Hướng dẫn với

các mục sau đây:

I. MUC TIÊU

Mục này trình bày các yêu cầu cần đạt về kiến thức và NL sau khi học bài mới. Các

mức độ yêu cầu về NL KHTN thường được diễn tả bằng các động từ đặc trưng.

– Mức độ biết (B) thường được diễn đạt bằng các động từ biết được, kể tên được, nêu

được, phát biểu được, tìm được,...

– Mức độ hiểu (H) thường được diễn đạt bằng các động từ phân loại được, lựa chọn

được, giải thích được,...

51

TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN SỬ DỤNG SÁCH GIÁO KHOA MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN LỚP 7

– Mức độ vận dụng (V) thường được diễn đạt bằng các động từ vận dụng được,

nhận xét được, đề xuất được, lập được phương án, viết và trình bày được, báo cáo về kết

quả tìm hiểu,...

II. CHUẨN BỊ

Hướng dẫn GV chuẩn bị đồ dùng dạy học cần thiết để làm các thí nghiệm trên lớp,

trong phòng thực hành; đèn chiếu, máy tính để minh hoạ cho bài giảng; phiếu học tập;

phiếu kiểm tra, đánh giá;…

III. THÔNG TIN BỔ SUNG

Mục này thường có các nội dung sau đây:

– Cung cấp các thông tin đầy đủ hơn, chính xác hơn, cao hơn về các nội dung trình

bày trong bài học để giúp GV hiểu rõ hơn những nội dung này.

– So sánh nội dung bài học theo CT và SGK mới với những nội dung tương ứng của

bài học theo CT và SGK cũ, giúp GV, nhất là GV đã quen với CT và SGK cũ thấy rõ sự

khác biệt để dạy học có hiệu quả hơn.

– Giới thiệu các cách hiểu và trình bày nội dung trong SGK khác nhau ở trong nước

cũng như ở nước ngoài.

– Cung cấp các nguồn thông tin có thể sử dụng được trên internet để GV có thể

khai thác phục vụ cho việc giảng dạy của mình.

IV. GỢI Ý TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY, HỌC

Đây là mục quan trọng nhất của một bài hướng dẫn, trình bày các gợi ý về phương

án tổ chức các HĐ dạy và học của từng đơn vị kiến thức trong bài. Tuỳ tính cụ thể về

cơ sở vật chất của nhà trường, trình độ HS ở từng lớp, các thầy cô giáo sẽ lựa chọn

phương án, điều chỉnh, thay đổi phương án cho phù hợp, không nhất thiết phải theo

đúng phương án trình bày trong SGK. Tuỳ theo nội dung và số tiết dạy mà mỗi bài có

số HĐ khác nhau.

Gợi ý tổ chức HĐ dạy học cho một đơn vị kiến thức thường có các nội dung sau

đây:

Ý tưởng: Phần này trình bày những suy nghĩ của tác giả về cách hiểu, cách tiếp

cận, cách trình bày nội dung đơn vị kiến thức này trong SGK cũng như gợi ý về cách

dạy đơn vị kiến thức này trên lớp.

Gợi ý về phương pháp: Trong phần này, tác giả đưa ra các phương án tổ chức

HĐ dạy và học cho từng đơn vị kiến thức, mô tả cụ thể trình tự HĐ, nội dung, hình

thức HĐ của GV và HS.

Các lưu ý: Có thể là lưu ý về những sai lầm mà HS thường mắc, những khó khăn

mà HS thường gặp khi học đơn vị kiến thức này. Cũng có thể là lưu ý về những sơ suất

mà GV thường mắc, những tình huống bất ngờ mà GV có thể gặp khi dạy kiến thức này.

52

BỘ SÁCH: KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG

Trong phần lưu ý, các tác giả cũng có thể nhắc nhở GV về mức độ yêu cầu cần đạt khi

học đơn vị kiến thức, chủ yếu là nhắc GV không yêu cầu quá cao, tránh làm cho bài học

trở thành quá tải.

Cuối mỗi hoạt động là phần Hướng dẫn đánh giá. Phần này giới thiệu đáp án của

các câu hỏi và hoạt động có trong đơn vị kiến thức, kèm theo là mức độ đánh giá kết

quả học tập của HS thông qua việc trả lời các câu hỏi

và thực hiện các HĐ

này.

V. GỢI Ý KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ

Trong phần này SGV hướng dẫn cách đánh giá kết quả học tập của HS đối với

từng bài.

– Cách thứ nhất là dựa trên việc đánh giá các câu trả lời của HS đối với các câu hỏi

trong phần

và các HĐ mà HS thực hiện theo lệnh trong phần

.

– Cách thứ hai là ra một đề kiểm tra ngắn (khoảng từ 5 đến 10 phút), gồm một số

câu trắc nghiệm và tự luận. Có thể tham khảo đề viết trong SGV để ra đề thích hợp

cho HS từng trường, từng lớp.

3.2.

Giới thiệu, hướng dẫn khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên, học liệu

điện tử, thiết bị dạy học

Trong bối cảnh việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong giáo dục được

Đảng và Nhà nước định hướng và chỉ đạo xuyên suốt tại Nghị quyết số 29–NQ/TW

ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Ban Chấp hành Trung ương 8 khoá XI, Nghị quyết số

44/NQ–CP ngày 09 tháng 6 năm 2014 của Chính phủ ban hành Chương trình hành

động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 29–NQ/TW, Quyết định số 117/QĐ–TTg

ngày 25 tháng 01 năm 2017 phê duyệt Đề án “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông

tin trong quản lí và hỗ trợ các hoạt động dạy – học, nghiên cứu khoa học góp phần

nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo giai đoạn 2016 – 2020, định hướng đến năm

2025”, NXBGDVN đã khẩn trương triển khai việc ứng dụng CNTT trong công tác tập

huấn GV sử dụng các bộ SGK của NXBGDVN, cũng như phát triển các công cụ và

học liệu điện tử giúp khai thác tối ưu giá trị của các bộ SGK.

Cụ thể hơn, kể từ năm 2019, NXBGDVN giới thiệu hai nền tảng sau: Thứ nhất, nền

tảng sách điện tử – Hành trang số cho phép người dùng truy cập phiên bản số hoá của

SGK mới và các học liệu điện tử bám sát CT, SGK mới, qua đó giúp phong phú hoá

tài liệu dạy và học, đồng thời khuyến khích người dùng ứng dụng các công cụ CNTT

trong quá trình tiếp cận CT mới. Song hành cùng Hành trang số, nền tảng tập huấn

GV trực tuyến – Tập huấn hỗ trợ GV toàn quốc trong việc tiếp cận các tài liệu tập

huấn, bổ trợ và hướng dẫn giảng dạy CT, SGK mới vào bất kì thời điểm trong năm học.

Các tài liệu chính thống được cung cấp từ NXBGDVN xuyên suốt tới các cấp quản lí

giáo dục và GV sử dụng bộ SGK.

53

TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN SỬ DỤNG SÁCH GIÁO KHOA MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN LỚP 7

NXBGDVN cam kết thực hiện việc hỗ trợ GV, cán bộ quản lí trong việc sử dụng

nguồn tài nguyên sách và học liệu điện tử sử dụng hai nền tảng Hành trang số

Tập huấn như sau:

* Tiếp tục cập nhật nguồn tài nguyên sách dồi dào

Trong năm 2021, NXBGDVN tiếp tục thường xuyên cập nhật thông tin, cung cấp

kho tài nguyên bao gồm: học liệu điện tử hỗ trợ việc dạy và học, công cụ hỗ trợ giảng

dạy và tự luyện tập, tài liệu tập huấn GV,... xuyên suốt trong năm. Tiến độ cập nhật kho

tài nguyên sẽ đồng hành với tiến trình thay SGK theo CT GDPT thông 2018. Dự kiến

khối lượng học liệu điện tử được đăng tải trên Hành trang số trong năm 2021 khoảng

hơn 10 000 học liệu, bao gồm lớp 1, lớp 2 và lớp 6 theo CT, SGK mới. Ngoài ra, tài

nguyên tập huấn GV trực tuyến và các thông tin giới thiệu về bộ SGK sẽ được đăng tải

nhanh chóng và kịp thời từ giai đoạn đầu năm 2021.

* Đảm bảo cách thức tiếp cận nguồn tài nguyên sách dễ dàng, có tính ứng dụng cao

Đối với nền tảng sách điện tử Hành trang số, việc tiếp cận học liệu điện tử theo sách

được thực hiện qua hai bước sau: (1) Người dùng cào tem phủ nhũ phía sau bìa sách

để nhận mã sách điện tử; (2) Người dùng đăng nhập trên nền tảng Hành trang số

nhập mã sách điện tử đối với cuốn sách mình muốn mở học liệu điện tử. Sau khi hệ

thống xác nhận mã sách chính xác, người dùng được mở toàn bộ học liệu điện tử đi

kèm cuốn sách.

Đối với nền tảng Tập huấn GV trực tuyến, các tài liệu tập huấn được đăng tải rộng

rãi và được truy cập bất kì thời điểm trong năm. Người dùng có thể sử dụng tính năng

“Trải nghiệm ngay” để tiếp cận tài liệu mà không cần đăng nhập. Các tài liệu có thể

xem trực tiếp trên nền tảng hoặc tải về máy phục vụ mục đích học tập.

* Hỗ trợ thường xuyên trong năm học

Nhằm hỗ trợ tối đa các cán bộ quản lí, GV và HS trên cả nước sử dụng hiệu quả hai

nền tảng Hành trang số Tập huấn trong dạy và học, cũng như cung cấp thông tin

về các nguồn tài nguyên sách được đăng tải, NXBGDVN đã và đang triển khai Đường

dây hỗ trợ – 19004503 (hoạt động 08:00–17:00 và từ thứ Hai đến thứ Sáu). Các câu

hỏi liên quan tới hai nền tảng trên có thể gửi về địa chỉ email: [email protected]

[email protected] để được giải đáp.

