ÔN TẬP CHƯƠNG VIII
(Thời gian thực hiện: 2 tiết)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Ôn tập, hệ thống hóa kiến thức của chương.
2. Năng lực
2.1. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực thực hiện việc ôn tập và hệ
thống hoá kiến thức của chủ đề;
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Lắng nghe, chia sẻ với bạn cùng nhóm để thực
hiện nội dung ôn tập;
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Vận dụng linh hoạt các kiến thức, kĩ
năng để giải quyết vấn đề liên quan trong thực tiễn và trong các nhiệm vụ học
tập.
2.2. Năng lực khoa học tự nhiên
- Năng lực nhận thức khoa học tự nhiên: Hệ thống hoá được kiến thức về cảm
ứng ở sinh vật, thông qua đó vận dụng hiện tượng cảm ứng ở sinh vật vào thực
tiễn.
- Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng kiến thức đã học
tham gia giải quyết các nhiệm vụ ôn tập.
3. Phẩm chất
- Tích cực hoạt động nhóm phù hợp với bản thân
- Trung thực, trách nhiệm trong nghiên cứu và học tập khoa học tự nhiên
- Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá học tập và khoa học tự nhiên
II. Thiết bị dạy học và học liệu
- Máy chiếu, laptop
- Giấy A2, bút dạ
- Phiếu học tập
PHIẾU HỌC TẬP
NHÓM:……..
1.
Tập tính bẩm sinh và tập tính học được khác nhau ở điểm nào?
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
…………………
2. Cho các từ/ cụm từ: tập tính, cảm ứng, môi trường, kích thích, phản ứng,
động vật. Hãy chọn các từ/ cụm từ phù hợp để hoàn thiện đoạn thông tin sau:
Cảm ứng là (1)… của sinh vật đối với kích thích từ môi trường.
(2)... giúp sinh vật thích ứng với sự thay đổi của (3)… để tồn tại và phát
triển.
(4)… là một chuỗi những phản ứng của động vật trả lời (5)… từ môi trường,
đảm bảo cho động vật tồn tại và phát triển.
Tập tính giúp (6)… thích ứng với môi trường sống để tồn tại và phát triển.
3. Nêu những lĩnh vực ứng dụng hiện tượng cảm ứng ở sinh vật trong thực