Ngoài ra, tài liệu hướng dẫn sử dụng cũng được đăng tải trên hai nền tảng và chia

sẻ rộng rãi, người dùng có thể trực tiếp tra cứu và tìm hiểu.

3.2.1. Giới thiệu về Hành trang số

Hành trang số là nền tảng sách điện tử của NXBGDVN, được truy cập tại tên miền

hanhtrangso.nxbgd.vn. Hành trang số cung cấp phiên bản số hoá của SGK theo CT

GDPT 2018 và cung cấp các học liệu điện tử hỗ trợ nội dung SGK và các công cụ hỗ

trợ việc giảng dạy, học tập của GV và HS. Hành trang số bao gồm ba tính năng chính:

Sách điện tử; Luyện tập; Thư viện.

54

BỘ SÁCH: KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG

– Tính năng Sách điện tử cung cấp trải nghiệm đọc và tương tác phiên bản số hoá

của SGK theo CT mới. Trong đó, Hành trang số tôn trọng trải nghiệm đọc sách truyền

thống với giao diện lật trang mềm mại, mục lục dễ tra cứu, đồng thời cung cấp các công

cụ như: phóng to, thu nhỏ, đính kèm trực tiếp các học liệu bổ trợ lên trang sách điện

tử, luyện tập trực quan các bài tập trong sách đi kèm kiểm tra, đánh giá,... Người dùng

truy cập SGK mọi lúc mọi nơi, sử dụng đa dạng thiết bị điện thoại, máy tính bảng hay

laptop, phục vụ đồng thời việc giảng dạy trên lớp và việc tự học tại nhà.

– Tính năng Luyện tập cung cấp trải nghiệm làm bài tập phiên bản số hoá đối với

các bài tập trong SGK và SBT của NXBGDVN. Tính năng mang tới giao diện tối giản,

thân thiện cùng các công cụ hỗ trợ hành vi tự luyện tập của người dùng như: Kiểm

tra kết quả, Gợi ý – Hướng dẫn bài tập, Bàn phím ảo, Tích hợp kết quả luyện tập với

Biểu đồ đánh giá NL cá nhân. Bên cạnh hệ thống bài tập sắp xếp theo danh mục SGK,

sách bổ trợ, Hành trang số đồng thời cung cấp hệ thống bài tập tự kiểm tra, đánh giá

bám sát CT, SGK mới, giúp người dùng trải nghiệm thêm kho bài tập bổ trợ kiến thức

trên lớp.

– Tính năng Thư viện cung cấp hệ thống kho học liệu điện tử bổ trợ CT, SGK mới.

Tại đây, người dùng tiếp cận trực quan học liệu điện tử dưới ba định dạng chính:

video, gif/hình ảnh, âm thanh. Các học liệu điện tử được sắp xếp khoa học theo mục

lục của SGK và bám sát hình ảnh, CT, qua đó giúp sinh động và phong phú hoá bài

học. Hành trang số đồng thời cung cấp hệ thống bài giảng tham khảo, gồm hai nội

dung: Bài giảng dạng PowerPoint với các tương tác tham khảo được thiết kế sẵn, song

hành cùng Kịch bản dạy học tham khảo. Qua đó, Hành trang số mong muốn hỗ trợ

GV trong việc thiết kế bài giảng sử dụng học liệu điện tử.

3.2.2. Giới thiệu về Tập huấn

Tập huấn là nền tảng tập huấn GV trực tuyến của NXBGDVN, được truy cập tại

tên miền: taphuan.nxbgd.vn. Tập huấn cung cấp tài liệu tập huấn GV với đa dạng nội

dung và định dạng, nhằm hỗ trợ GV toàn quốc trong việc tiếp cận tài liệu tập huấn, hỗ

trợ hướng dẫn giảng dạy CT, SGK mới vào bất kì thời điểm trong năm học.

Việc cấp tài khoản trên Tập huấn được triển khai có hệ thống, cấp trên thiết lập cho

cấp dưới trực thuộc: Sở giáo dục và đào tạo cấp tài khoản cho các phòng giáo dục và đào

tạo; Phòng giáo dục và đào tạo cấp tài khoản cho nhà trường, nhà trường cấp tài khoản

cho GV. Việc cấp tài khoản có hệ thống đảm bảo GV được định danh, nhờ vậy các cấp

quản lí có thể nắm bắt, đánh giá, quản trị hiệu quả triển khai tập huấn tại địa phương.

– Đối với tài khoản GV: Tính năng “Tập huấn” cung cấp các khoá tập huấn đối với

các môn học của các bộ SGK. Các khoá tập huấn đăng tải những tài liệu tập huấn do

NXBGDVN biên soạn dưới đa dạng các định dạng: PowerPoint, PDF/Word, video,...

và được phân loại theo các nhóm nội dung: tài liệu tập huấn, bài giảng tập huấn, tiết

học minh hoạ, video tập huấn trực tuyến, video hướng dẫn sử dụng thiết bị dạy học,...

55

TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN SỬ DỤNG SÁCH GIÁO KHOA MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN LỚP 7

hỗ trợ thầy, cô giáo truy cập bất kì thời điểm trong năm học. Mỗi khoá tập huấn đăng

tải bài kiểm tra, đánh giá tương ứng, sau khi kết thúc khoá tập huấn, GV thực hiện bài

kiểm tra và hệ thống sẽ thực hiện việc chấm điểm tự động.

– Đối với tài khoản cấp quản lí giáo dục (Sở giáo dục và đào tạo, Phòng giáo dục

và đào tạo, nhà trường): Tính năng “Tài liệu bổ sung” cho phép các cơ quan quản lí

giáo dục đăng tải các tài liệu tập huấn bổ trợ của địa phương, qua đó các cấp dưới trực

thuộc sẽ tiếp cận được nguồn tài nguyên này. Tính năng Thống kê cung cấp số liệu

thống kê về thông tin định danh và kết quả tập huấn của GV trực thuộc, trong đó các

số liệu được hệ thống thể hiện trực quan qua bảng biểu, biểu đồ và có thể trích xuất

định dạng Excel phục vụ công tác báo cáo của cấp quản lí giáo dục.

3.2.3. Giới thiệu về nguồn tài nguyên học liệu điện tử

Nhằm phục vụ công tác tập huấn GV, NXBGDVN đã đăng tải các tài liệu tập huấn

của 4 bộ SGK lớp 1 với đa dạng định dạng và nội dung như: video tiết học minh hoạ;

tài liệu tập huấn (PDF, PowerPoint, Word); hướng dẫn sử dụng thiết bị dạy học; bài

kiểm tra, đánh giá; video lớp học trực tuyến;... Các tài liệu được phân tách theo từng

môn học, đảm bảo dễ tiếp cận và sử dụng tại bất kì thời điểm trong năm học.

Khoản 2 Điều 2 Thông tư 12/2016/TT–BGDĐT quy định: “Học liệu điện tử là tập

hợp các phương tiện điện tử phục vụ dạy và học, bao gồm: sách giáo trình, SGK, tài

liệu tham khảo, bài kiểm tra, đánh giá, bản trình chiếu, bảng dữ liệu, các tệp âm thanh,

hình ảnh, video, bài giảng điện tử, phần mềm dạy học, thí nghiệm ảo,... Học liệu điện

tử được phân làm hai loại: (1) Tương tác một chiều: học liệu được số hoá dưới các

định dạng như video, audio, hình ảnh,..., hình thức tương tác chủ yếu giữa người học

và hệ thống là một chiều; (2) Tương tác hai chiều: người học có thể tương tác hai chiều

hoặc nhiều chiều với hệ thống, giảng viên và người học khác để thu được lượng kiến

thức, kinh nghiệm tối đa. Các sản phẩm có thể kể đến như các sách điện tử tương tác,

trò chơi giáo dục, lớp học ảo,...”

– Đối với học liệu điện tử tương tác một chiều, tính tới tháng 12/2020, NXBGDVN

đã đăng tải hơn 6 000 học liệu điện tử đối với 4 bộ SGK lớp 1, tổng số học liệu điện tử

được đăng tải trên Hành trang số là hơn 10 000 học liệu. Định dạng đa dạng, bao gồm:

video, âm thanh, hình ảnh, ảnh động, 3D, slide bài giảng tham khảo, kịch bản tham

khảo dạng PowerPoint và PDF,... hỗ trợ GV khai thác tối đa giá trị bộ SGK.

– Đối với tương tác hai chiều, NXBGDVN đã đăng tải hơn 4 100 bài tập tương tác

theo CT lớp 1, trong đó các định dạng được lập trình phong phú, theo sát nội dung bài

tập trong sách, bao gồm: trắc nghiệm 1 đáp án đúng, trắc nghiệm nhiều đáp án đúng,

chọn đúng – sai, điền câu trả lời vào ô trống, điền từ vào chỗ trống, nối hình, select

box, tự luận.

56

BỘ SÁCH: KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG

Các học liệu điện tử đều bám sát hình ảnh và nội dung của bộ sách, tuân thủ triết lí

của mỗi bộ sách, tham vấn SGV, được tác giả hướng dẫn và thẩm định.

Các thầy, cô giáo có thể linh động sử dụng các nguồn tài nguyên do NXBGDVN

cung cấp như sau:

– Đối với kho học liệu điện tử được đính kèm trên trang sách điện tử và được tổng

hợp tại tính năng “Thư viện”, các thầy, cô giáo có thể tải về hoặc sử dụng trực tiếp

nguồn học liệu dồi dào và bổ ích này đối với việc: biên soạn giáo án, chuẩn bị bài giảng

điện tử; sử dụng làm tư liệu giảng dạy trực tiếp trên lớp cho tiết học sinh động, thú vị

và hiệu quả; chia sẻ hoặc tải về thiết bị cá nhân. Qua đó, việc nguồn tài nguyên sẽ hỗ

trợ trong việc mang đến hình ảnh sinh động, trực quan, thu hút sự chú ý của HS, nâng

cao chất lượng bài giảng.

– Đối với kho bài tập tương tác từ SGK, sách bổ trợ, Hành trang số cũng cung cấp

bài tập tự kiểm tra, đánh giá tại tính năng “Luyện tập”. Với nguồn bài tập phong phú

này, GV có thể triển khai nhiều HĐ giảng dạy: mở trực tiếp bài tập trên nền tảng,

hướng dẫn HS làm bài, tương tác, từ đó tổ chức các hoạt động nhóm, tạo không khí

học tập trong lớp; giao bài tập về nhà để HS tự thực hành, ôn tập hoặc sử dụng để kiểm

tra bài cũ trước khi bắt đầu tiết học; tham khảo các dạng bài tập để đưa vào bài kiểm

tra, đánh giá trên lớp.

– Đối với hệ thống bài giảng điện tử dạng PowerPoint song hành là kịch bản dạy

học được cung cấp tại tính năng “Thư viện”, các thầy, cô giáo có thể tải trực tiếp về

thiết bị cá nhân để trình chiếu giảng dạy trên lớp hoặc tham khảo, tự chỉnh sửa, sáng

tạo bổ sung thêm đảm bảo phù hợp với phương pháp giảng dạy của cá nhân. Bài giảng

điện tử đã được Hành trang số xây dựng hình ảnh và nội dung bám sát SGV và SGK.

– Ngoài ra các thầy, cô giáo cũng được khuyến nghị sử dụng linh hoạt các công cụ

hỗ trợ trên nền tảng Hành trang số kết hợp cùng máy trình chiếu, trong đó bao gồm

các công cụ như: luyện tập trực quan các bài tập đi kèm chấm điểm tự động; đọc sách

điện tử; xem trực tiếp các học liệu bổ trợ được đính kèm trên trang sách điện tử,...

Như vậy, các thầy, cô giáo có thể truy cập SGK mọi lúc, mọi nơi với đa dạng các thiết

bị: điện thoại, máy tính bàn, laptop, máy tính bảng; sử dụng trình chiếu trực tiếp trên

lớp học; chủ động sử dụng nghiên cứu tại nhà, hỗ trợ cho quá trình biên soạn giáo án.

57

TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN SỬ DỤNG SÁCH GIÁO KHOA MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN LỚP 7

1

QUY TRÌNH THIẾT KẾ KẾ HOẠCH BÀI DẠY

– Mục tiêu yêu cầu cần đạt về PC, NL, kiến thức, kĩ năng thái độ.

– Nội dung dạy học, phương pháp, phương tiện, học liệu, thiết bị dạy học.

– Thiết kế hoạt động học tập.

2

BÀI SOẠN MINH HOẠ

BÀI 6. GIỚI THIỆU VỀ LIÊN KẾT HOÁ HỌC

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

– Nêu được mô hình sắp xếp các electron trong vỏ nguyên tử của một số nguyên

tố khí hiếm.

– Nêu được sự hình thành liên kết cộng hoá trị theo nguyên tắc dùng chung electron

để tạo ra lớp electron ngoài cùng giống nguyên tử nguyên tố khí hiếm. Áp dụng được

cho các phân tử đơn giản như

– Nêu được sự hình thành liên kết ion theo nguyên tắc cho và nhận electron để tạo

ra ion có lớp electron ngoài cùng giống nguyên tử nguyên tố khí hiếm.

– Chỉ ra được sự khác nhau về một số tính chất của hợp chất ion và hợp chất cộng

hoá trị.

2. Về năng lực

– Vẽ được sơ đồ hình thành liên kết cộng hoá trị cho các phân tử đơn giản như

NaCl, MgO, H

2

, Cl

2

, NH

3

, H

2

O, CO

2

, N

2

,...

– Giải thích được tại sao một số phân tử lại khó nóng chảy, khó bay hơi (NaCl,

MgO). Một số phân tử khác như nước H

2

O lại dễ nóng chảy, dễ bay hơi. Giải thích

được các phân tử H

2

, Cl

2

, NH

3

, CO

2

, N

2

,... ở điều kiện thường ở trạng thái khí do có

nhiệt độ sôi thấp.

3. Về phẩm chất

– Chăm chỉ, tự chủ, tự học.

P H Ầ N H A I

HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG KẾ HOẠCH BÀI DẠY

58

BỘ SÁCH: KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

– Mô hình sắp xếp electron trong vỏ nguyên tử của một số khí hiếm a) He, b) Ne, c) Ar.

– Sơ đồ mô tả sự hình thành liên kết ion trong phân tử NaCl, MgO, H

2

,O

2

, H

2

O.

– Các phiếu học tập.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

Hoạt động 1: Khởi động

a) Mục tiêu: HS phát hiện và đặt được câu hỏi: Các liên kết hoá học được hình thành

như thế nào? Từ đó HS sẽ hứng thú, chủ động tham gia vào bài học để có câu trả lời.

b) Nội dung: GV cho HS quan sát bảng tuần hoàn và đưa ra được vấn đề: Trong tự

nhiên khí hiếm tồn tại ở dạng đơn nguyên tử bền vững, còn các nguyên tử của nguyên

tố khác đều có xu hướng kết hợp với nhau bằng các liên kết hoá học.

c) Tổ chức thực hiện: GV dẫn dắt HS phát hiện vấn đề bài học thông qua các tình

huống học tập.

Có rất ít nguyên tử đứng một mình, không “kết hợp” (đó chính là các nguyên tử

khí hiếm). Hầu hết các nguyên tử tồn tại ở dạng “kết hợp”. Các nguyên tử “giống nhau”

(các nguyên tử của cùng một nguyên tố hoá học) kết hợp với nhau tạo nên đơn chất.

Các nguyên tử “khác nhau” (các nguyên tử không thuộc cùng một nguyên tố hoá học)

kết hợp với nhau tạo nên hợp chất. Các hợp chất có tính chất khác với đơn chất tạo

nên chúng (đã học ở Bài 5). Ví dụ: đơn chất natri ở thể rắn có phản ứng mãnh liệt với

nước, đơn chất chlorine ở thể khí màu vàng lục, nhưng khi hai đơn chất này “kết hợp”

với nhau tạo thành hợp chất muối ăn ở thể rắn, tan trong nước và không có màu; các

đơn chất oxygen và hydrogen ở thể khí, nhưng khi “kết hợp” với nhau tạo thành hợp

chất nước ở thể lỏng. Vậy thứ gì giữ các nguyên tử lại với nhau ở dạng “kết hợp”? Có

những dạng “kết hợp” nào giữa các nguyên tử?

Để giảng và khắc sâu các câu hỏi này, GV sử dụng đồng thời cả hình ảnh bình khí

oxygen, bình khí hydrogen, mô hình phân tử nước và mẫu chất thực tế: một cốc nước;

GV cũng có thể sử dụng đồng thời hình ảnh mẩu nhỏ kim loại natri đang phản ứng mãnh

liệt với nước, hình ảnh khí chlorine, mô hình tinh thể muối ăn và một thìa muối ăn.

Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới

Mục tiêu 1: Tìm hiểu về cấu trúc electron bền vững của khí hiếm.

a) Nội dung 1: HS biết được mô hình sắp xếp các electron trong vỏ nguyên tử của

một số nguyên tố khí hiếm.

b) Sản phẩm 1: HS hiểu được các khí hiếm có cấu trúc elec tron bền vững là do lớp

electron ngoài cùng của các nguyên tử khí hiếm chứa 8 electron (trừ He có 2 electron).

59

TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN SỬ DỤNG SÁCH GIÁO KHOA MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN LỚP 7

Tổ chức thực hiện 1: GV tổ chức HĐ cho HS đọc mục I. Cấu trúc electron bền vững

của khí hiếm; yêu cầu HS thảo luận và trả lời câu hỏi trang 36, SGK.

GV cho HS tổng kết các kết quả so sánh của HS đưa ra kết luận: Lớp electron

– Sơ đồ mô tả sự hình thành liên kết ion trong phân tử NaCl, MgO, H

2

, O

2

, H

2

O

– Các phiếu học tập.

Mục tiêu 2: HS mô tả được sự hình thành liên kết ion.

a) Nội dung 2: Liên kết ion được hình thành bởi lực hút giữa các ion mang điện tích

trái dấu.

b) Sản phẩm 2: HS dựa vào hình vẽ 6.2 và 6.3 mô tả được sự hình thành liên kết ion

trong phân tử NaCl và MgO.

c) Tổ chức thực hiện 2:

GV giảng/trình bày mục II. Liên kết ion kết hợp với việc sử dụng hình 6.2 SGK

(hoặc mô hình tương ứng mà GV chuẩn bị sẵn) để mô tả sự hình thành liên kết ion

trong NaCl.

GV chia nhóm HS và tổ chức cho HS thảo luận và trả lời các câu hỏi 1, 2 trong

trang 37 SGK.

GV có thể bổ sung thêm câu hỏi sau: Vì sao nguyên tử Mg lại cho đi 2 electron

mà không phải 1 electron giống Na? Nguyên tử O nhận 2 electron mà không phải

1 electron giống Cl?

GV kết luận vì để sau khi hình thành liên kết ion, Mg sẽ có 8 electron lớp ngoài

cùng bền vững giống khí hiếm; O cũng có 8 electron lớp ngoài cùng bền vững giống

khí hiếm.

GV nhấn mạnh: Mặc dù đều có 8 electron lớp ngoài cùng giống khí hiếm, nhưng

không giống như các nguyên tử khí hiếm đứng 1 mình, các ion dương Na

+

và ion âm

Cl

hút nhau; ion dương Mg

2+

và ion âm O

2–

hút nhau. Đây chính là liên kết ion.

Mục tiêu 3: HS mô tả được sự hình thành liên kết cộng hoá trị trong các phân tử

đơn chất H

2

, O

2

và trong các phân tử hợp chất H

2

O, HCl, CO

2

, NH

3

.

a) Nội dung 3: Liên kết cộng hoá trị được tạo nên do sự dùng chung một hay nhiều

cặp electron.

b) Sản phẩm 3: HS dựa vào hình 6.4, 6.5, 6.6 mô tả được sự hình thành liên kết cộng

hoá trị bằng cách dùng chung một hay nhiều cặp electron. Vẽ sơ đồ và mô tả được sự

hình thành liên kết cộng hoá trị trong phân tử CO

2

và NH

3

.

c) Tổ chức thực hiện 3:

GV trình bày mục III.1. Liên kết cộng hoá trị trong phân tử đơn chất. GV có thể kết

hợp việc sử dụng các hình 6.4, 6.5 SGK với mô hình tương ứng mà GV chuẩn bị sẵn

để mô tả sự hình thành liên kết cộng hoá trị trong phân tử đơn chất H

2

, O

2

.

60

BỘ SÁCH: KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG

GV chia nhóm HS và tổ chức cho HS thảo luận và trả lời các câu hỏi 1, 2 trong

trang 38 SGK. Ở câu hỏi 2, GV yêu cầu các nhóm mô tả sự hình thành liên kết cộng

hoá trị trong phân tử Cl

2

, N

2

có vẽ hình tương tự như Hình 6.5 SGK.

GV có thể bổ sung câu hỏi: Tại sao mỗi nguyên tử Cl góp 1 electron mà không phải

2, 3 hay 7 electron?

GV kết luận: Hai nguyên tử H, hai nguyên tử Cl, hai nguyên tử O hay hai nguyên tử

N “kết hợp” với nhau trong các phân tử H

2

, Cl

2

, O

2

, N

2

tương ứng, bằng liên kết cộng

hoá trị.

GV trình bày mục III.2. Liên kết cộng hoá trị trong phân tử hợp chất (hình thành

giữa những nguyên tử khác nhau). GV có thể kết hợp việc sử dụng Hình 6.6 SGK với

mô hình tương ứng mà GV chuẩn bị sẵn để mô tả sự hình thành liên kết cộng hoá trị

trong phân tử H

2

O. HS thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi 1 trang 39.

Hoạt động 3: Luyện tập

a) Mục tiêu: Tổng kết nội dung cơ bản và đánh giá năng lực học tập của HS.

b) Sản phẩm: Kết quả các phiếu học tập của HS.

c) Tổ chức thực hiện: GV chuẩn bị phiếu học tập, HS thực hiện trong 5 phút.

GV đánh giá kết quả và HS tự đánh giá hoặc đánh giá lẫn nhau.

* Gợi ý về nội dung phiếu học tập

Câu 1. a) Liên kết cộng hoá trị là gì?

Liên kết cộng hoá trị khác với liên kết ion như thế nào?

Liên kết cộng hoá trị và liên kết ion có điểm gì tương tự nhau?

Câu 2. Hãy vẽ sơ đồ mô tả sự hình thành liên kết ion giữa calcium và oxygen.

Câu 3. Hãy vẽ sơ đồ mô tả sự hình thành liên kết cộng hoá trị trong phân tử CH

4

giữa 1 nguyên tử C và 4 nguyên tử H.

* Gợi ý đánh giá

Câu 1: a) Liên kết cộng hoá trị là liên kết được tạo nên giữa hai nguyên tử bằng một

hay nhiều cặp electron dùng chung. (H)

Liên kết cộng hoá trị khác với liên kết ion như sau: Trong liên kết cộng hoá trị, các

nguyên tử góp chung electron để tạo liên kết; trong liên kết ion, electron được chuyển

hẳn từ nguyên tử này sang nguyên tử kia để tạo thành các ion mang điện tích trái dấu

hút nhau. (H)

Liên kết cộng hoá trị và liên kết ion đều là liên kết hoá học, các nguyên tử sau khi

hình thành liên kết thì bền hơn trước khi hình thành liên kết. (H)

61

TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN SỬ DỤNG SÁCH GIÁO KHOA MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN LỚP 7

Câu 2: Sơ đồ mô tả sự hình thành liên kết ion giữa calcium và oxygen.

Nguyên tử Ca nhường 2 electron ở lớp ngoài cùng của nó cho nguyên tử O tạo

thành các ion Ca

2+

và O

2–

mang điện tích trái dấu hút nhau. (VD2)

Nguyên tử Ca

2+

Ion Ca

2+

Ion O

2–

2–

Câu 3: Sơ đồ mô tả sự hình thành liên kết cộng hoá trị trong phân tử CH

4

từ 1

nguyên tử C và 4 nguyên tử H. (VD2)

H

H

H

H

CH

4

+

C

+

Các cặp electron

dùng chung

Hoạt động 4: Vận dụng

a) Mục tiêu: HS vận dụng các kiến thức đã học vào giải thích các tính chất của các

chất quen thuộc trong cuộc sống và từ đó biết sử dụng các chất đúng cách.

+8

+

2

2+

Io

62

BỘ SÁCH: KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG

b) Sản phẩm học tập: HS so sánh và giải thích được một số tính chất khác nhau của

các chất. Từ đó biết cách bảo quản và sử dụng các chất.

c) Tổ chức thực hiện: GV đặt câu hỏi và HS giải thích:

Vì sao trong tự nhiên, muối ăn ở dạng rắn, khó nóng chảy, khó bay hơi, còn đường

ăn, nước đá ở thể rắn dễ nóng chảy và nước ở thể lỏng dễ bay hơi?

Khuyến khích các nhóm HS đưa ra câu hỏi và các nhóm HS khác trả lời.

Bài 12. SÓNG ÂM

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

– Thực hiện thí nghiệm tạo sóng âm (như gảy đàn, gõ vào thanh kim loại,...) để

chứng tỏ được sóng âm có thể truyền được trong chất rắn, lỏng, khí.

– Giải thích được sự truyền sóng âm trong không khí.

2. Về năng lực

(a) Năng lực chung:

– NL tự học, tự chủ: đọc SGK, suy nghĩ và trả lời các câu hỏi của bài học ở mục III,

thí nghiệm mục IV.

– NL giao tiếp và hợp tác: trao đổi thảo luận trong quá trình thực hiện nhiệm vụ

theo nhóm.

– NL giải quyết vấn đề và sáng tạo: trả lời được câu hỏi hoặc tình huống có vấn đề

được đặt ra trong bài học như vấn đề đầu bài, giải thích được hiện tượng thí nghiệm

khi quan sát hoặc thực hiện thí nghiệm. Thể hiện được sự sáng tạo trong quá trình chế

tạo sản phẩm chiếc đàn đơn giản từ bìa cat tông và chun vòng.

(b) Năng lực khoa học tự nhiên:

– NL tìm hiểu KHTN: liên hệ được kiến thức sóng âm tới thực tế cuộc sống.

– NL ngôn ngữ: sử dụng được ngôn ngữ khoa học “Sóng âm” khi nói về sự truyền

âm thanh.

– NL tư duy logic: phát triển khả năng phán đoán hiện tượng, tư duy giải thích hiện

tượng thí nghiệm hoặc hiện tượng thực tế quan sát được.

3. Về phẩm chất

– PC trung thực: trung thực trong quá trình trả lời câu hỏi trên trải nghiệm của

mình, trung thực trong việc thực hiện các nhiệm vụ học tập được giao.

63

TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN SỬ DỤNG SÁCH GIÁO KHOA MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN LỚP 7

– PC trách nhiệm: có trách nhiệm thực hiện tốt các nhiệm vụ học tập được giao cả

khi làm cá nhân hay làm nhóm.

– PC chăm chỉ: chăm chỉ nghiên cứu tài liệu, SGK để thu thập kiến thức.

– PC nhân ái: hỗ trợ nhau trong quá trình làm việc nhóm.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

– Máy chiếu.

– Các bộ dụng cụ thí nghiệm như hình 12.1, 12.2. 12.3. 12.4, 12.6, 12.7.

– Phiếu học tập cá nhân cho hoạt động luyện tập ở tiết 1.

– Phiếu học tập nhóm cho hoạt động luyện tập ở tiết 2.

– Bảng phụ.

– Hình ảnh và clip kèm theo.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

TIẾT 1. SÓNG ÂM LÀ GÌ?

Hoạt động 1: Khởi động: Xác định vấn đề của bài cần tìm hiểu “Sóng âm”

a) Mục tiêu:

– HS đưa ra được các câu trả lời cho vấn đề đặt ra của bài dựa trên kinh nghiệm, sự

hiểu biết sẵn có của mình.

– HS xác định được mục tiêu bài học.

b) Nội dung:

– Vấn đề cần giải quyết: Trong lịch sử, khi phương tiện truyền thông còn chưa phát

triển, để phát hiện quân địch đang di chuyển bằng ngựa người ta lại áp tai xuống đất

và có thể nghe được tiếng vó ngựa cách xa vài ki lô mét. Tại sao?

c) Sản phẩm:

– HS đưa ra được một số câu trả lời cho vấn đề đặt ra như: vì áp tai xuống đất sẽ nghe

rõ tiếng vó ngựa hơn hoặc vì áp tai xuống thì âm thanh truyền đến nhanh hơn,...

– HS xác định được mục tiêu bài học là:

+ Thực hiện được thí nghiệm tạo sóng âm (như gảy đàn, gõ vào thanh kim loại,...)

để chứng tỏ được sóng âm có thể truyền được trong chất rắn, lỏng, khí).

+ Giải thích được sự truyền sóng âm trong không khí.

64

BỘ SÁCH: KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG

d) Tổ chức thực hiện:

Tiến trình

thực hiện

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Chuyển

giao nhiệm

vụ 1

Theo dõi,

hướng dẫn

Kiểm tra,

đánh giá

Chuyển

giao nhiệm

vụ 2

Theo dõi

Kiểm tra,

đánh giá.

– Show hình ảnh người áp tai xuống đất nghe tiếng vó ngựa và đặt

vấn đề:

Trong lịch sử, khi phương tiện truyền thông còn chưa phát triển, để

phát hiện quân địch đang di chuyển bằng ngựa người ta lại áp tai

xuống đất và có thể nghe được tiếng vó ngựa cách xa vài ki lô mét.

Tại sao?

– Chờ câu trả lời đưa ra từ phía HS, gợi ý nếu như HS lâu đưa ra được

âu trả lời.

– Mời HS trả lời.

– Nhận xét câu trả lời của HS, chưa kết luận đúng sai mà dẫn dắt

vào bài học: Khi áp tai xuống đất nghe âm thanh của tiếng vó ngựa

và khi đứng để nghe thì có sự khác nhau như thế nào? Ta sẽ cùng

tìm hiểu về đặc điểm của âm thanh qua bài học hôm nay : Sóng âm.

– Đưa ra các câu hỏi định hướng HS xác định được mục tiêu bài học:

+ Với các môi trường vật chất khác nhau như chất rắn, chất lỏng,

chất khí, âm thanh có truyền qua được không? Cần làm gì để chứng

tỏ điều đó?

+ Quá trình truyền âm trong không khí như thế nào?

– Mời HS trả lời

– Nhận xét câu trả lời của HS.

– Đưa ra mục tiêu bài học.

+ Thực hiện được thí nghiệm tạo sóng âm (như gảy đàn, gõ vào

thanh kim loại…) để chứng tỏ được sóng âm có thể truyền được

trong chất rắn, lỏng, khí).

+ Giải thích được sự truyền sóng âm trong không khí.

Lắng

nghe,

nhận

nhiệm vụ.

– Suy nghĩ trả lời.

– Trả lời vấn đề đầu bài

dựa

trên

trải

nghiệm,

vốn kiến thức của mình.

Ghi

nhận

sự

định

hướng tới bài học.

– Lắng nghe, suy nghĩ.

– Xác định mục tiêu bài

học:

+ Thực hiện được thí

nghiệm

tạo

sóng

âm

(như gảy đàn, gõ vào

thanh kim loại…) để

chứng

tỏ

được

sóng

âm có thể truyền được

trong

chất

rắn,

lỏng,

khí).

+

Giải

thích

được

sự

truyền sóng âm trong

không khí.

– Lắng nghe.

Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới: Sóng âm

a) Mục tiêu:

– HS thực hiện được thí nghiệm Thanh thép dao động (Hình 12.1) và thí nghiệm

Sóng truyền trên lò xo (Hình 12.3)

65

TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN SỬ DỤNG SÁCH GIÁO KHOA MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN LỚP 7

– HS quan sát thí nghiệm Sóng truyền trên mặt nước (Hình 12.2)

– Từ các thí nghiệm HS rút ra được nhận xét và lấy được ví dụ về dao động và

nguồn âm.

– Phân tích được quá trình sóng âm truyền trong không khí.

b) Nội dung:

– Thực hiện thí nghiệm Thanh thép dao động (Hình 12.1) và đưa ra kết luận về dao động.

– Quan sát thí nghiệm Sóng truyền trên mặt nước (Hình 12.2) và thực hiện thí

nghiệm Sóng tuyền trên lò xo (Hình 12.3) để đưa ra được khái niệm “Sóng”.

– Đọc SGK phần III. Sóng âm và trả lời câu hỏi của mục III.

c) Sản phẩm:

– HS trình bày được:

+ Dao động là sự chuyển động qua lại quanh một vị trí cân bằng.

+ Sóng là sự lan truyền dao động trong môi trường.

+ Nguồn âm là nguồn phát ra âm, các nguồn âm đều dao động.

+ Sóng âm là sự lan truyền dao động của nguồn âm trong môi trường.

– Lấy được các ví dụ về dao động, nguồn âm, sự truyền sóng âm.

d) Tổ chức thực hiện:

*Hoạt động 2.1: Tìm hiểu Dao động và sóng

– Chia lớp thành 4 nhóm.

– Hướng dẫn HS làm việc nhóm: Nhóm trưởng điều phối, thư kí ghi chú công việc,

các thành viên trong nhóm phối hợp thực hiện nhiệm vụ được giao.

66

BỘ SÁCH: KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG

TÌM HIỂU “DAO ĐỘNG”

Tiến trình

thực hiện

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Chuyển giao

nhiệm vụ 1

– Giới thiệu bộ dụng cụ thí nghiệm hình 12.1 (SGK trang 60): một thanh

thép đàn hồi gắn trên một giá đỡ.

– Hướng dẫn thực hiện: Kéo đầu A của thanh thép xuống rồi thả tay ra.

– Nhận nhiệm vụ và

dụng cụ thí nghiệm.

– Các nhóm tiến

hành thí nghiệm.

Theo dõi, hỗ

trợ

Kiểm tra,

đánh giá

– Yêu cầu: Các nhóm thực hiện thí nghiệm, quan sát hiện tượng và nêu

nhận xét về chuyển động của đầu A thanh thép, ghi kết quả ra bảng phụ.

Thời gian thực hiện là 3 phút.

– Lần lượt qua các nhóm HS, hỗ trợ tiến hành thí nghiệm nếu cần, đặt câu

hỏi để HS phát hiện hiện tượng cần hướng đến.

– Mời các nhóm treo bảng kết quả thí nghiệm lên bảng GV.

– Nhận xét kết quả các nhóm.

– Dẫn dắt kết quả thực hiện thí nghiệm tới khái niệm “Dao động”.

– Yêu cầu: mỗi nhóm lấy thêm ít nhất một ví dụ về dao động.

– Các nhóm treo

bảng kết quả.

– Ghi nhận kiến thức

mới: Dao động.

– Ghi bài.

– Đại diện các nhóm

trả lời.

” TÌM HIỂU “SÓNG”

Tiến trình

thực hiện

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

– Giới thiệu bộ dụng cụ thí nghiệm hình 12.2 (SGK trang 60): một

thanh thép đàn hồi gắn trên một giá đỡ, đầu A của thanh thép gắn

với kim S, đầu kim S chạm vào mặt nước.

– Quan sát thí

nghiệm.

67

TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN SỬ DỤNG SÁCH GIÁO KHOA MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN LỚP 7

– Trả lời: Thanh thép

dao động làm cho

kim S dao động, làm

mặt nước dao động

theo, tạo các vòng

tròn lan dần ra trên

mặt nước.

Chuyển giao

nhiệm vụ 2

Kiểm tra, đánh giá

– Yêu cầu: Các nhóm quan sát GV thực hiện thí nghiệm, nêu hiện

tượng và nhận xét về dao động trên mặt nước.

– Mời một HS nêu hiện tượng và nhận xét về dao động của mặt nước.

– Nhận xét câu trả lời của HS. Giới thiệu với HS đó là “Sóng truyền

trên mặt nước”.

– Giới thiệu “Sóng là sự làn truyền dao động trong môi trường.

– Phát mỗi nhóm một bộ dụng cụ gồm lò xo gắn với giá đỡ như hình

12.3 (SGK trang 61).

– Ghi nhận kiến thức

– Ghi bài.

– Nhận dụng cụ

thí nghiệm.

– Thực hiện

nhiệm vụ.

Chuyển giao

nhiệm vụ 3

Theo dõi, hỗ trợ

Kiểm tra, đánh giá

– Hướng dẫn tiến hành thí nghiệm: Dùng tay kéo nhẹ 1 đầu của lò

xo rồi thả tay.

– Yêu cầu: Các nhóm tiến hành thí nghiệm, quan sát hiện tượng và

phân tích sự truyền sóng trên lò xo.

– Lần lượt tới các nhóm hỗ trợ nếu cần, hướng dẫn HS phân tích

được hiện tượng.

– Mời đại diện một nhóm báo cáo kết quả.

– Yêu cầu HS tìm thêm ví dụ về sự truyền dao động tạo thành sóng.

Mời một HS trả lời.

– Đại diện nhóm báo

cáo kết quả: nêu hiện

tượng thí nghiệm và

phân tích sự truyền

sóng trên lò xo.

– Một HS trả lời:

Sóng biển, ném hòn

đá xuống nước…

*Hoạt động 2.2: Tìm hiểu Nguồn âm

68

BỘ SÁCH: KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG

Tiến trình

thực hiện

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Chuyển giao

nhiệm vụ 4

– Giới thiệu: Nguồn âm là nguồn phát ra âm.

– Giới thiệu một số nguồn âm qua hình ảnh.

– Yêu cầu: HS suy nghĩ và cho biết đặc điểm của

các nguồn âm.

– Định hướng trả lời: Các nguồn âm đều dao động.

– Yêu cầu HS thực hiện thí nghiệm đơn giản:

gảy đàn, gõ vào âm thoa để chứng tỏ âm truyền

được trong không khí.

+ Mời một HS thực hiện thí nghiệm gảy đàn

trước lớp.

+ Sau đó, các nhóm thực hiện thí nghiệm gõ

vào âm thoa.

– Ghi bài.

– Quan sát và lắng nghe.

– Trả lời: Các nguồn âm đều dao động.

Theo dõi, hỗ trợ

Kiểm tra, đánh giá.

Định

hướng

HS

quan

sát

hiện

tượng

thí

nghiệm để thấy sự truyền âm trong không khí.

– Yêu cầu HS tìm thêm ví dụ về nguồn âm.

– Thực hiện thí nghiệm theo yêu cầu.

– Nêu ví dụ về nguồn âm: Loa phát thanh,

người nói,...

* Hoạt động 2.3: Tìm hiểu Sóng âm

Tiến trình

thực hiện

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Chuyển giao

nhiệm vụ 5

Kiểm tra, đánh giá

– Yêu cầu HS tự đọc mục III (SGK trang 61) và trả lời câu hỏi:

Sóng âm được tạo ra như thế nào?

– Thời gian thực hiện 2 phút.

– Mời một HS trả lời câu hỏi.

Có thể định hướng HS trả lời qua ví dụ Hình 12.5 (SGK trang 61).

– Đưa ra khái niệm như HS đã đọc: Sóng âm là sự lan truyền dao

động của nguồn âm trong môi trường.

– Yêu cầu HS tìm thêm ví dụ cho thấy sóng âm truyền từ nguồn âm

theo mọi phương ra môi trường xung quanh.

Đọc

mục

III

(SGK

trang 61).

Trả

lời:

Sóng

âm

là sự lan truyền dao

động của nguồn âm

trong môi trường.

– Ghi bài.

– Tìm thêm ví dụ.

Hoạt động 3: Luyện tập

a) Mục tiêu:

HS trả lời được các câu hỏi dựa vào kiến thức vừa học.

69

TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN SỬ DỤNG SÁCH GIÁO KHOA MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN LỚP 7

b) Nội dung:

– HS thực hiện phiếu học tập theo nhóm.

– Các nhóm báo cáo kết quả thông qua trò chơi “Ai nhanh hơn”: Với từng câu hỏi

trong phiếu, GV chỉ về nhóm nào thì nhóm đó trả lời nhanh đáp án. Nhóm nào chậm

hoặc không trả lời được sẽ bị thua cuộc.

c) Sản phẩm:

Đáp án phiếu học tập.

d) Tổ chức thực hiện:

– GV phát phiếu học tập cho các nhóm thực hiện trong 2 phút.

– Sau đó, các nhóm báo cáo kết quả qua hình thức trò chơi "Ai nhanh hơn": Với

từng câu hỏi trong phiếu, GV chỉ về phía nhóm nào thì nhóm đó phải nhanh chóng

đưa ra câu trả lời, sau 3 giây nhóm chưa đưa được ra câu trả lời sẽ không được tính

điểm câu đó. Mỗi câu đúng là 1 điểm.

Hoạt động 4: Vận dụng

a) Mục tiêu:

HS tạo ra được sản phẩm: chiếc đàn đơn giản từ những dụng cụ được đưa ra.

b) Nội dung:

HS thực hiện chế tạo chiếc đàn từ bìa cat tông và vòng chun.

c) Sản phẩm:

Chiếc đàn HS chế tạo được sẽ nộp lại, báo cáo trước lớp.

d) Tổ chức thực hiện:

– Yêu cầu: từ một miếng bìa cát tông, những chiếc chun vòng, con hãy chế tạo một

chiếc đàn đơn giản. (Có thể sử dụng thêm các dụng cụ hỗ trợ như kéo, băng dính, màu

hoặc giấy trang trí,...)

– Nộp lại sản phẩm vào giờ học sau.

TIẾT 2. CÁC MÔI TRƯỜNG TRUYỀN ÂM

Hoạt động 1: Khởi động: Trò chơi “Đào vàng”

a) Mục tiêu:

Nhắc lại kiến thức Tiết 1 về sóng âm.

70

BỘ SÁCH: KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG

b) Nội dung:

HS ôn tập kiến thức tiết 1 thông qua trả lời các câu hỏi trong trò chơi.

c) Sản phẩm:

Câu trả lời của HS.

d) Tổ chức thực hiện:

– GV giới thiệu trò chơi “Đào vàng” và thể lệ trò chơi: Mỗi lần đào vàng sẽ kèm với

1 câu hỏi, khi trả lời được câu hỏi thì mới nhận được số vàng vừa đào tương ứng với

điểm số kèm theo.

– HS thực hiện chơi trò chơi.

– Sau khi trò chơi kết thúc, GV tổng kết trò chơi và giới thiệu kiến thức tiết học tiếp

theo: Sự truyền âm thanh trong các môi trường khác nhau thì như thế nào?

Tiết 2 sẽ tìm hiểu “Các môi trường truyền âm”.

Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới: Các môi trường truyền âm

a) Mục tiêu:

– HS nêu được các môi trường truyền âm là môi trường chất rắn, chất lỏng, chất

khí. Âm thanh không truyền được trong chân không.

– Thực hiện được thí nghiệm Chứng tỏ âm thanh truyền được trong chất lỏng.

b) Nội dung:

Qua việc quan sát thí nghiệm và thực hiện thí nghiệm, HS nêu được: Âm thanh

truyền được trong các môi trường chất rắn, chất lỏng, chất khí. Âm thanh không

truyền được trong chân không.

c) Sản phẩm:

Trình bày được kiến thức mới: Sóng âm là sự truyền dao động âm trong các môi

trường rắn, lỏng, khí.

d) Tổ chức thực hiện:

Tiến trình

thực hiện

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Chuyển giao

nhiệm vụ

– Giới thiệu: Môi trường truyền được sóng âm gọi là môi trường

truyền âm.

– Mời 2 HS đóng tình huống như Hình 12.6. Khi bạn A úp cốc vào tai

thì nghe được tiếng bạn B nói, nhưng nếu bạn A đưa cốc ra xa tai thì

không nghe thấy được tiếng bạn B nói. Hiện tượng này chứng tỏ điều

gì; có thể rút ra nhận xét gì về môi trường truyền âm?

– Lắng nghe, ghi bài.

71

TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN SỬ DỤNG SÁCH GIÁO KHOA MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN LỚP 7

– Mời HS trả lời.

– Nhận xét câu trả lời của HS.

– Quan sát thí nghiệm mô tả ở hình 12.7. và dự đoán hiện tượng.

– Quan sát tình huống, suy

nghĩ trả lời câu hỏi.

Kiểm tra,

đánh giá

Chuyển giao

nhiệm vụ

Theo dõi,

hỗ trợ

Kiểm tra,

đánh giá.

– Yêu cầu các nhóm làm thí nghiệm kiểm tra để chứng tỏ âm truyền

được trong chất lỏng.

– Lần lượt qua các nhóm hỗ trợ nếu cần, đặt câu hỏi định hướng tới

HS.

– Mời một nhóm đại diện báo cáo kết quả. Sau đó lấy ý kiến bổ sung

của các nhóm khác.

– Yêu cầu HS quan sát hiện tượng thí nghiệm mô tả Hình 12.8 để thấy

âm không truyền được trong chân không.

– Trả lời câu hỏi: Âm thanh

bạn nói truyền qua sợi dây

hay nói cách khác là truyền

qua chất rắn.

– Quan sát và sự đoán hiện

tượng: Có thể nghe được âm

thanh hoặc không.

– Tiến hành làm thí nghiệm

kiểm tra theo nhóm.

– Các nhóm báo cáo kết quả:

Khi

nhúng

đồng

hồ

đang

kêu vào nước thì ta vẫn còn

nghe

thấy

tiếng

chuông

chứng

tỏ

âm

truyền

được

trong chất lỏng.

– Tự

đọc

quan

sát

thí

nghiệm mô tả Hình 12.8.

72

BỘ SÁCH: KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG

Hoạt động 3: Luyện tập

a) Mục tiêu:

Nêu rõ mục tiêu vận dụng kiến thức đã học và yêu cầu phát triển các kĩ năng vận

dụng kiến thức cho HS.

Các nhóm HS hoàn thành được sơ đồ tư duy để hệ thống lại kiến thức toàn bài

Sóng âm trong cả 2 tiết học.

b) Nội dung:

Nêu rõ nội dung cụ thể của hệ thống câu hỏi, bài tập, bài thực hành, thí nghiệm

giao cho HS thực hiện.

Phiếu học tập Sơ đồ tư duy khuyết.

c) Sản phẩm:

Đáp án, lời giải của các câu hỏi, bài tập; các bài thực hành, thí nghiệm do HS thực

hiện, viết báo cáo, thuyết trình.

Đáp án sơ đồ tư duy.

d) Tổ chức thực hiện: Nêu rõ cách thức giao nhiệm vụ cho HS; hướng dẫn hỗ trợ HS

thực hiện; kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện.

– GV phát cho các nhóm bản sơ đồ tư duy khuyết được in trên giấy A2.

Yêu cầu các nhóm điền vào sơ đồ để hoàn thành sơ đồ hệ thống kiến thức bài học.

– Các nhóm thực hiện hoàn thành sơ đồ tư duy và treo lên bảng GV.

– GV cùng các nhóm HS chữa và củng cố kiến thức của bài.

Hoạt động 4: Vận dụng

a) Mục tiêu:

– HS báo cáo sản phẩm đã làm: Chiếc đàn đơn giản đã được giao từ tiết trước.

– HS nêu được một số ứng dụng của sóng âm trong thực tế và giải thích được các

hiện tượng đó.

b) Nội dung:

– HS báo cáo sản phẩm.

– Các ứng dụng của sóng âm trong thực tế như: siêu âm, âm của loài vật (ví dụ như

cá voi, dơi,...).

c) Sản phẩm:

– Sản phẩm chiếc đàn của HS đã làm.

– Hình ảnh, clip về các ứng dụng của sóng âm.

d) Tổ chức thực hiện:

– GV yêu cầu HS mang sản phẩm đã làm (chiếc đàn từ bìa cát tông và chun vòng)

lên nộp.

– Mời 1–3 bạn báo cáo về sản phẩm của mình.

73

TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN SỬ DỤNG SÁCH GIÁO KHOA MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN LỚP 7

– GV nhận xét và củng cố kiến thức qua báo cáo của HS.

– Yêu cầu HS trả lời câu hỏi ở đầu bài.

=> HS trả lời: người ta áp tai để nghe tiếng vó ngựa vì âm truyền trong chất rắn nhanh

hơn trong chất khí, do đó khi áp tai có thể nghe được tiếng vó ngựa cách xa vài ki lô mét.

– Đặt câu hỏi: Hãy nêu thêm các ứng dụng của sóng âm trong thực tế mà con biết.

=> HS trả lời: sóng siêu âm ứng dụng trong siêu âm;…

– GV giới thiệu một số ứng dụng qua hình ảnh hoặc clip. Ví dụ như: siêu âm: một

số loài động vật như cá voi, dơi giao tiếp bằng sóng âm,...

BÀI 22. QUANG HỢP Ở THỰC VẬT

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Khái niệm, nguyên liệu, sản phẩm của quang hợp.

Phương trình tổng quát của quang hợp.

Mối quan hệ giữa trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng trong quang hợp.

Vai trò của lá cây với chức năng quang hợp.

2. Năng lực

a) Năng lực chung:

– NL tự chủ và tự học: Tìm kiếm thông tin, đọc SGK, quan sát tranh ảnh để tìm

hiểu về khái niệm, nguyên liệu và sản phẩm của quang hợp.

– NL tự chủ và tự học: Ghi chép kết quả làm việc nhóm một cách chính xác, có hệ

thống khi tham gia hoạt động nhóm.

– NL giao tiếp, hợp tác: Thảo luận với các thành viên trong nhóm để cùng hoàn

thành nhiệm vụ tìm hiểu khái niệm quang hợp, viết phương trình quang hợp và tìm

hiểu về vai trò của lá cây với chức năng quang hợp.

b) Năng lực khoa học tự nhiên:

– Nêu được khái niệm, nguyên liệu, sản phẩm của quang hợp.

– Viết được phương trình tổng quát của quá trình quang hợp.

– Nêu được mối quan hệ giữa trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng trong

quang hợp.

– Trình bày được vai trò của lá cây với chức năng quang hợp.

– Giải thích ở các cây có lá tiêu giảm hoặc rụng (xương rồng, cành giao), phần thân

non có màu xanh thực hiện quang hợp được.

74

BỘ SÁCH: KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG

3. Phẩm chất

Chăm chỉ: Chăm học, chịu khó tìm tòi tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân.

– Trách nhiệm: Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện

nhiệm vụ khi tham gia nhóm.

– Nhân ái: Vận dụng được những hiểu biết về vai trò của lá cây đối với quang hợp để

có biện pháp chăm sóc và bảo vệ lá cây, tham gia trồng cây trong vườn trường, gia đình.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

Hai tranh câm Hình 22.1 trong SGK và 2 bộ miếng ghép (Ánh sáng mặt trời;

Carbon dioxide; Glucose Æ Tinh bột; Oxygen; Nước, Chất khoáng).

– Tranh Hình 22.2, 22.3 trong SGK và hình ảnh/video cấu tạo và sự đóng, mở của

khí khổng.

– Phiếu học tập (có mẫu kèm theo).

– Bảng nhóm HĐ dạng khăn trải bàn cho nhóm HS.

– Thiết bị kết nối internet.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

Hoạt động 1: Xác định vấn đề của bài cần tìm hiểu “Quang hợp ở thực vật”

a) Mục tiêu

Xác định được nhiệm vụ học tập của bài là tìm hiểu khái niệm quang hợp, viết được

phương trình quang hợp, trình bày mối quan hệ giữa trao đổi chất và chuyển hoá năng

lượng trong quang hợp và tìm hiểu vai trò của lá cây với chức năng quang hợp.

b) Nội dung

GV trình bày vấn đề: Thực vật có khả năng tự tổng hợp chất hữu cơ cung cấp cho cơ

thể và nhiều sinh vật khác trên Trái Đất. Khả năng kì diệu đó được gọi là quang hợp.

Vậy quang hợp diễn ra ở đâu trong cơ thể thực vật? Thực vật thực hiện được quá trình

đó bằng cách nào?

c) Sản phẩm học tập

– HS đưa ra một số câu trả lời cho vấn đề đặt ra.

– HS xác định được mục tiêu bài học: Tìm hiểu khái niệm quang hợp; viết được

phương trình quang hợp; trình bày mối quan hệ giữa trao đổi chất và chuyển hoá năng

lượng trong quang hợp; vai trò của lá cây với chức năng quang hợp.

d) Tổ chức thực hiện

– GV giới thiệu trò chơi “Nhanh tay, nhanh trí”.

Có 2 tranh câm hình 22.1 với 5 miếng ghép (Ánh sáng mặt trời; Carbon dioxide;

Glucose Æ Tinh bột; Oxygen; Nước, Chất khoáng).

75

TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN SỬ DỤNG SÁCH GIÁO KHOA MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN LỚP 7

Luật chơi: 2 đội chơi, mỗi đội 3 bạn luân phiên chạy lên bảng dán các miếng ghép

vào tranh, đội nhanh và chính xác sẽ chiến thắng.

– HS: 2 đội tham gia chơi, các bạn dưới lớp cổ vũ.

– GV: Chúc mừng đội chiến thắng và giới thiệu bài học: Thực vật có khả năng tự

tổng hợp các chất hữu cơ cung cấp cho cơ thể và nhiều sinh vật khác trên Trái Đất. Khả

năng kì diệu đó được gọi là quang hợp và đây chính là bức tranh quá trình quang hợp

ở thực vật. Quá trình đó diễn ra ở đâu và thực hiện như thế nào?

Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới: Khái quát về quang hợp

a) Mục tiêu

Thông qua nội dung kiến thức bài tập 1, 2 trong phiếu học tập, rút ra khái niệm

quang hợp, phương trình tổng quát quá trình quang hợp, mối quan hệ giữa trao đổi

chất và chuyển hoá năng lượng trong quang hợp.

b) Nội dung

Đọc thông tin trong SGK, nghe GV hướng dẫn, HS thảo luận, trao đổi.

c) Sản phẩm học tập

HS trình bày được:

– Khái niệm quang hợp: Quang hợp là quá trình lá cây sử dụng nước và khí carbon

dioxide nhờ năng lượng ánh sáng đã được diệp lục hấp thụ để tổng hợp chất hữu cơ

và giải phóng oxygen.

9LӃWÿѭӧFSKѭѫQJWUuQKWәQJTXiW

Nước + Carbon dioxide Glucose + Oxygen

Diệp lục

Ánh sáng

– Nêu được mối quan hệ giữa trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng trong quang

hợp:

Trong quang hợp, trao đổi chất và năng lượng luôn diễn ra đồng thời, nước và

carbon dioxide được lấy từ môi trường ngoài để tổng hợp chất hữu cơ và giải phóng

khí oxygen, quang năng chuyển hoá thành hoá năng.

d) Tổ chức thực hiện

Tìm hiểu khái quát quang hợp

– Phát phiếu học tập.

– Hướng dẫn HS làm việc theo cặp.

76

BỘ SÁCH: KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG

TÌM HIỂU “KHÁI NIỆM QUANG HỢP”

Tiến trình

thực hiện

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Chuyển giao

nhiệm vụ 1

Theo dõi,

hướng dẫn

Kiểm tra,

đánh giá

– GV yêu cầu HS dựa vào

tranh ở trò chơi đầu giờ,

hoạt

động

theo

cặp

để

hoàn thành phiếu học tập.

– Lần lượt theo dõi các

nhóm

HS,

hỗ

trợ,

đôn

đốc, nhắc nhở các nhóm

chưa tập trung.

– GV sử dụng máy chiếu

vật

thể

(nếu

có)

chiếu

chữa

bài

đại

diện

1

nhóm, yêu cầu đại diện

nhóm báo cáo kết quả.

– GV đánh giá, nhận xét,

chuẩn kiến thức, dẫn dắt tới

khái niệm về quang hợp.

– Nhận phiếu học tập.

– HS tiếp nhận nhiệm vụ, trao đổi, thảo luận và hoàn thành phiếu

học tập.

– Đại diện 1 nhóm nộp phiếu học tập lên đọc to đáp án của nhóm mình.

– Các nhóm khác nhận xét, góp ý bổ sung.

Nguyên liệu

(chất lấy vào)

Sản phẩm

(chất tạo ra)

Các yếu tố

tham gia

Carbon dioxide

Nước

Chất khoáng

Oxygen

Glucose

Ánh sáng mặt trời

Diệp lục

Câu 2:

Quang hợp là quá trình lá cây sử dụng nước và khí carbon dioxide nhờ

năng lượng ánh sáng đã được diệp lục hấp thụ để tổng hợp chất hữu cơ

và giải phóng oxygen.

Ghi nhận kiến thức mới: Khái niệm quang hợp.

– Ghi bài.

TÌM HIỂU “PHƯƠNG TRÌNH TỔNG QUÁT”

Tiến trình

thực hiện

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Chuyển giao

nhiệm vụ 2

Theo dõi,

hướng dẫn

Kiểm tra,

đánh giá

– GV yêu cầu HS dựa vào đáp án câu hỏi 1, 2,

viết phương trình tổng quát quang hợp vào vở.

– Lần lượt qua từng dãy lớp theo dõi, gợi ý

định hướng cho những HS chưa viết được

phương trình.

– Mời một HS nhận xét phương trình trên

bảng. Yêu cầu HS đối chiếu với phương trình

mình đã viết và bổ sung.

– GV bổ sung kiến thức: Các phân tử glucose

tạo thành trong quang hợp liên kết với nhau

hình thành nên tinh bột, là chất dự trữ đặc

trưng ở thực vật.

– Cá nhân tiếp nhận nhiệm vụ.

– HS dưới lớp hoàn thành vào vở.

– Một HS lên bảng hoàn thành phương trình

tổng quát quang hợp.

– Chỉnh sửa phương trình tổng quát quang

hợp nếu chưa đúng.

77

TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN SỬ DỤNG SÁCH GIÁO KHOA MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN LỚP 7

TÌM HIỂU “MỐI QUAN HỆ GIỮA TRAO ĐỔI CHẤT VÀ CHUYỂN HOÁ NĂNG LƯỢNG

TRONG QUANG HỢP”

Tiến trình

hoạt động

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Chuyển giao

nhiệm vụ 3

Theo dõi,

hướng dẫn

Kiểm tra,

đánh giá

– GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin mục 3 trang SGK

trang 102, dùng bút chì gạch chân các ý trả lời câu hỏi:

Những chất nào được trao đổi giữa tế bào lá với môi trường

và dạng năng lượng nào được chuyển hoá trong quá trình

quang hợp?

– Quan sát theo dõi phần hoạt động của cá nhân trong lớp.

– GV treo tranh hình 22.2 và yêu cầu HS lên bảng chỉ tranh

và cho biết: Những chất nào được trao đổi giữa tế bào lá

với môi trường và dạng năng lượng nào được chuyển hoá

trong quá trình quang hợp?

– Lắng nghe và tiếp nhận nhiệm vụ.

– Cá nhân nghiên cứu thông tin

trong SGK và trả lời.

– Chỉ tranh và trình bày nêu mối

quan

hệ

giữa

trao

đổi

chất

chuyển

hoá

năng

lượng

trong

quang hợp: Trao đổi chất và năng

lượng luôn diễn ra đồng thời, nước

và carbon dioxide được lấy từ môi

trường ngoài để tổng hợp chất hữu

cơ và giải phóng khí oxygen.

Quang

năng

chuyển

hoá

thành

hoá năng.

– Ghi bài.

– Nhận xét đánh giá kết quả câu trả lời của HS.

Hoạt động 3: Luyện tập

a) Mục tiêu

Tạo điều kiện để HS làm quen dần với việc tìm tòi thông tin trong sách, sưu tầm

tư liệu, rèn luyện phương pháp tự học, nâng cao NL tự học, NL tư duy, ứng dụng công

nghệ thông tin trong học tập.

78

BỘ SÁCH: KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG

b) Nội dung

Đọc thông tin trong SGK, tìm hiểu thông tin qua sách báo, internet, nghe GV

hướng dẫn để trả lời.

c) Sản phẩm học tập

Trình bày của HS.

d) Tổ chức thực hiện

GV yêu cầu HS sử dụng các thiết bị di động kết nối internet để tham gia trò chơi kahoot:

Câu 1: Vai trò nào dưới đây không phải của quang hợp?

A. Tích luỹ năng lượng.

B. Tạo chất hữu cơ.

C. Cân bằng nhiệt độ của môi trường.

D. Điều hoà không khí.

Câu 2: Trong quá trình quang hợp, lá nhả ra loại khí nào?

A. Khí hydrogen.

B. Khí nitrogen.

C. Khí oxygen.

D. Khí carbon dioxide.

Câu 3: Trong cơ thể thực vật, bộ phận nào chuyên hoá với chức năng chế tạo tinh bột?

A. Hoa.

B. Rễ.

C. Lá.

D. Thân.

Câu 4: Thành phần nào dưới đây không tham gia trực tiếp vào quá trình quang hợp

của thực vật?

A. Không bào.

B. Lục lạp.

C. Nước.

D. Khí carbon dioxide.

Câu 5: Thân non của cây (có màu xanh lục) có quang hợp được không? Vì sao?

A. Không. Vì thân non chỉ làm nhiệm vụ vận chuyển chất dinh dưỡng.

B. Có. Vì thân non cũng chứa chất diệp lục như lá cây.

C. Có. Vì thân non cũng được cung cấp đầy đủ nước và muối khoáng.

D. Không. Vì quá trình quang hợp chỉ diễn ra ở lá cây.

Câu 6: Chất nào dưới đây là nguyên liệu của quá trình quang hợp ở thực vật?

A. Khí carbon dioxide.

B. Khí oxygen.

C. Tinh bột.

D. Vitamin.

Câu 7: Tại sao khi nuôi cá cảnh trong bể kính, người ta lại thả thêm rong, rêu?

A. Vì quá trình quang hợp của rong rêu sẽ thải khí oxygen, giúp hoạt động hô hấp

của cá diễn ra dễ dàng hơn.

B. Vì rong rêu có tác dụng ức chế sự phát triển của các vi sinh vật gây hại cho cá.

C. Vì rong rêu là thức ăn chủ yếu của cá cảnh.

D. Tất cả các phương án đưa ra.

Câu 8: Nhờ đâu mà thực vật có khả năng điều hoà lượng khí oxygen và carbon dioxide

trong không khí?

A. Quang hợp của cây xanh.

79

TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN SỬ DỤNG SÁCH GIÁO KHOA MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN LỚP 7

B. Trao đổi khoáng.

C. Hít vào và thở ra của các động vật và con người.

D. Đốt cháy các nguyên liệu (gỗ, than, dầu...).

Hoạt động 4: Vận dụng

a) Mục tiêu

Phát triển NL tự học và NL tìm hiểu đời sống.

b) Nội dung

Vận dụng kiến thức đã học tư duy để trả lời câu hỏi.

c) Sản phẩm

HS trả lời.

d) Tổ chức thực hiện

– Vận dụng những kiến thức đã học, hoàn thành sơ đồ tư duy tổng kết bài học.

– Giải thích được vì sao nhiều loại cây trồng trong nhà vẫn có thể sống được

bình thường.

– Những cây lá không có màu xanh như: phong lá đỏ, huyết dụ tím,... có quang hợp

được không? Tại sao?

– Giải thích được ý nghĩa của việc để cây xanh trong phòng khách.

– Nêu vai trò của lá cây đối với quang hợp, biện pháp chăm sóc bảo vệ cây nói riêng

và cây trồng nói chung.

Trường THCS………………………………….

Họ và tên:……………………………………...

Lớp:…………

PHIẾU HỌC TẬP

BÀI 22: QUANG HỢP Ở THỰC VẬT

Câu 1: Hoàn thành nội dung theo bảng sau:

Nguyên liệu (chất lấy vào)

Sản phẩm (chất tạo ra)

Các yếu tố tham gia

. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

Câu 2: Dựa vào nội dung của bảng trên hãy hoàn thiện bài tập sau:

Quang hợp là quá trình lá cây sử dụng …(1) …. và ……(2) …… nhờ …… (3) ….

đã được diệp lục hấp thu để tổng hợp … (4) … và giải phóng …… (5) …..

80

BỘ SÁCH: KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG

Câu 3: Lựa chọn các từ phù hợp để điền vào ô trống.

Câu 4: Quan sát hình: nêu các đặc điểm hình dạng ngoài của lá cây và vai trò của

đặc điểm đó trong quang hợp.

81

TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN SỬ DỤNG SÁCH GIÁO KHOA MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN LỚP 7

Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam xin trân trọng cảm ơn

các tác giả có tác phẩm, tư liệu được sử dụng, trích dẫn

trong cuốn sách này.

Chịu trách nhiệm xuất bản:

Chủ tịch Hội đồng Thành viên NGUYỄN ĐỨC THÁI

Tổng Giám đốc HOÀNG LÊ BÁCH

Chịu trách nhiệm nội dung:

Tổng biên tập PHẠM VĨNH THÁI

Biên tập nội dung: NGUYỄN VĂN NGUYÊN – ĐINH THỊ THÁI QUỲNH – NGUYỄN THUÝ VÂN

Thiết kế sách: LÊ THẾ HẢI

Trình bày bìa: PHẠM VIỆT QUANG

Sửa bản in: NGUYỄN VĂN NGUYÊN

Chế bản: Công ty CP Dịch vụ xuất bản Giáo dục Hà Nội

Bản quyền thuộc Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam

TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN SỬ DỤNG SÁCH GIÁO KHOA

MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN LỚP 7

BỘ SÁCH: KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG

Mã số:

In .......... cuốn (QĐ ............... SLK), khổ 19 x 26,5cm.

In tại Công ty cổ phần in ......................................................

Số ĐKXB: /CXBIPH/......./GD

Số QĐXB: ................. / QĐ-GD ngày ... tháng ... năm 2022

In xong và nộp lưu chiểu tháng ........ năm 2022.

Mã số ISBN: 978-604-0-

TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN

SỬ DỤNG SÁCH GIÁO KHOA

môn

KHOA HỌC

TỰ NHIÊN

B



s

á

c

h

:

K

u

t

n

‡

i

t

r

i

t

h

Ÿ

c

v

‘

i

c

u



c

s

‡

n

g

NHÀ XUẤT BẢN GIÁO DỤC VIỆT NAM

NHÀ XUẤT BẢN GIÁO DỤC VIỆT NAM

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

LỚP

7

SÁCH KHÔNG BÁN

(Tài liệu lưu hành nội bộ)